Trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không là một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh quan tâm khi có con nhỏ không may bị sốt. Vậy có được sử dụng điều hòa cho trẻ khi trẻ đang sốt không?
1. Điều hòa có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe của trẻ?
Điều hòa là một trong những thiết bị điện phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay bởi tính năng điều chỉnh nhiệt độ phòng giúp căn phòng mang lại cảm giác dễ chịu hơn về nhiệt độ. Đặc biệt trong các gia đình có trẻ nhỏ, việc sử dụng điều hòa lại càng phổ biến hơn bao giờ hết.
Trong mùa hè, thời tiết nắng nóng là điều kiện để mức sử dụng điều hòa tăng đột biến. Trẻ em thường được ưu tiên các phòng có điều hòa để giảm nhiệt. Tương tự mùa đông, các thiết bị mùa hè giúp căn phòng ấm hơn. Trẻ nằm phòng điều hòa ấm giúp giảm đi cảm giác lạnh.
Tuy nhiên việc sử dụng điều hòa cho trẻ không phải lúc nào cũng có lợi nếu không biết sử dụng đúng cách. Điều hòa khiến không khí trong phòng bị khô hơn. Nhiệt độ lạnh của điều hòa (mùa hè) có thể khiến trẻ mắc bệnh hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, thậm chí là viêm phổi,… với những trẻ có cơ địa nhạy cảm hoặc đề kháng yếu. Điều hòa cũng có thể khiến da trẻ bị khô, trẻ bị cảm,….
Có một thực trạng thường thấy trong những ngày nghỉ, nhiều cha mẹ lựa chọn cho con ngồi phòng điều hòa để “mát hơn”, tránh nắng gió bên ngoài. Điều này vô tình hạn chế trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng – nguồn tổng hợp vitamin D miễn phí từ tự nhiên. Đồng thời khiến đề kháng của trẻ sẽ yếu hơn các trẻ thường xuyên được vui chơi ngoài trời. Trẻ ở trong nhà, trong phòng điều hòa ít bị tiêu hao năng lượng nên thường ít đói, ăn không ngon hoặc có xu hướng mắc bệnh béo phì hoặc suy dinh dưỡng nhiều hơn.
2. Khi trẻ bị sốt có nên nằm điều hòa không?
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ vẫn có thể cho trẻ nằm phòng điều hòa. Lý do vì trong nhiều trường hợp phòng điều hòa giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn bởi không khí mát mẻ hơn.
Tuy nhiên, tùy trong từng trường hợp sốt của trẻ mà việc nên hay không sử dụng điều hòa vô cùng quan trọng. Ví dụ khi trẻ bị sốt siêu vi, cần hạn chế tối đa việc cho trẻ nằm điều hòa. Nguyên nhân bởi khi sử dụng điều hòa, phòng luôn kín khiến virus dễ dàng luân chuyển tới các vị trí trong phòng nhờ gió điều hòa, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chép. Bên cạnh đó, đặc tính virus siêu vi rất khó bị tiêu diệt khi ở môi trường lạnh. Như vậy khi nằm điều hòa, bé không chỉ lâu khỏi bệnh mà còn có nguy cơ mắc bệnh ho, bị nhiễm lạnh hoặc bị sốc nhiệt. Ngoài ra, điều hòa cũng làm không khí khô hơn và bé dễ bị mất nước hơn.
Để sử dụng điều hòa một cách an toàn nhất khi trẻ bị sốt, cha mẹ cũng cần nắm được những nguyên tắc cơ bản dưới đây:
2.1.Luôn để mức nhiệt từ 27 – 29 độ
Không ít phụ huynh nghĩ rằng cảm giác về nhiệt của trẻ con giống người lớn. Tuy nhiên thực tế khi người lớn cảm thấy phù hợp thì có thể trẻ sẽ bị lạnh. Vì thế cần điều chỉnh nhiệt độ phù hợp theo nhiệt độ của trẻ.
Khi trẻ bị sốt, thân nhiệt của trẻ cao hơn so với bình thường. Vì thế điều hòa cần điều chỉnh về mức mát giúp trẻ dễ chịu hơn. Nhiệt độ phù hợp nhất cho trẻ là từ 27 đến 29 độ C.
2.2. Không dùng điều hòa cả ngày
Việc sử dụng điều hòa 24/24 phần lớn sẽ khiến cơn sốt kéo dài và dai dẳng hơn. Nguyên nhân do không khí trong phòng sẽ liên tục được làm mát/nóng và ít có sự lưu thông. Khi bé đang bị nhiễm bệnh, đây chính là môi trường chứa lý tưởng gia tăng lây chéo cho trẻ. Chính vì thế, cha mẹ nên tắt điều hòa 2 – 3 lần trong ngày và chủ động làm thoáng phòng bằng cách mở các cửa để không khí vào trong phòng, ưu tiên các thời điểm buổi sáng ánh nắng có thể vào trong phòng càng nhiều càng tốt.
2.3. Không thay đổi đột ngột môi trường của trẻ
Sự chênh lệch nhiệt độ là rất lớn khi ở trong và ngoài phòng điều hòa. Trước khi ra khỏi phòng điều hòa, cha mẹ cần chủ động mở cửa trước đó vài phút để cân bằng một cách từ từ nhiệt độ giữa 2 môi trường giúp trẻ thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ và không khí, hạn chế tối đa nguy cơ bị sốc nhiệt.
Ngoài ra, ngay cả khi di chuyển trong nhà, cha mẹ cũng cần hạn chế di chuyển trẻ tới các khu vực liên tục bởi từng khu vực của nhà, hay căn phòng rộng cũng có thể có sự chênh lệch nhiệt độ
3.4. Tránh làn gió trực tiếp từ điều hòa vào trẻ
Việc để gió điều hòa thổi thẳng vào khu vực ngủ của trẻ là vô cùng nguy hiểm. Nhiệt độ cao từ cơ thể và nhiệt độ lạnh từ bên ngoài dễ khiến trẻ bị sốc nhiệt và cảm lạnh. Không những không giảm sốt, trẻ còn dễ bị viêm phổi.
Chính vì thế khi dùng điều hòa, hãy hướng cánh điều hòa khác hướng trẻ nằm và chọn chế độ quạt gió nhẹ giúp không khí luân chuyển, nhiệt độ phòng được đồng đều.
3.5. Thực hiện vệ sinh điều hòa thường xuyên
Sau một thời gian sử dụng, việc vệ sinh điều hòa là vô cùng cần thiết. Nguyên nhân bởi điều hòa lọc không khí trực tiếp trong phòng nên lượng bụi bẩn bám lại trên các thanh điều hòa là rất lớn. Lâu dần sự tích tụ bụi bẩn tạo ra môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn và vi sinh vật phát triển. Đây rất có thể là nguồn gây bệnh cho trẻ. Chính vì thế việc vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa định kỳ luôn cần thực hiện hàng năm.
3.6. Làm ẩm không khí phòng điều hòa
Không khí trong phòng điều hòa thường khô và dễ khiến trẻ gặp phải tình trạng khô môi, khô miệng, khô da tay,… Cha mẹ có thể cải thiện tình trạng này dễ dàng bằng cách để một chậu nước trong phòng hoặc sử dụng các máy phun sương, tạo ẩm.
3.7. Một số lưu ý khác
Khi trẻ bị sốt nằm phòng điều hòa, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
– Giữ độ ẩm cho trẻ bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tránh mũi bị khô.
– Cho trẻ uống đủ nước để tránh mất nước. Với trẻ đang ăn sữa mẹ cần duy trì và tăng lượng ăn của trẻ.
– Luôn đắp chăn mỏng ngang ngực khi trẻ nằm ngủ để tránh bị nhiễm lạnh.
– Duy trì dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, nên chọn các loại thực phẩm có tính mát để giúp trẻ thanh nhiệt.
– Lựa chọn trang phục thoáng mát, thấm mồ hôi cho trẻ.
Tóm lại khi trẻ bị sốt, cha mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ nằm phòng điều hòa song cần đặc biệt lưu ý về nhiệt độ, thời gian sử dụng cũng như chăm sóc trẻ để trẻ nhanh chóng được phục hồi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!