Băng vệ sinh, tampon hay cốc nguyệt san, bác sĩ phụ khoa nói gì?

Dạo gần đây, một trong những sản phẩm phụ nữ được nhắc đến rất nhiều trên các diễn đàn và các group làm đẹp là cốc nguyệt san (menstrual cup hay còn gọi là mooncup). Đây được coi là một sự thay thế tuyệt vời cho tampon và một lựa chọn thú vị so với băng vệ sinh thông thường, đủ sạch sẽ để cân nhắc sử dụng lâu dài so với quần vệ sinh tái sử dụng (một concept khiến tôi liên tưởng lại thời kỳ dùng tả lót khi chưa có băng vệ sinh), không quá rẻ để lo lắng về chất lượng hay an toàn sức khỏe, nhưng vẫn kinh tế nếu so với băng vệ sinh thông thường.

Thực ra thì cốc nguyệt san không phải là một sản phẩm mới trên thế giới, nếu tìm hiểu về sản phẩm này, bạn hẳn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng cốc nguyệt san được phát minh cùng thời với tampon, vào những năm 1930s (!!!), nhưng phải đến dạo gần đây mới bắt đầu được quan tâm và chú ý ở Việt Nam. Hẳn là nghe những lời quảng cáo cũng như review của nhiều người dùng, bạn sẽ đang rất tò mò muốn thử. Bản thân tôi sau khi thử dùng một kỳ kinh nguyệt thì cũng thấy háo hức và quyết định sẽ tiếp tục sử dụng thêm một thời gian nữa (tôi chắc chắn bạn sẽ như tôi, vì ít nhất thì khi bỏ ra 500-700k cho 1 chiếc cốc nguyệt san, bạn không muốn dùng một vài lần rồi bỏ, đúng không nào?). Bài viết này, tôi tham dẫn ý kiến của các bác sĩ sản, phụ khoa cũng như các nguồn tài liệu đáng tin cây trên mạng như www.healthywomen.org, www.healthcleverlandclinic.org bên cạnh ý kiến cá nhân như một beauty editor của Happy Skin. Quyền quyết định vẫn là của bạn, nhưng hi vọng với đầy đủ thông tin bạn sẽ dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với mình.

coc-nguyet-san-tampon-bang-ve-sinh-1

Băng vệ sinh

Băng vệ sinh (BVS) là một trong những dạng thức vệ sinh dành cho phụ nữ lâu đời nhất và vẫn được sử dụng rộng rãi ngày nay.

bang-ve-sinh-uu-nhuoc-diem

Ưu điểm của băng vệ sinh rất rõ ràng, đa dạng về chủng loại, chất liệu – mặt bông cho da nhạy cảm, mặt lưới khô thoáng thấm hút tốt, chiều dài, cấu tạo. Giải thích cho sự phổ biến của BVS, Bác sĩ phụ khoa Nguyễn T. Hằng nhận định, “ở Việt Nam, BVS rẻ nhất, dễ mua nhất, công ty sản xuất được trong nước, nên phù hợp với phần đông phụ nữ Việt. Không như các nước phương Tây phát triển đề cao tính tiện lời tuyệt đối khi vận động thể chất và khả năng giải phóng vùng kín, khi khảo sát người tiêu dùng Việt Nam thì nhiều người cho rằng BVS tiện dụng nhất. Việc tới kì kinh là bất chợt, nên người ta thường dùng BVS vì có thể dễ tìm thấy ở bất cứ tạp hoá nào. Hơn nữa tâm lí phụ nữ Việt Nam nói chung thường không muốn thay đổi.”

Một ưu điểm khác so với tampon là BVS có thể sử dụng giữa các kỳ kinh nguyệt, với dạng thức hàng ngày.

Nhược điểm của BVS truyền thống cũng không phải ít:

Không thân thiện với môi trường: trung bình một năm 01 phụ nữ sẽ thải ra môi trường gần 350 miếng BVS (gần 35 gói BVS) và đòi hỏi lượng cây để sản xuất giấy, bông cho một lượng tương tự, so với việc mua 01 cốc nguyệt san sử dụng nguyên năm.

Không thuận tiện cho các hoạt động thể chất: đặc biệt là các bộ môn thể thao dưới nước.

Dễ gây ngứa, kích ứng, viêm nhiễm, mùi: khi máu tiếp xúc với không khí sẽ tạo mùi, độ ẩm trên bề mặt BVS và việc không thay rửa thường xuyên sẽ là môi trường cho vi khuẩn phát triển, chưa kể chất liệu hay mùi hương của BVS có thể khiến da nhạy cảm bị kích ứng hay ngứa ngáy.

Không thể bảo vệ tuyệt đối những ngày nhiều hoặc khi đi ngủ: dù rằng có BVS ban đêm dài hơn hay những BVS dành cho những ngày nhiều với khả năng thấm hút nhiều hơn nhưng vẫn không thể đảm bảo bạn không bị trào hay dây ra ngoài. Nhiều người thường khắc phục điều này bằng việc dùng kết hợp tampon hoặc cốc nguyệt san trong kỳ kinh nguyệt.

Cốc nguyệt san (menstrual cup)

Cốc nguyệt san đã xuất hiện từ những năm 1930s, cùng với tampon nhưng mức độ phổ biến không bằng. Đến năm 2014, một dự án của Kickstarter huy động được hơn 325,000 USD cho một phiên bản mới có thể xếp gập lại được, kèm hộp đựng của cốc nguyệt san, thu hút thêm sự quan tâm của cư dân mạng. Trong trường hợp bạn vẫn chưa biết cốc nguyệt san là gì, định nghĩa đơn giản thì đây là một loại cốc có chất liệu mềm linh hoạt, được thiết kế đặt trong âm đạo để “hứng” kinh nguyệt, thay vì thấm hút như tampon hay BVS.

coc-nguyet-san-hay-tampon

Có 2 loại cốc nguyệt san: loại dùng một lần (bên phải) và loại tái sử dụng (bên trái) thường có hình dạng giống quả chuông, làm bằng chất liệu latex (cao su) hoặc silicone, có thể làm sạch sau mỗi lần dùng và tái sử dụng. Đối với những người nhạy cảm với thành phần cao su hay dễ viêm nhiễm thì nên mua loại 100% silicone.

cac-loại-coc-nguyet-san

Ưu điểm của cốc nguyệt san khá nhiều, bao gồm:

Chi phí thấp hơn và ít chất thải, nhiều loại cốc được thiết kế để sử dụng hàng năm nếu bảo quản đúng cách, sẽ là một bài toán kinh tế và thân thiện hơn với môi trường. Tuy nhiên, BS Hằng cũng cảnh báo Với chất liệu như vậy, dù có thể sử dụng được 10 năm, nhưng trong 10 năm ấy chất liệu cốc có thể bị môi trường tác động hoặc do sử dụng không hoàn toàn đúng cách, gây biến chất mà mắt người không thể nhìn thấy.

Ít tạo mùi hôi do máu hoàn toàn được hứng bên trong âm đạo và không tiếp xúc với không khí, tạo cảm giác thoải mái cho người dùng.

Đảm bảo độ cân bằng pH cho vùng âm đạo và các vi khuẩn có lợi. Không như tampon, thấm hút không chỉ máu mà tất cả dung dịch vùng âm đạo, có thể ảnh hưởng đến cân bằng pH và môi trường tự nhiên vùng âm đạo.

An toàn hơn, tiết kiệm thời gian hơn. Một nghiên cứu cho thấy trung bình, phụ nữ dùng cốc nguyệt san phải vệ sinh và thay cốc ít hơn 2.8 lần so với tần suất sử dụng tampon hay BVS. Và tỉ lệ bị tràn, dây ra ngoài cũng thấp hơn 0.5 lần. Điều này tương ứng với việc bạn có thêm nhiều thời gian giữa các lần thay/kiểm tra vệ sinh. Nếu tampon cần thay cứ mỗi 4-8 giờ thì cốc nguyệt san có thể sử dụng lên đến 12 giờ, tất nhiên còn tùy thuộc vào từng người và thời điểm khác nhau. Trên kinh nghiệm thực tế, với những ngày đầu tôi phải vệ sinh cốc sau 2-3h, những ngày sau đó, sau 6 tiếng sử dụng cốc mới chỉ đầy một nửa.