Cẩm nang sức khỏe: mẹ bầu ăn dưa lưới được không? | Medlatec

Quả dưa lưới rất tốt cho việc chống lại quá trình oxy hoá, hỗ trợ chống đông máu,… và là loại trái cây được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm rất quan trọng cho sự an toàn của sức khỏe mẹ và bé, vậy mẹ bầu ăn dưa lưới được không, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung bài viết sau đây.

13/09/2022 | Cẩm nang thai kỳ: bà bầu ăn cá ngừ được không? 13/08/2022 | Tư vấn dinh dưỡng: Bà bầu ăn thanh long có lợi – hại gì? 08/08/2022 | Bà bầu ăn trứng ngỗng có tốt cho thai nhi hay không?

1. Khi mang bầu ăn dưa lưới được không?

1.1. Liệu có thể ăn dưa lưới khi mang bầu?

Dưa lưới là loại quả có chứa nhiều loại khoáng chất và các vitamin khác nhau rất tốt cho người mang thai như: vitamin A, C, B1; canxi, sắt, phốt pho;… Không những thế, thịt của quả dưa lưới còn có hàm lượng lớn dưỡng chất quan trọng với việc ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi là axit folic.

Dưa lưới là có nhiều chất tốt cho thai kỳ nên không cần lo lắng mang bầu ăn dưa lưới được không

Dưa lưới là có nhiều chất tốt cho thai kỳ nên không cần lo lắng mang bầu ăn dưa lưới được không

Ngoài ra, hàm lượng kẽm có trong loại quả này cũng rất cần cho sự phát triển mô ở thai nhi. Tất cả những điều này chính là căn cứ để trả lời cho câu hỏi mẹ bầu ăn dưa lưới được không.

Mặc dù những tác dụng của quả dưa lưới đối với thai kỳ là không thể phủ nhận nhưng đây là loại trái cây có tính hàn nên dễ gây lạnh bụng, vỏ dưa lưới chứa vi khuẩn listeria có nguy cơ gây nhiễm khuẩn dẫn đến sảy thai. Vì thế, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ để ăn dưa lưới sao cho đúng cách, điều này sẽ giúp phát huy được tác dụng vốn có và tránh được những hệ lụy không đáng có.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng cho rằng thai phụ không cần phải lo lắng khi mang bầu ăn dưa lưới được không vì hoàn toàn có thể ăn loại trái cây này trong suốt thai kỳ, kể cả 3 tháng đầu. Đặc biệt, như đã nói đến ở trên, nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu ăn dưa lưới sẽ giúp cho não bộ của thai nhi phát triển tốt, phòng ngừa được nguy cơ mắc dị tật ống thần kinh.

1.2. Những tác dụng của quả dưa lưới đối với thai kỳ

Các tác dụng cụ thể của dưa lưới đối với thai kỳ có thể kể đến là:

– Ngăn ngừa nguy cơ thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh

Ba tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai nhi bắt đầu hình thành, phát triển ống thần kinh ở não và tuỷ sống. Đây cũng là lúc vitamin B9 có vai trò rất lớn đối với việc giúp ống thần kinh phát triển đúng cách.

Muốn thai nhi hấp thụ tốt nhất vitamin B9 mẹ bầu cần bổ sung thêm axit folic. Dưa lưới chứa nhiều axit folic nên khi mẹ bầu đưa vào cơ thể sẽ góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Axit folic trong dưa lưới giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

Axit folic trong dưa lưới giúp phòng ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi

– Phòng ngừa nguy cơ xuất hiện cục máu đông

Dưa lưới rất giàu chất adenosine, giúp ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

– Tăng cường khả năng của hệ miễn dịch

Chất Carotenoids ở quả dưa lưới có thể hoạt động như một loại chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành gốc tự do bên trong cơ thể. Nhờ có điều này mà nó hỗ trợ hình thành tế bào mới và cải thiện khả năng miễn dịch cho cả mẹ lẫn bé.

– Cải thiện hệ tiêu hóa

Đại đa số mẹ bầu mắc phải chứng ợ nóng ở tam cá nguyệt thứ hai và ba. Ăn dưa lưới có thể làm dịu hệ thống tiêu hóa để giảm thiểu chứng ợ nóng. Đặc biệt, dưa lưới còn giàu vitamin C nên sẽ hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng trở nên tốt hơn.

– Tăng cường thị lực cho thai nhi

Tam cá nguyệt đầu tiên là thời điểm thai nhi bắt đầu phát triển thị giác và sẽ đạt được sự vận mạch hoàn toàn ở mốc cuối thai kỳ. Giai đoạn này, vitamin A rất cần thiết đối với sự phát triển thị lực ở thai nhi. Quả dưa lưới rất giàu vitamin A nên càng đáng để mẹ bầu lựa chọn cho thai kỳ.

– Phòng thiếu máu

Thiếu máu khi mang thai có thể khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng, mẹ bầu bị suy nhược cơ thể hoặc chóng mặt nên dễ ngã từ đó tăng nguy cơ sảy thai,… Do chứa nhiều sắt và vitamin C nên dưa lưới sẽ giúp phòng thiếu máu cho mẹ bầu.

– Ngăn ngừa chứng chuột rút ở chân

Mẹ bầu có thể bị chuột rút nếu cơ thể thiếu kali. Loại khoáng chất này có trong dưa lưới nên có thể ngăn ngừa được chứng chuột rút trong suốt thai kỳ.

– Ổn định huyết áp

Bị tụt huyết áp khi mang thai có thể khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều vấn đề như: khó thở, dễ bị ngã vì chóng mặt nên tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi bị thiếu oxy vì không được cung cấp đủ máu nên chậm phát triển,… Vì thế, ổn định huyết áp cho thai phụ luôn là vấn đề cần được quan tâm.

Quả dưa lưới chứa hỗn hợp muối khoáng thiết yếu góp phần điều chỉnh và kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp cho thai phụ. Đây cũng là lý do để thai phụ yên tâm lựa chọn loại trái cây thơm ngon này.

Mẹ bầu ăn dưa lưới cần tìm hiểu để chọn mua đúng nguồn thực phẩm sạch, không chứa hoá chất độc hại

Mẹ bầu ăn dưa lưới cần tìm hiểu để chọn mua đúng nguồn thực phẩm sạch, không chứa hoá chất độc hại

2. Bà bầu ăn dưa lưới cần lưu ý

Như vậy, với vấn đề mang bầu ăn dưa lưới được không, câu trả lời rất rõ ràng là: có thể ăn bình thường. Tuy nhiên, thai phụ cần lưu ý rằng nguy cơ nhiễm khuẩn listeria trong vỏ dưa lưới có thể làm tăng nguy cơ sảy thai. Bởi vậy, muốn tránh nguy cơ này, cần chú ý:

– Chọn mua dưa lưới đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không chứa chất bảo quản, không phun thuốc trừ sâu.

– Không ăn dưa lưới đã được cắt đóng hộp sẵn.

– Trước khi ăn dưa lưới cần rửa sạch, ngâm kỹ với nước muối và gọt hết phần vỏ.

– Nếu bị dị ứng với trái cây thì khi mang bầu cũng không nên ăn dưa lưới.

Bên cạnh đó, ăn nhiều dưa lưới cũng dễ tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ nên mẹ bầu hãy tránh điều này. Nếu đang bị viêm ruột mạn tính hay bị cảm sốt cũng không được ăn dưa lưới vì nó dễ làm cơn sốt khó cắt, tăng khả năng viêm nhiễm.

Qua những nội dung trên đây hy vọng thai phụ đã gỡ rối được thắc mắc khi bầu ăn dưa lưới được không và biết dùng với một lượng phù hợp để phát huy tối đa công dụng của loại quả này. Nếu trong quá trình bổ sung thực phẩm cho thai kỳ phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay để có phương án xử trí, chăm sóc thai kỳ tốt nhất.