7 quy tắc cần có để duy trì hạnh phúc cho gia đình – bTaskee

Gia đình chính là tổ ấm, là nơi mà ta thuộc về dù có đi đâu đi chăng nữa. Và để tổ ấm đó được hạnh phúc thì tất cả mọi người phải sống hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau. Một trong những cách để duy trì sự hòa hợp đó là thiết lập những quy tắc trong gia đình. Bài viết này sẽ mách bạn một số cách đặt ra những nguyên tắc chung để gắn kết tất cả các thành viên trong ngôi nhà của mình.

Tại sao cần đặt ra những quy tắc?

vo-chong-cung-nau-an
Các quy định chung sẽ giúp gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau

Trước hết, những quy định chung sẽ giúp duy trì trật tự trong gia đình của bạn. Nếu không có những quy tắc, mọi người sẽ tự do làm theo ý thích của mình, khiến nhịp sống của cả nhà bị đảo lộn và khó kiểm soát. Ngược lại, việc đặt ra những nguyên tắc sẽ giúp giáo dục và tạo thói quen sống lành mạnh cho các thành viên. Thông qua các quy định chung, mọi người trong nhà sẽ học được cách sinh hoạt điều độ, cư xử đúng mực, sống sạch sẽ gọn gàng.

Những quy định chung còn giúp gắn kết gia đình lại với nhau. Nhờ tuân theo các nguyên tắc mà các thành viên biết san sẻ công việc. Họ cũng biết tôn trọng quyền riêng tư của nhau và dành thời gian cho gia đình nhiều hơn.

Ngoài ra, việc đặt các quy định chung cũng là một cách dạy con cái hoàn hảo. Chẳng hạn bạn có thể yêu cầu trẻ tự dọn phòng, dọn đồ chơi để bé chủ động hơn trong những nhiệm vụ cá nhân của mình. Việc nhà còn cũng nâng cao ý thức của trẻ. Chúng sẽ biết rằng không ai sẽ thu dọn hỗn độn mà chúng gây ra. Chúng phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi của bản thân.

Những quy tắc cần có trong gia đình

1. Làm việc nhà

phan-chia-viec-nha
Cùng nhau làm việc nhà là một quy tắc cần có trong mỗi gia đình (Ảnh: vietnammoi.vn)

Một trong những quy tắc cần có trong “gia phong” nhà bạn là ai cũng phải làm việc nhà. Cả người lớn và trẻ em phải tham gia vào dọn dẹp nhà cửa. Thực hiện các công việc thường nhật như rửa bát, quét nhà, nấu cơm,… là cách rèn luyện sức khỏe hiệu quả. Đồng thời cũng giảm thời gian sử dụng Ipad, điện thoại mỗi ngày. Nếu nhà bạn có trẻ con, việc tập cho các bé làm việc nhà sẽ dạy cho các bé tính tự lập, không dựa dẫm vào người khác.

Để đảm bảo việc nhà được thực hiện, bạn nên lên lịch phân công việc nhà cho các thành viên. Hãy lưu ý chia việc theo sở thích và sức lực của mỗi người để các thành viên không cảm thấy áp lực khi làm việc nhé.

Ngoài ra bạn có thể thiết lập một số quy tắc như rửa cốc sau khi uống xong, xếp giường sau khi ngủ dậy, tự xếp quần áo của mình cho vào tủ, tự dọn dẹp bàn học,…

2. Tuân thủ giờ giấc theo quy định

gio-di-ngu
Hãy quy định giờ ngủ chung cho cả gia đình của bạn (Ảnh: odphub.com)

Đối với con cái, bạn nên áp dụng giờ “giới nghiêm”. Các con chỉ chơi khi được cho phép và không được về trễ quá sau 9h30 tối.

Đặt ra giờ đi ngủ cố định cũng rất quan trọng. Để đảm bảo các thành viên khác thực hiện quy định này, bạn cần phải làm gương trước. Nếu bạn bắt con phải đi ngủ lúc 11h trong khi mình thức đến 12h, 1h sáng để lướt điện thoại sẽ khiến các con sẽ cảm thấy rất bất mãn và có thể chống đối lại bạn.

Một số quy định giờ giấc khác bạn cũng nên áp dụng như thức dậy đúng giờ cùng ăn sáng với gia đình, về nhà trước giờ ăn tối, thời gian chơi game, xem tivi mỗi ngày.

3. Tôn trọng quyền riêng tư của nhau

ton-trong-quyen-rieng-tu-cua-nguoi-khac
Các thành viên trong gia đình cần phải tôn trọng quyền riêng tư của nhau (Ảnh: Genvita.vn)

Người Việt chúng ta thường có quan niệm là người nhà nên có quyền biết các thành viên khác đang làm gì. Nhiều người tự tiện vào phòng, kiểm tra tin nhắn điện thoại, lục lọi tủ đồ của người thân mình. Tuy nhiên, ngay cả với con cái thì đây cũng là một việc làm “xâm phạm đời tư” nghiêm trọng, làm mất đi tình cảm và cả sự tin tưởng của con đối với bạn.

Chính vì vậy, một quy định chung nhất định phải có là tôn trọng quyền riêng tư của người khác. Bạn hãy đặt ra một số nguyên tắc như:

  • Gõ cửa trước khi vào phòng.
  • Không tự ý “đụng” vào đồ của người khác khi chưa được xin phép.
  • Tuyệt đối không đọc nhận ký, nghe lén điện thoại, check tin nhắn.
  • Không lục lọi trong tủ đồ riêng của nhau.
  • Không giám sát trẻ 24/7

Nói vậy không phải bạn cứ “ngó lơ” hay mặc kệ việc làm của những thành viên khác. Bạn vẫn nên quan tâm nhưng phải quan tâm đúng cách như thông qua những cuộc trò chuyện, những lời hỏi thăm, những quan sát về tâm trạng, cử chỉ,…

4. Hỏi ý kiến cả nhà trước khi quyết định

gia-dinh-thao-luan
Trước khi quyết một vấn đề dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần hỏi ý kiến các thành viên (Ảnh: zing news.vn)

Có thể bạn có rằng mình biết điều gì tốt nhất nên tự ra quyết định hết mọi việc. Trong một số trường hợp, quyết định của bạn sẽ được mọi người ủng hộ. Nhưng cũng có nhiều nhiều trường hợp bạn sẽ gặp phải sự bất mãn từ các thành viên trong gia đình.

Vậy nên, trước khi đưa ra một quyết định nào đó, hãy hỏi ý kiến mọi người trong nhà. Điều này thể hiện sự tôn trọng vừa giúp bạn đưa ra lựa chọn tốt nhất phù hợp với các thành viên còn lại. Ngay cả những vấn đề liên quan tới con cái cũng phải có ý kiến của chúng.

5. Dành thời gian cho gia đình

choi-voi-con
Dù bận đến đâu các thành viên cũng phải dành thời gian cho nhau

Hãy đặt quy định để các thành viên ở bên nhau nhiều hơn. Dù bận rộn đến đâu cũng nên có thời gian cho gia đình. Ít nhất là có mặt vào các bữa ăn. Sau khi ăn tối, có thể dành thời gian trò chuyện, xem tivi, uống trà, chơi game với nhau. Vào cuối tuần, thay vì ở nhà lướt điện thoại, Ipad, bạn có thể tổ chức một buổi đi chơi dã ngoại để cả gia đình được thư giãn. Hoặc nếu không có nhiều thời gian, chỉ cần ở nhà nấu một bữa ăn cũng đủ vui rồi. Quan trọng là hãy tạo cho gia đình bạn thói quen dành thời gian cho nhau chứ không chỉ chăm chăm vào công việc riêng của mình.

6. Đi thưa về gửi

chao-hoi-nguoi-lon
Dạy con cách thưa gửi mỗi khi gặp người lớn (Ảnh: kinhtechungkhoan.vn)

Ngay từ nhỏ, bạn nên tập cho con thói quen đi thưa về gửi mọi người trong nhà. Qua đó, các bé học cách tôn trọng người lớn tuổi. Các bé sẽ biết lễ phép với không chỉ người trong nhà mà còn với những người bên ngoài. Các bé cũng tập được lối sống nề nếp và biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

7. Tôn trọng nếp sinh hoạt chung của gia đình