vinhtuong đăng vào lúc 20/11/2020 – 11:10
Hướng dẫn cách làm phòng cách âm tại nhà, giảm tiếng ồn hiệu quả
Tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ngày càng phổ biến gây ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của mọi người. Vì thế thiết kế phòng cách âm cực kỳ quan trọng từ vách ngăn cách âm phòng cho đến trần và cửa. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin về các loại vật liệu (thạch cao cách âm, tấm XPS, bông thủy tinh…), giải pháp cách âm chống ồn hiệu quả và cùng những phương pháp cách âm phòng ngủ bằng nội thất. Cùng Vĩnh Tường khám phá nhé!
Môi trường truyền âm và phản xạ âm thanh
Khả năng truyền âm trong các môi trường đều có sự khác nhau nhất định. Trong đó, chất rắn, lỏng và khí đều có khả năng truyền được âm thanh. Riêng chân không thì không có truyền được âm thanh. Vận tốc truyền âm thanh tốt nhất ở chất rắn, sau đó đến lỏng và cuối cùng là khí. Điều đó có nghĩa là, nếu âm thanh truyền qua chất rắn sẽ to, rõ và nhanh hơn rồi đến lỏng và khí.
Trong phòng kín chủ yếu được cấu tạo từ các vật rắn, nếu như không được cách âm tốt thì khả năng truyền âm qua không gian khác rất cao. Do đó, cần phải thực hiện cách âm cho không gian để tránh âm thanh bên ngoài tác động cũng như không cho âm thanh từ phòng truyền ra ngoài.
Bên cạnh đó, âm thanh trong phòng có thể bị vang, dội qua lại khiến cho người nghe khó chịu, không nắm bắt được âm thanh tốt. Vì vậy, bên cạnh cách âm thì cũng nên thực hiện tiêu âm để âm trong trẻo hơn.
Các vật liệu cách âm tốt được ứng dụng trong nhà ở
Để cách âm tốt trong phòng chức năng nhà ở, bạn cần lựa chọn các vật liệu có khả năng cách âm tốt để làm hệ thống. Cụ thể:
1. Tấm thạch cao cách âm cho trần và tường
So sánh khả năng cách âm giữa tấm thạch cao với bê tông/gạch
Khả năng cách âm của thạch cao lại tốt hơn tường gạch. Tường gạch hoặc trần bê tông sau khi hoàn thiện có khả năng cách âm chỉ ở mức trung bình là 40dB. Trong khi đó, với bề dày ít hơn, tường hoặc trần thạch cao lại có khả năng chống ồn lên đến 49 dB.
Bên cạnh đó, tấm thạch cao làm thành hệ thống trần tường còn sở hữu nhiều ưu điểm vược trội so với tường gạch/trần bê tông thông thường, cụ thể:
– Có trọng lượng nhẹ, dễ thi công, lắp ráp nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí đầu tư.
– Khả năng cách nhiệt tốt, chống nóng, giúp giảm nhiệt độ trong nhà đến 5 độ C so với ngoài trời.
– Khả năng chống cháy lên đến 120 – 150 phút nếu như làm theo hệ thống và tấm thạch cao đặc thù riêng biệt.
– Có khả năng chống ẩm tốt, hạn chế tình trạng nấm mốc phát triển, đảm bảo về thẩm mỹ lâu dài.
– Chịu lực va đập tốt.
Hệ thống giải pháp cách âm hiệu quả từ thạch cao Vĩnh Tường
Hiện nay, Vĩnh Tường cung cấp giải pháp cách âm toàn diện cho ngôi nhà của bạn bằng hệ thống làm tường thạch cao tiên tiến. Trong đó, giải pháp này có hiệu quả không chỉ cách âm mà còn chống cháy, chống nóng, chịu ẩm tốt. Cụ thể:
Hệ thống giải pháp Tường thạch cao DW4: cách âm 50dB, chống cháy 60 phút
– Tấm thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc 12.5mm có 2 lớp
– Khung xương Vĩnh Tường V-Wall
– Bông thủy tinh 50 mm tỷ trọng 24 kg/m3
– Phụ kiện đi kèm.
Báo giá ngay
Hệ thống giải pháp Tường thạch cao DW1: cách âm 42dB, chống cháy 30 phút
– Tấm thạch cao Vĩnh Tường-Gyproc 12.5mm có 1 lớp
– Khung xương Vĩnh Tường V-Wall
– Bông thủy tinh 50 mm tỷ trọng 24 kg/m3
– Phụ kiện đi kèm.
Báo giá ngay
Hệ thống giải pháp vách ngăn cách âm phòng bằng thạch cao là sự lựa chọn tuyệt vời để giải quyết vấn đề này. Với độ cách âm vượt trội, có thể ngăn chặn âm thanh từ 42-50dB, vật liệu cách âm thạch cao đảm bảo mang đến không gian yên tĩnh và riêng tư nhất.
Hệ thống giải pháp trần tiêu âm Vĩnh Tường: NRC = 0.6
– Tấm thạch cao tiêu âm Gyptone
– Khung xương Vĩnh Tường ALPHA.
Báo giá ngay
2. Tấm xốp XPS
Tấm mút xốp cách âm XPS được làm từ bột Polystyrene. Bề mặt xốp chứa các lỗ nhỏ li ti giúp hấp thụ và tiêu biến âm thanh. Nhờ vào đặc điểm này, mút xốp giúp làm tường cách âm phòng karaoke, phòng giải trí có âm thanh phát ra quá lớn. Còn đối với các khu vực như phòng ngủ, phòng đọc sách của nhà gác lửng, nhà ống… gia chủ thường ít sử dụng loại vật liệu này, nếu có sử dụng, thợ thi công thường kết hợp thêm các loại tấm ốp tường trang trí có khả năng cách âm tốt để tăng hiệu quả cách âm.
3. Cao su non cách âm tốt
Cao su non được sản xuất từ polyme. Bề mặt của vật liệu này là những lỗ nhỏ li ti mà mắt thường khó nhìn thấy được. Nhờ có những lỗ siêu nhỏ chứa không khí này mà chỉ số truyền dẫn âm thanh của cao su non khá thấp. Bên cạnh đó, loại vật liệu cách âm này còn có khả năng khử rung khi âm thanh quá lớn. Cao su non thường được ứng dụng khi làm vách ngăn phòng ngủ cách âm hiệu quả . Tuy nhiên, chi phí chi trả để tự làm phòng cách âm bằng cao su khá cao so với các loại vật liệu khác.
4. Bông thủy tinh cách âm
Bông thủy tinh Glasswool được sản xuất từ đất sét, xỉ, đá… Thành phần chủ yếu của vật liệu này thường là Oxit kim loại, Aluminum, Siliccat canxi… Vật liệu này có khả năng cách âm, chống cháy, cách nhiệt tường và trần tốt. Thông thường, khi làm vách cách âm, thợ thi công sẽ kết hợp cùng với tấm thạch cao để chống ồn hiệu quả hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm 7 vật liệu cách âm phòng ngủ, phòng karaoke,…
Hướng dẫn cách làm phòng cách âm cho phòng ngủ, phòng khách
- Cách âm đối với cửa ra vào và cửa sổ. Sử dụng các loại cửa cách âm có kính 2 lớp chân không hoặc 1 lớp kính kết hợp với thạch cao. Kích thước của cửa cần chính xác, khít với vách ngăn cách âm. Bởi vì nếu để quá nhiều khoảng trống, âm thanh có thể theo các khe hở để len vào bên trong hoặc đi ra khỏi phòng.
- Sử dụng thêm rèm cho hệ thống cửa. Chúng cũng hỗ trợ hiệu quả cho việc tự làmcách âm phòng đơn giản, tiết kiệm chi phí nhất.
- Sử dụng thảm trải sàn lớn để triệt tiêu khả năng phản xạ âm thanh.
- Bass traps dạng tube hoặc dạng tấm gắn vào góc trần và tường để cách âm những khu vực nhỏ, có kẽ hở.
7 Phương pháp cách âm phòng ngủ đơn giản bằng nội thất
Bên cạch sử dụng những vật liệu có tính cách âm cao, các bạn có thể tăng tính cách âm cho căn phòng ngủ bằng cách lựa chọn nội thất căn phòng có tính cácn âm cao. Sau đây là 7 nội thất biến căn phòng ngủ của bạn trở nên yên tĩnh.
1. Sử dụng rèm, màn cách âm
Sử dụng rèm, màn cách âm cho cửa sổ, cửa ra vào là một sự lựa chọn bạn nên cân nhắc. Những tấm rèm hai lớp, có cấu tạo đặc biệt sẽ giúp cách âm hiệu quả cho căn phòng ngủ. Ngoài ra, rèm và màn còn giúp trang trí cho căn phòng, thể hiện được nét cá tính, gu thẩm mỹ của riêng mình.
Lắp rèm, màn cách âm, tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng ngủ
2. Lặp đặt cửa phòng ngủ cách âm
Lắp đặt cửa cách âm cho phòng ngủ là giải pháp thường được sử dụng. Thông thường âm thanh thường “bị rò” ra ngoài ở cửa chính, hệ thống cửa gỗ, cửa cùng khóa cách âm sẽ là giải pháp tối ưu cho trường hợp này.
Hệ cửa cách âm, khóa cách âm cho phòng ngủ
3. Sơn phủ tường bằng sơn hấp thụ âm
Sơn hấp thụ âm có khả năng hấp thụ đến 30% âm thanh, đồng thời chất lượng âm thanh sẽ bị giảm trong và ngoài căn phòng. Loại sơn này bạn hoàn toàn tìm thấy được ở những của hàng sơn. Cách thức sơn phủ giống với sơn bình thường.
Sơn phủ hấp thụ âm cho phòng ngủ
4. Bịt các khe hở ở cửa
Trước tiên, bạn cần kiểm tra những vết hơ bằng đèn pin. Cần hai người phối hợp để thực hiện bước kiểm tra này. Một người sẽ đứng ở ngoài và chiếu vào các khe cửa một người sẽ đứng trong để kiểm tra xem những vết hở và đánh dấu lại những vết hở lớn sau đó sử dụng keo để bịt lại. Lưu ý đừng cố xử lý hết những khe hở nhỏ ở vị trí tiếp giáp giữa cửa với sàn. Thay vì sử dụng keo, bạn hãy sử phương pháp tiếp theo đây.
Dùng keo bịt các ke hở cửa giúp cách âm
5. Lặp Door Sill hoặc Door Sweep cách âm
Nếu giữa sàn và cửa có khe hở bạn nên sử dụng door sill hoặc door sweep để ngăn âm thanh đi qua khoảng trống này. Bên cạnh đó, bạn nên lắp thêm các gioăng cao su bao quanh cửa để hạn chế âm thanh lọt qua nơi tiếp giáp giữa cửa và khung.
Lắp đặt door sill hoặc door sweep
6. Thay thế bằng hệ kính cách âm
Nếu phòng bạn đang có những khung cửa kính hãy thay thế bằng hệ kính cường lực hoặc kính dán để tăng khả năng cách âm cho căn phòng. Để tăng tính riêng tư cho căn phòng ngủ, bạn nên lựa chọn những tấm kính mờ.
Hệ kính dán giúp cách âm cho không gian phòng ngủ
7. Đặt tấm thảm trước cửa ra vào
Những tấm thảm sẽ chặn âm thanh ma sát giữa cửa và sàn khi đóng, mở. Những âm thanh khó chịu khi đóng mở cửa thường xuất hiện ở sàn gỗ và sàn gạch, lúc này những tấm thảm sẽ đóng vai trò hấp thụ âm thanh phát ra từ dưới cửa.
Thảm lót sàn hấp thụ âm thanh, giúp giữa sách sẽ cho căn phòng
Với những tính năng vượt trội, vách ngăn cách âm phòng ngủ bằng thạch cao là giải pháp tốt nhất cho những không gian cần sự yên tĩnh, chống lại những tiếng ồn xung quanh. Nếu bạn còn bất cứ điều gì thắc mắc về hệ thống cách âm Vĩnh Tường, vui lòng liên hệ:
Tổng Đài Tư Vấn – Miễn cước toàn quốc: 1800-1218 Email chăm sóc khách hàng: [email protected]
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!