Ảnh minh họa
Cỏ xước, hay còn gọi là cây ngưu tất, cây bách bội, hoài ngưu tất hay cỏ ngưu tịch, thuộc họ rau dền. Cây sống lâu năm, sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Cao trung bình khoảng 1 – 1,5m, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá đơn giản, hình trứng, thường mọc so le, đối nhau, phiến lá dày, cuống nhỏ. Hoa cỏ xước thường mọc ra từ các kẽ lá thành từng cụm nhỏ. Quả hình trứng thuôn hoặc bầu dục, mỗi quả đều chứa 1 hạt đen nhỏ bên trong.
Cây cỏ xước là thực vật thân thảo, là cỏ mọc hoang, vị thuốc quý có nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Từ xa xưa, nó được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa đau xương khớp, thoái hóa khớp, bệnh gout, chữa sỏi thận, tiểu đường và giúp ổn định huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch.
Rễ cỏ xước có màu vàng hoặc nâu nhạt có nhiều nốt sần của các rễ con, phần thân rễ phình to giống như rễ cây đinh lăng và rất giàu dược tính. Theo báo cáo nghiên cứu của viện khoa học quốc gia, rễ cỏ xước chứa rất nhiều saponin. Bên cạnh đó, còn có muối kali, inokosteron, ecdysterone.
Trong đó, saponin có tác dụng chính là giúp đào thải các cholesterol xấu, chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư, đồng thời cũng tăng cường hệ miễn dịch, loại bỏ các độc tố trong gan, thận. Tuy là cỏ dại nhưng công dụng của nó khiến người ta ngỡ ngàng.
Thu hái và chế biến
Khi dùng cỏ xước trị bệnh, người ta lấy toàn bộ cây. Quan trọng nhất vẫn là phần rễ, vì đây là nơi tập trung nhiều dưỡng chất chữa bệnh và được dùng nhiều nhất.
Cây thuốc được thu hái quanh năm, thu hoạch xong đem rửa sạch với nước muối pha loãng, vớt ra để ráo nước. Có thể dùng tươi hoặc đem phơi khô, bảo quản kín để sử dụng dần.
Rễ cỏ xước thường thu hoạch vào mùa đông, bởi khi trời lạnh, lá và thân của cây héo dần và cây tập trung nuôi dưỡng phần rễ. Khi đó, rễ sẽ tích hợp được nhiều dưỡng chất. Và đây cũng là thời điểm thích hợp đào lên làm thuốc.
Khi đào rễ, cắt bỏ những rễ con, mang rễ chính phơi khô, hơ lửa với lưu huỳnh. Tiếp đến chỉ cần cắt bỏ phần đầu và phần cuối của rễ và phơi khô là có thể làm thuốc chữa bệnh.
Dựa theo đặc điểm sinh học tự nhiên, các nhà khoa học phân chia dược liệu này làm 4 loại chính bao gồm Cỏ xước lông trắng, Cỏ xước Ấn Độ, Cỏ xước nguyên chùng, Cỏ xước màu xám đỏ. Trong số đó, cỏ xước lông trắng chứa nhiều dược tính nhất.
Tác dụng chữa bệnh của cỏ xước
Theo kinh nghiệm xưa, ông bà ta đã dùng cỏ xước nấu nước uống để giải nhiệt, đào thải độc tố, lọc thận, giúp lợi tiểu. Ngoài ra, uống trà cỏ xước còn có công dụng bồi bổ và tăng cường hệ miễn dịch.
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cỏ xước:
- Theo y học cổ truyền
Trong Đông y, đây là vị thuốc lành tính, vị đắng nhẹ, có công dụng làm thuốc an thần, thông tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, giảm đau, chữa viêm khớp. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị cao huyết áp, bệnh gout, viêm gan, thận.
- Theo y học hiện đại
Dựa trên những tác dụng dược lý của cỏ xước, các nhà nghiên cứu đã chiết xuất rễ cỏ xước vào một số loại thuốc Tây y với công dụng trị bệnh về gan, thận. Đồng thời, giúp cân bằng cholesterol trong cơ thể. Dược chất saponin trong rễ có khả năng kích thích sự co bóp cơ trơn của tử cung giúp điều hòa kinh nguyệt./.
Minh Ngọc (t/h)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!