Chó Bỏ Ăn Mệt Mỏi Nằm Một Chỗ Phải Làm Sao?

Chó bỏ ăn nằm một chỗ là nỗi lo lắng của rất nhiều “sen”. Vậy khi gặp trường hợp này bạn phải làm thế nào? Nguyên nhân gì khiến cún cưng rơi vào trạng thái mệt mỏi? Đừng bỏ qua những chia sẻ hữu ích trong bài viết dưới đây nếu bạn muốn chăm sóc “boss” nhà mình thật khỏe mạnh nhé!

chó bỏ ăn

Chó bỏ ăn phải làm sao? (Ảnh: Internet)

Các dấu hiệu nhận biết chó bị ốm

Chó khi ốm sẽ có nhiều biểu hiện bất thường, vì vậy bạn hãy quan sát các hoạt động thường ngày của thú cưng để nhận biết xem chúng có bị bệnh không. Một số dấu hiệu cho thấy cún không khỏe mạnh:

Biếng ăn

Nếu chó tự nhiên biến ăn thì khả năng cao là chúng đã bị ốm. Nhiều người cho rằng chó biếng ăn là do giun nhưng sự thật những chú chó lớn ít bị bệnh này. Còn khả năng biếng ăn do đau răng cũng rất thấp, bạn có thể thử cho chó ăn thức ăn mềm hơn nhưng nếu tình hình không được cải thiện thì chắc chắn chó nhà bạn đã bị ốm.

Thay đổi nhiệt độ cơ thể

Thực tế, nhiệt độ của chó cũng giống như con người nên khi thời tiết thay đổi, chúng rất dễ bị ốm. Lúc này, biểu hiện dễ nhận biết nhất của chúng là chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ, cơ thể nóng lạnh thất thường, run rẩy, uể oải. Chúng sẽ lười vận động và ngủ nhiều hơn.

Bệnh đường ruột

Tiêu chảy hoặc táo bón, nôn mửa, đi vệ sinh khó khăn, phân lẫn máu… là những biểu hiện rõ ràng nhất cho thấy chó đang mắc các bệnh nguy hiểm như care, parvo hoặc bị nhiễm ký sinh trùng máu.

Các dấu hiệu khác

Mắt đổ ghèn, quặp đuôi, đi loạng choạng, thậm chí là sốt, co giật… đều là tín hiệu cho biết sức khỏe của thú cưng đang bất ổn và cần được chăm sóc, chữa trị càng sớm càng tốt. Hãy theo dõi mạch, thân nhiệt, đặc điểm phân và nước tiểu, tần suất đi vệ sinh, sự thay đổi tâm sinh lý để đảm bảo nếu có dấu hiệu trở nặng sẽ chữa trị cho cún kịp thời.

chó bị bệnh

Nếu bị bệnh chó sẽ bỏ ăn và nằm một chỗ (Ảnh: Internet)

Nguyên nhân khiến chó bị ốm mệt mỏi bỏ ăn

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chó bị ốm nằm một chỗ nhưng đa phần lí do ảnh hưởng đến sức khỏe của thú cưng là vì các yếu tố về bệnh lý viêm nhiễm. Cụ thể như sau:

Rối loạn tiêu hóa

Nếu không may ăn phải thức ăn ôi thiu hoặc không phù hợp, chó sẽ bị ốm do vi khuẩn gây nên. Ở mức độ nhẹ, bệnh này cũng không nguy hiểm nhưng nó có thể khiến chó đi lỏng mất nước hoặc nhầm lẫn với các bệnh virus khác cũng có biểu hiện đi phân nát.

Nhiễm giun sán

Thói quen không tốt như để đồ ăn xuống đất, cho cún ăn đồ chưa chín hoặc đồ không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển, khiến thú cưng bị nhiễm giun sán. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh này là cho chó nhà bạn ăn uống hợp vệ sinh và tẩy giun định kỳ đều đặn.

Chó mắc bệnh care hoặc parvo

Được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm nhất của chó, care và parvo có thể khiến thú cưng mất đi tính mạng chỉ sau vài ngày nếu không được chữa trị kịp thời hoặc không tiêm phòng đầy đủ. Khi mắc phải bệnh này, các chú chó cần được bác sĩ có chuyên môn thăm khám và điều trị theo phác đồ thích hợp.

Các bệnh lý khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên thì chó có thể bị ốm do các bệnh lý khác như thương hàn, kiết lỵ, viêm phổi, sổ mũi, suy thận, viêm gan…

chó mệt mỏi, chán ăn

Một số bệnh nguy hiểm như care hoặc parvo khiến thú cưng mệt mỏi, bỏ ăn (Ảnh: Internet)

Làm gì khi chó bỏ ăn nằm một chỗ?

Khi chó bỏ ăn mệt mỏi nằm một chỗ và có những dấu hiệu thất thường thì bạn cần theo dõi sức khỏe của chúng sát sao và có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây để áp dụng khi cần thiết:

Chó bị tiêu chảy hoặc nôn mửa: không cho chó ăn

Nếu chó đang khỏe mạnh mà đột nhiên bị tiêu chảy hoặc nôn mửa thì có thể ngưng cho ăn khoảng 24h, kể cả là gặm xương đồ chơi hoặc thức ăn yêu thích của thú cưng. Thay vào đó, hãy cho chúng uống đủ nước (trừ khi chó bị nôn khi uống nước). Sau 1 ngày không cho ăn và chó đã dần hoạt động bình thường, bạn có thể cho chúng dùng thức ăn nhạt từ 1 – 2 ngày. Chế độ ăn nhạt là 2 phần tinh bột và 1 phần đạm dễ tiêu hóa.

Trong đó:

  • Cơm trắng là tinh bột tốt nhất dành cho chó
  • Nguồn đạm có thể là thịt gà không da không mỡ, thịt viên luộc và pho mát từ sữa gạn kem.
  • Cho chó nặng 5kg ăn mỗi ngày 1 chén thức ăn, chia thành 4 phần, mỗi lần ăn cách nhau 6h.

Hạn chế cho chó tập luyện và chạy nhảy

Chó bị ốm cần được nghỉ ngơi nhiều để dưỡng sức nên bạn hãy hạn chế thời gian chơi đùa và tập luyện của chúng. Có thể dắt thú cưng ra ngoài cho thoải mái nhưng đừng cho chúng chạy nhảy.

Kiểm soát phân và nước tiểu của chó

Lượng phân và nước tiểu của chó trong thời gian bị ốm phản ánh tình trạng sức khỏe của chúng nên bạn cần chú ý đến vấn đề này. Không được phạt hoặc la mắng nếu chẳng may cún đi vệ sinh hoặc nôn trong nhà vì chúng có thể mất kiểm soát.

Theo dõi sát sao triệu chứng của chó

Luôn theo dõi sát thú cưng để đề phòng các triệu chứng xấu đi. Tốt nhất bạn đừng cho cún ở một mình, nếu phải đi ra ngoài, hãy kiểm tra cún 2 giờ 1 lần. Trong trường hợp không thể tự chăm sóc thú cưng, bạn nên mang chúng đến cơ sở thú y để được theo dõi sức khỏe và chăm sóc tốt nhất.

theo dõi sức khỏe thú cưng

Theo dõi sức khỏe của thú cưng để điều trị bệnh kịp thời (Ảnh: Internet)

Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc chó bị ốm

Chế độ thuốc men

Cho chó uống thuốc đúng giờ, đúng cách và đúng liều lượng. Quá trình cho chó uống thuốc cần kiên nhẫn và nhẹ nhàng, hiểu tâm lý của cún để chúng không kháng cự. Bạn có thể trộn thuốc vào thức ăn, nước uống hoặc bơm thuốc vào miệng chó bằng ống xi lanh nhưng chỉ nên áp dụng khi không thể cho cún uống thuốc theo cách thông thường.

Chế độ ăn uống

Đảm bảo cho chó ăn chín uống sôi, chỗ ăn uống sạch sẽ. Nên cho cún ăn thức ăn nhẹ như cháo để cơ thể suy nhược của chúng dễ hấp thu chất dinh dưỡng.

Chế độ sinh hoạt

Vào những lúc bị ốm, chó cần được tĩnh dưỡng ở nơi yên ắng, thoáng đãng, ít tiếng ồn và cách ly với những thú cưng đang khỏe mạnh khác. Thường xuyên trò chuyện, vuốt ve để cún đỡ buồn và cảm nhận được tình thương yêu từ chủ.

Chế độ vệ sinh

Ngưng tắm hoặc hạn chế cho chó tiếp xúc với nước đến khi khỏe hoàn toàn. Trong trường hợp cần thiết có thể dùng khăn ấm lau người cho chúng, chú ý làm sạch mắt, mũi, tai, da và hậu môn. Bên cạnh đó, chỗ ở của cún cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, thay chăn, giặt đệm mỗi ngày. Khi chó nôn hoặc đi vệ sinh, bạn nên dọn dẹp càng nhanh càng tốt.

đảm bảo thức ăn hợp vệ sinh

Đảm bảo cho cún ăn thức ăn hợp vệ sinh để phòng tránh tình trạng chó bỏ ăn nằm một chỗ (Ảnh: Internet)

Quá trình chăm sóc chó bỏ ăn nằm một chỗ nói riêng và chó bị ốm nói chung cần nhiều sự kiên nhẫn và yêu thương. ZOI PET khuyên bạn, hãy theo dõi thú cưng của tình thật sát sao để nếu có dấu hiệu bất thường thì bạn có thể kịp thời đưa cún đi thăm khám và điều trị.