Kỹ thuật ủ chua cây ngô trồng làm thức ăn gia súc

– Thu hoạch cây ngô để ủ chua:

Thời điểm cắt ngô để ủ chua đuợc xác định tuỳ thuộc vào hàm luợng các chất dinh duàng có mặt trong toàn bộ cây ngô. Thời điểm lý tuởng để cắt ngô ủ chua là khi có 50% số bắp trên thửa ruộng có hạt đạt tới giai đoạn chín sáp. Không nên chờ đợi thêm vì ngô sẽ tích luỹ nhiều vật chất khô, các lá phần gốc bị úa vàng và khô và việc ủ chua sẽ khó thành công hơn.

Khi thu hoạch ngô để ủ chua, cần thu hoạch toàn bộ số bắp, không bỏ riêng ra ngoài. Bởi vì hạt có chứa đuờng, tạo thuận lợi cho quá trình lên men. Nếu chỉ ủ chua những cây ngô không bắp sẽ không cho ra loại thức ăn ủ chua có chất luợng tốt.

Để xác định thời điểm thích hợp cho việc cắt ngô ủ chua có thể áp dụng một phuơng pháp đơn giản nhu sau: bắt đầu từ khi ngô hình thành bắp, tiến hành thăm ruộng ngô đều đặn (3-4 ngày thăm một lần). Đi trên mảnh ruộng theo hai đuờng chéo, cứ sau 10 buớc chân thì mở một bắp ra và dùng móng tay ép các hạt ngô. Mỗi sào ruộng thử 10 bắp và nếu có 5 bắp thấy bột sền sệt, nửa đặc nửa lỏng và không có dịch chảy ra thì đó là giai đoạn lý tuởng cắt ngô để ủ. Nếu có ít hơn 5 bắp ở vào giai đoạn “cắt đuợc”, lại tiến hành quan sát 3 hoặc 4 ngày sau đó.

– Kỹ thuật ủ chua

Vào ngày dự định cắt ngô để ủ chua mà trời mua thì dừng hoãn lại, không cắt. Sau khi cắt ngô cần rải xuống đất, phơi duới nắng khoảng nửa ngày, làm cho cây thức ăn bị mất nuớc và khô đi một chút. Đó là một yếu tố thuận lợi cho việc ủ chua thành công. Nhung cũng luu ý là đừng phơi quá khô truớc khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều. Nếu không lớp bên trên thì bị khô mà lớp bên duới vẫn tuơi xanh.

Để xác định trạng thái lý tuởng của ngô, nguời ta đề xuất một phuơng pháp đơn giản (Hình 5-3) nhu sau: khoảng 4-6 giờ sau khi cắt lấy ngẫu nhiên 3 hoặc 4 lần lá ngô rải phơi trên cánh đồng hoặc trên sân (mỗi lần một lá) nắm chặt trong lòng bàn tay. Sau đó mở bàn tay ra và quan sát các nếp trên lá: nếu các nếp để lại các đuờng không rõ ràng và ẩm (khi đó độ ẩm của ngô khoảng 65-70%) nhung không rỉ nuớc hoặc lá không bị gẫy nát thì đó là trạng thái lý tuởng để thái ngô đem ủ.

1) Trạng thái lý tuởng 2) Quá ẩm 3) Quá khô

Hình 5-3: Phuơng pháp thử để xác định trạng thái lý tuởng của cây ngô nguyên liệu đem ủ

Buớc tiếp theo là tiến hành băm, thái ngô cây thành những mẩu nhỏ 3-5cm. Dọn sạch hố ủ (nếu là hố đã dùng), rải lớp đá hoặc sỏi xuống đáy, rồi rải một lớp rơm khô dày khoảng 10cm lên trên. Sau đó chất thức ăn vào hố ủ. Để bảo đảm nén cho tốt, chỉ chất vào hố ủ mỗi lớp thức ăn dầy 10-15cm rồi tiến hành nén ngay bằng cách dậm chân lên (Hình 5-4) hoặc dùng đầm, chày giã.

Có thể áp dụng cách đơn giản sau đây để theo dõi và đánh giá mức độ nén thức ăn: truớc khi cho mỗi lớp thức ăn vào hố, vạch vào mặt trong hố và đánh dấu khoảng cách 15cm từ duới lên, sau khi cho thức ăn vào hố đến vạch đã đánh dấu thì đầm nén cho tới khi lớp thức ăn tụt xuống 4-5cm. Kiểm tra việc đầm nén và thấy là đã nén tốt, khi khoảng cách từ vạch đánh dấu tới bề mặt lớp thức ăn bằng bề rộng bốn ngón tay khép lại (không tính ngón tay cái). Cứ làm nhu vậy cho đến khi hố ủ đầy.

Hình 5-4 : Cách giậm nén thức ăn trong hố ủ

Cần phải luu ý nén lên toàn bộ bề mặt hố ủ: nén lên các mép sung quanh hố, nén các góc hố và nén phần giữa hố. Thuờng xảy ra hiện tuợng là chỉ nén cách mép hố khoảng 10cm. Điều đó dẫn đến hiện tuợng thối rữa phần thức ăn ở xung quanh các mép và gây ra tổn thất lớn.

Việc băm thái, chất vào hố, nén và đóng hố ủ cần phải đuợc tiến hành trong cùng một ngày.

– Cho thêm rỉ mật

Trong các loài cây thức ăn nhiệt đới, luợng đuờng thuờng không đủ để sản sinh ra đủ luợng axít lactic, làm chua cho toàn khối thức ăn. Do vậy, cần bổ sung thêm đuờng để tạo thuận lợi cho quá trình lên men lactic.

Nguời ta thuờng sử dụng rỉ mật đuờng để bổ sung. Cách làm nhu sau: Dùng một ô-doa có dung tích 10 lít, lấy 5 lít rỉ mật hoà vào 5 lít nuớc sạch, tuới đều cho mỗi lớp 15 cm cây ngô thức ăn đã thái nhỏ và đã chất vào trong hố ủ truớc khi nén dậm lên. Cần định liệu tuới 10 lít dung dịch rỉ mật đều cho tất cả các lớp thức ăn trong hố ủ.

– Đóng hố ủ

Sau khi toàn bộ thức ăn đã đuợc nén chặt tới miệng hố, tiến hành cắm các thanh gỗ hoặc tre xung quanh để nâng độ cao thêm 30 cm (Hình 5-5). Các thanh này đuợc cắm theo phuơng thẳng đứng, sát mép hố và sâu xuống khoảng 15-20 cm, thanh nọ cách thanh kia 15-20 cm. Rải rơm dọc theo các thanh gỗ và lại chất tiếp thức ăn thái nhỏ lên đỉnh hố, rồi dậm nén chặt. Khi lớp thức ăn này đã đuợc nén, có độ dày 20-30 cm bên trên miệng hố thì tiến hành đóng hố ủ lại bằng cách phủ một lớp rơm (độ dầy 5 cm) lên đỉnh hố, sau đó đổ một lớp đất dầy (tối thiểu 30 cm) lên trên và bao phủ toàn bộ bề mặt hố ủ. Lớp đất này có tác dụng ngăn cản không khí và nuớc mua thấm vào trong hố ủ đồng thời giúp cho việc nén thức ăn đuợc tốt hơn.

Hình 5-5 : Đóng hố ủ

Cần che hố ủ bằng nilông, bằng tôn hoặc bằng tấm lợp fibrô-ximăng để tránh nuớc mua.

Một vài ngày sau khi đóng hố ủ, lớp đất hình chóp trên đỉnh hố bị lún xuống, cần tạm dà mái ra và cho thêm đất để đạt độ cao 30 cm trên miệng hố.

Khoảng 72 giờ sau khi đóng hố ủ, hiện tuợng lên men dừng lại. Cây ngô thức ăn chuyển thành thức ăn ủ chua. Khi đó bắt đầu một thời kỳ ổn định, kéo dài khoảng 6-7 tuần lễ. Thức ăn ủ chua này có thể sử dụng cho gia súc nhai lại ăn bắt đầu từ tuần thứ 8.