BẦU 3 THÁNG ĐẦU ĂN SẢ ĐƯỢC KHÔNG?

Sả được nhiều người yêu thích vì hương thơm đặc trưng sẽ giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn. Vậy bầu 3 tháng đầu ăn sả được không, có ảnh hưởng đến thai nhi không? Câu trả lời là có thể ăn được, nguyên nhân sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • Mang thai 3 tháng đầu ăn rau dền được không?
  • Bầu 3 tháng ăn măng được không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn sả nhưng với một lượng vừa đủ và cần thận trọng khi ăn. Bởi vì, sả là một loại cây được dùng làm gia vị với nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe như protein, canxi, sắt, kali, vitamin C,… Nhờ đó, sả có thể giúp bà bầu mang thai 3 tháng đầu giảm stress, cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị cảm cúm,…

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn sả với số lượng nhiều trong 3 tháng đầu vì có thể gây xuất huyết dẫn đến sảy thai. Phần tiếp theo sẽ giải đáp cụ thể cho các mẹ bầu về những lợi ích của sả và những rủi ro khi ăn sả sai cách.

2. Lợi ích của sả đối với bà bầu 3 tháng đầu

Sả là một loại thực vật sinh trưởng nhiều ở vùng Châu Á, sả có mùi thơm và chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Cụ thể trong 100g sả chứa các thành phần nổi bật sau:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng Protein 1.82g Canxi 65mg Sắt 8.17mg Magie 60mg Photpho 101mg Kali 723mg Kẽm 2.23mg Vitamin C 2.6mg Vitamin B1 0.06mg Vitamin B2 0.13mg Vitamin B3 1.1mg Vitamin B6 0.08mg

Từ những thành phần dinh dưỡng như canxi, protein, sắt, vitamin B6,… mà sả có thể mang lại những lợi ích tuyệt vời sau:

2.1 Bà bầu 3 tháng đầu ăn sả giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Trong 100g sả chứa nhiều các khoáng chất có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Chẳng hạn như 2.23mg kẽm có tác dụng tốt với mô ruột, 723mg kali giúp điều hòa cân bằng nước và điện giải, từ đó duy trì hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa cho mẹ bầu.

Vì vậy, sả có tác dụng tốt cho cơ thể mẹ bầu 3 tháng đầu khi hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do sự gia tăng hormone thai kỳ progesterone và estrogen dẫn đến chứng khó tiêu, táo bón,…

2.2 Ăn sả giúp giảm căng thẳng ở bà bầu

Thân và lá của cây sả có thể được dùng để chiết ra một loại tinh dầu. Trong tinh dầu này có chứa các chất như Geraniol và Geranial có tác dụng an thần, giảm căng thẳng mệt mỏi hiệu quả. Vì vậy, sử dụng sả rất phù hợp cho mẹ bầu giải tỏa căng thẳng và cảm giác khó chịu ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu do thay đổi nồng độ hormone progesterone.

2.3 Bà bầu ăn sả giúp hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh

Trong Đông y, sả có vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện. Do đó sả được dùng như bài thuốc hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm và cảm lạnh hiệu quả. Mẹ bầu 3 tháng đầu bị cảm không thể uống thuốc kháng sinh để đảm bảo an toàn cho thai nhi, thì có thể nấu sả xông hơi để cải thiện bệnh nhanh chóng.

2.4 Ăn sả giúp kiểm soát lượng cholesterol ở bà bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Sả chứa chất chống oxy hóa mạnh như vitamin C (2.6mg), Beta-sitosterol (4mg),… giúp tăng khả năng miễn dịch và làm giảm cholesterol xấu. Ngoài ra sả còn có khả năng chống tăng lipid và cholesterol trong máu giúp duy trì sức khỏe tim mạch cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

2.5 Bà bầu ăn sả giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng

Trong 100g sả còn cung cấp 65mg canxi, 8.17mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.13mg vitamin B2, 0.08mg vitamin B6,… Những chất dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ tốt cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu 3 tháng.

Ví dụ: Canxi giúp hình thành xương, sắt giúp ngăn ngừa thiếu máu, vitamin B6 giúp giảm triệu chứng ốm nghén ở mẹ bầu,…

Như vậy, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoàn toàn có thể bổ sung sả vào thực đơn dinh dưỡng để hỗ trợ tốt cho sức khỏe bản thân và sự phát triển của thai nhi.

3. Tác dụng phụ của sả đối với bà bầu nếu dùng không đúng cách

Mặc dù sả đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe mẹ bầu 3 tháng nhưng nếu dùng không đúng cách có thể mang lại tác dụng phụ nguy hiểm như:

Đối với thai nhi:

  • Ăn nhiều sả sẽ cản trở sự nhân lên của tế bào khiến thai nhi tăng trưởng kém trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Hợp chất myrcene trong sả nếu hấp thu nhiều trong cơ thể có thể cản trở quá trình phát triển xương của thai nhi.
  • Sả có tính nóng nếu mẹ bầu 3 tháng dùng nhiều có thể dẫn đến tình trạng thân nhiệt tăng cao nguy cơ sảy thai.

Đối với mẹ bầu:

  • Bà bầu 3 tháng ăn nhiều sả còn có nguy cơ hạ đường huyết do Beta-carotene trong sả kích thích sự nhạy cảm của những tế bào sản xuất insulin gây tụt đường huyết dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, có thể gây choáng, ngất.
  • Đối với mẹ bầu 3 tháng có tiền sử dị ứng, ăn nhiều sả có thể dẫn đến các triệu chứng như nổi mẩn da, đau ngực, khó thở, sưng họng,…

Vậy làm sao để có thể sử dụng sả đúng cách nhằm nhận được những lợi ích tốt từ sả. Câu trả lời sẽ có ngay trong phần 4.

4. Hướng dẫn dùng sả đúng cách dành cho bà bầu

Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn sả được không, để có thể tận dụng tối đa những lợi ích mà sả mang lại cũng như tránh các tác dụng phụ trên mẹ bầu 3 tháng cần biết cách dùng sả đúng:

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nếu muốn ăn sả nên thông qua sự tư vấn của các bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

  • Hàm lượng: Mẹ bầu không nên dùng sả mỗi ngày mà tốt nhất là 2 lần/tuần và mỗi lần không quá 20g. Ngoài ra bà bầu 3 tháng cũng không được uống nước sả trong lúc bụng rỗng vì hấp thụ một lượng lớn sả gây kích thích tử cung dẫn đến sảy thai.
  • Cách dùng tinh dầu sả: Bà bầu 3 tháng tránh bôi bôi trực tiếp tinh dầu sả lên lên da để hạn chế tối đa các kích ứng. Mẹ bầu nên sử dụng tinh dầu sả kết hợp cùng các tinh dầu khác như cam, húng quế,hoa hồng, oải hương,… để gia tăng mùi hương và giảm tác động mạnh mẽ của sả.
  • Mẹ bầu không nên sử dụng trà sả: Bởi vì trà chứa acid tannic khiến cơ thể khó hấp thu sắt dẫn đến thiếu máu trong khi sả có thể khiến xuất huyết nghiêm trọng. Do đó mẹ bầu uống trà sả sẽ gây sảy thai.
  • Mẹ bầu bị hạ đường huyết không nên ăn sả: Bởi vì Beta-carotene có trong sả kích thích sản xuất insulin có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Tóm lại, bầu 3 tháng đầu ăn sả được không? Mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn sả vì giúp hỗ trợ tốt hơn cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần lưu ý ăn sả đúng cách để tránh tác dụng phụ không mong muốn trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.