Bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không

Trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên, các mẹ bầu thường rất thận trọng trong ăn uống. Đó là lý do nhiều chị em muốn biết liệu bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không. Câu trả lời sẽ được Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

Xem thêm:

  • Bà bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không? 5 tác dụng bất ngờ cho mẹ bầu
  • [Giải đáp] Bà bầu 3 tháng đầu ăn ngao được không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không?

Bà bầu 3 tháng đầu có thể ăn được ghẹ nhưng nên hạn chế tối đa có thể. Mặc dù trong thành phần dinh dưỡng của ghẹ chứa nhiều dưỡng chất tốt với hàm lượng cao như protein (11.9g), canxi (89mg), folate (44 μg ),…

Theo nghiên cứu khoa học thì những thành phần này trong ghẹ có tác dụng cung cấp năng lượng, hình thành tế bào mới, ngăn ngừa loãng xương và dị tật bẩm sinh cho bà bầu. Vậy tại sao bà bầu 3 tháng đầu lại không nên ăn ghẹ. Phần tiếp theo sẽ cung cấp cho mẹ bầu câu trả lời chi tiết và cụ thể.

2. Tại sao bà bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn ghẹ?

Ghẹ là thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết cho sức khỏe bà bầu trong 3 tháng đầu. Điển hình như: Trong 100g ghẹ có 11.9g protein, 89mg canxi, 34mg magie, 229mg photpho, 329mg kali, 293 mg natri, 44 μg folate, 9 μg vitamin B12,… Vậy, bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không? Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn ghẹ trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, bởi vì những lý do sau:

Ghẹ có hàm lượng protein rất cao

Protein là dưỡng chất quan trọng giúp hình thành nên các mô tế bào và năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu đang có 1 bào thai đang lớn. Trong ghẹ có hàm lượng protein rất cao, cứ 100g ghẹ có 11.9g protein. Do vậy, bà bầu 3 tháng đầu ăn nhiều ghẹ sẽ khiến nạp vào cơ thể một hàm lượng lớn protein gây nên tình trạng dư thừa dẫn tới những hệ quả xấu như:

  • Dễ bị mất nước do cơ thể đào thải nước, nitơ làm suy giảm quá trình cung cấp chất dinh dưỡng, đào thải độc tố, giảm sức đề kháng.
  • Tăng nguy cơ táo bón thai kỳ cho bà bầu 3 tháng đầu vì hàm lượng khoáng chất cao khiến cơ thể không hấp thu được và bị dư thừa, trong khi hệ tiêu hóa đang đào thải kém.
  • Nguy cơ béo phì cao vì lượng protein thừa sẽ được chuyển thành dạng chất béo dưới da, khiến bà bầu dễ bị tăng cân.

Ghẹ chứa nhiều ký sinh trùng

Ghẹ là nơi trú ngụ của nhiều loại ký sinh trùng như sán lá gan, sán lá phổi,… Đối với các loại ghẹ đông lạnh thì sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn listeria.

Vì vậy, khi ăn nhiều ghẹ không rõ nguồn gốc, ghẹ không còn tươi sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn và các loại ký sinh trùng gây tình trạng ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn,… Những hệ quả này sẽ khiến mức độ suy nhược cơ thể ở bà bầu 3 tháng đầu càng tăng lên, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Giảm nguy cơ phơi nhiễm độc tố dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs)

Theo nghiên cứu đăng trên trang Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ(*), 2 loại độc tố dioxin và polychlorinated biphenyls (PCBs) gây nên ảnh hưởng xấu tới sức khỏe thai nhi. Đây là 2 loại độc tố được tìm thấy ở trong con ghẹ sống trong môi trường nước bị ô nhiễm. Mặc dù hàm lượng của 2 loại độc tố không quá cao nhưng nếu bà bầu nhiều ghẹ hoặc ăn thường xuyên, thì sẽ khiến bản thân bị phơi nhiễm chất độc qua thức ăn.

Ở 3 tháng đầu thai kỳ, bào thai làm chưa làm tổ chắc chắn ở trong tử cung, sức đề kháng bị suy giảm do thay đổi nồng độ các loại hormone như progesterone, estrogen,… Khi mẹ bầu bị nhiễm chất độc dioxin và PCBs do ăn cua sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe như dị ứng, nổi mề đay, hệ miễn dịch bị suy giảm, rối loạn tiêu hóa, dễ sảy thai. Với thai nhi thì nguy cơ bị dị tật bẩm sinh là rất cao.

Từ những lý do kể trên, các mẹ đã có lời giải đáp cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không” rồi phải không nào. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn ghẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau kỳ tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ bầu có thể ăn ghẹ nhưng nên:

  • Ăn với hàm lượng tối đa là 200gr thịt ghẹ/bữa.
  • Mẹ bầu cũng không nên ăn với tần suất liên tục.
  • Khi ăn, mẹ bầu cần phải chọn ghẹ ở cửa hàng đáng tin cậy, sơ chế sạch sẽ và nấu chín, không ăn sống hoặc tái.

Bên cạnh ghẹ, mẹ bầu cũng nên tránh một số loại hải sản sẽ được nêu trong phần tiếp theo.

3. Ngoài ghẹ bà bầu nên tránh ăn những loại hải sản nào?

Ngoài việc quan tâm đến bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên tránh nhóm cua và các loại hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân cao (như cá ngừ, cá kiếm, cá thu, cá trê, cá quả, cá kình, mực,…), bởi vì:

Cua

  • Mẹ bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn các loại cua đồng và cua biển. Cũng giống như ghẹ, trong cua chứa nhiều protein và các khoáng chất nên việc ăn cua sẽ làm cơ thể không hấp thu được gây ra các bệnh như táo bón, khó tiêu, đầy hơi,…
  • Với những mẹ bầu có cơ địa dễ bị dị ứng cũng không nên ăn vì cơ thể sẽ coi protein trong cua là dị nguyên, sản sinh ra histamin gây tình trạng dị ứng, nổi mề đay, đau bụng, tiêu chảy,… Tình trạng này ảnh hưởng tới sự an toàn cho bào thai ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Các loại hải sản có chứa thủy ngân

  • Hiện nay, môi trường nước trên thế giới đang bị ô nhiễm bởi các hoạt động công nghiệp. Do vậy, các loại hải sản có nguy cơ hấp thụ thủy ngân trong nước rất cao, đặc biệt là ở những loại sinh vật sống lâu năm như cá ngừ, cá mập, cá kiếm, cá trắng,…
  • Nếu cơ thể mẹ bầu hấp thụ hàm lượng thủy ngân cao thì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim mạch, tự kỷ, trầm cảm, ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của thai nhi, tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Thay vào đó, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn các loại hải sản như cá hồi, cá minh thái, cá chim trắng, cá cơm, cá chép, cá trắm,… Mẹ bầu nên mua ở các cửa hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng. Khi ăn mẹ bầu nên sơ chế sạch sẽ, loại bỏ nội tạng, nấu chín và không ăn đồ sống, tái.

Như vậy, bà bầu nên hạn chế ăn ghẹ là câu trả lời cho câu hỏi đầu bài “bầu 3 tháng đầu ăn ghẹ được không?”. Mẹ bầu nên thận trọng khi ăn các loại hải sản, đặc biệt ở kỳ tam cá nguyệt đầu tiên.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*** Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.