Hướng dẫn tạm thời kỹ thuật chăn nuôi lợi rừng, lợn rừng lai, lợn bản địa theo hướng hữu cơ

MỘT SỐ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ÁP DỤNG

Tiêu chuẩn chung về chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi

Vị trí xây dựng chuồng trại: Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại đảm bảo theo quy định tại Điều 5,Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Hướng dẫn một số điều của Luật chăn nuôi về hoạt động chăn nuôi. Cụ thể:

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu là 150 mét.

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 300 mét.

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.

Khoảng cách giữa 02 trang trại chăn nuôi của 02 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.

Chuồng nuôi đảm bảo yêu cầu thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông, có sự tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, không trơn trượt.

Thiết kế kiểu chuồng bán tự nhiên nên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế đảm bảo dễ vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, tránh sự tác động của môi trường xung quanh chuồng nuôi.

Công trình phụ như: kho chứa thức ăn, thuốc thú y, thuốc sát trùng, kho chứa các dụng cụ chăn nuôi, khu nuôi cách ly, khu xử lý chất thải phải được bố trí riêng biệt với chuồng nuôi, phải có nơi để chứa, ủ phân, chất thải rắn, có hố để xử lý chất thải lỏng đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.

Trang thiết bị dụng cụ thường dùng phải dễ dàng làm sạch, khử trùng để ngăn ngừa ô nhiễm chéo và sự tích tụ các sinh vật truyền bệnh.

Tiêu chuẩn chung về thức ăn, nước uống

Không chứa các sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng.

Chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật; hạn chế sử dụng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật trừ thủy sản, các sản phẩm thủy sản.

Sử dụng các loại Probiotic, enzym và vi sinh vật, muối biển, muối mỏ, nấm men, enzym, đường, các sản phẩm đường (ví dụ: mật rỉ) và mật ong làm phụ gia và chất hỗ trợ chế biến để ủ chua.

Không có thuốc kháng sinh hóa học tổng hợp, không có chất kích thích tăng trưởng hoặc kích thích sinh sản.

Khuyến cáo sử dụng các nguyên liệu và phụ gia chế biến thức ăn hữu cơ.

Thức ăn hàng ngày được sản xuất theo phương pháp hữu cơ hoặc tối thiểu 80% (tính theo chất khô) từ các nguồn cung cấp được sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Khẩu phần thức ăn cụ thể cho vật nuôi cần tính đến nhu cầu về thức ăn thô, thức ăn tươi hoặc khô hoặc thức ăn ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày cho lợn.

Nước uống: đảm bảo theo QCVN 01-39:2011/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh nước dùng trong chăn nuôi.

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI LỢN THEO HƯỚNG HỮU CƠ

Chọn giống

Con giống đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y (nếu nhập ở ngoài tỉnh). Trường hợp lợn mới mua về phải nuôi cách ly ở khu vực riêng tối thiểu 14 ngày trước khi nhập đàn.

Chọn lọc lợn đực giống

Chọn đực giống có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, không dị tật đã được kiểm dịch; thân hình cân đối, không quá béo hoặc quá gầy (đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ; 4 chân cao, thẳng và vững chắc; lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng); cơ quan sinh dục phát triển, tinh hoàn đều nhau, lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt; da vùng bìu căng bóng và săn chắc, không mắc các loại dịch bệnh từ đời bố mẹ.

Chọn lợn cái giống và ghép đôi giao phối

Chọn lợn cái nguồn gốc rõ ràng, loại đẻ nhiều con và không ăn con, có sức sinh trưởng, phát triển tốt; có ngoại hình đặc trưng của giống. Có thể sử dụng lợn giống Móng Cái, lợn rừng, lợn rừng lai hoặc lợn bản địa.

Lợn Móng Cái: Chọn con có ngoại hình điển hình giống Móng Cái (đầu đen có sọc trắng ở trán, có vết loang trắng hình yên ngựa ở thân), dáng nhanh nhẹn, lông da bóng mượt, 4 chân thẳng đi lại bình thường, có 12 vú trở lên, núm vú lộ rõ, cách đều, thẳng hàng, âm hộ bình thường. Tính tình hiền lành, phàm ăn. Chọn lợn có sức sinh trưởng tốt lúc 2 tháng tuổi và trước khi phối giống.

Lợn cái rừng thuần chủng (Việt Nam hoặc Thái Lan) hoặc rừng lai (F1:50% máu lợn rừng hay F2: 75% máu lợn rừng): Lựa chọn khi khi lợn đạt từ 3 – 4 tháng tuổi. Lợn có ngoại hình: đầu thanh, mõm dài thẳng giống mặt ngựa, lưng thẳng, hông rộng; 4 chân cao, to, chắc khỏe. Cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động; có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, không mắc các dịch bệnh từ đời bố mẹ, đặc biệt không cận huyết.

Ghép đôi giao phối: khuyến cáo áp dụng các công thức lai như sau:

Lợn cái giống Móng Cái ghép đôi giao phối với lợn đực rừng (để tạo ra con lai thương phẩm có năng suất cao, chất lượng thịt mềm, thơm, ngon).

Lợn cái rừng ghép đôi giao phối với lợn đực rừng.

Lợn cái rừng lai ghép đôi giao phối với lợn đực rừng.

Chú ý:

Đối với lợn đực cho phối giống khi đạt 7-8 tháng tuổi để đảm bảo hiệu quả, không sử dụng đực non.

Đối với lợn cái giống nên bỏ qua kỳ động dục đầu tiên, vì cơ thể lợn cái chưa hoàn thiện, trứng rụng ít; phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Không nên phối giống cho lợn cái động dục trong thời kỳ nuôi con, vì khó thụ thai hoặc thụ thai nhưng số lượng và chất lượng lợn con sinh ra không đạt yêu cầu.

Chuẩn bị chuồng trại

Đối với lợn đực giống

Nên làm chuồng cách xa khu dân cư và đường lớn để tránh tiếng ồn; hệ thống rào phải chắc chắn; nuôi riêng từng lứa tuổi; khu nuôi dưỡng cần rộng rãi, có nhiều cây xanh. Nên trồng các loại cây mà lợn rừng không gặm gốc như cây nhãn…; trong khu vực chăn nuôi phải có hố nước, hố bùn, hố cát cho lợn tắm

Mỗi lợn đực giống một vườn riêng, rộng 40-50 m2. Dùng lưới B40 vây thành các ô, có trụ đỡ cho bờ rào lưới là các cọc sắt và cọc bê tông, cọc bê tông được dựng vừa có tác dụng làm khung, vừa có khả năng chống đỡ, các cọc sắt cách nhau 1,5m. Chân bờ rào đào móng kiên cố xây cao 30 – 40 cm sau đó gắn và chôn sâu lưới B40 cũng như cọc sắt là 30cm để hạn chế khả năng đào hang của lợn rừng, chiều cao của lưới đảm bảo 1,2 – 1,5m trở lên. Bên trong vườn có chuồng nuôi rộng 5-10m2. Chuồng nuôi, có mái che, cao trên 2,5m, nền lát gạch hoặc đổ bê tông có độ nhám để tránh trơn trượt, có độ dốc 2-3%

Đối với lợn cái

Lợn cái hậu bị: xây chuồng chắc chắn có mái che, thoáng mát. Xây thành các ô chuồng cao trên trên 1,5m. Xung quanh chuồng sử dụng lưới thép B40 để quây tạo sự thông thoáng, thoải mái nhất cho lợn hậu bị. Nền chuồng xây cao từ 20 – 30cm, lát bằng gạch đỏ để thuận tiện cho việc dọn dẹp vệ sinh, tránh bị đọng nước. Xây chuồng làm 2 khu vực, khu bên trong có mái che, bên ngoài để thông thoáng. Diện tích khoảng 40 – 60m2 chuồng, đủ để nuôi từ 8-10 con lợn hậu bị sinh sản.

Lợn cái sinh sản: quây lưới B40 giống như chuồng hậu bị. Tuy nhiên do mật độ 1 con/1 ô nên diện tích chuồng khoảng 8 – 10 m2. Xây tường cao 80 – 100cm và có thiết kế chuồng úm. Do mắt lưới B40 tương đối to so với kích thước lợn con nên xung quanh lưới B40 từ dưới đất lên 20cm đảm bảo phải được rào kỹ hoặc được nẹp bằng các thanh tre, gỗ tránh cho lợn con mắc kẹt tại đó; hoặc có thể xây hàng gạch cao khoảng 30cm sau đó mới quây lưới.

Bên trong ô nuôi lợn đẻ có 1 nhà nhỏ 4-6m2 để làm ổ đẻ cho lợn, vứt rơm khô, cành cây hoặc lá khô vào lợn sẽ tự làm ổ đẻ trong đó. Ổ đẻ cần đảm bảo cao ráo và tránh ẩm, phía bên ngoài ổ đẻ có cửa để nhốt lợn bên trong khi trời mưa gió. Toàn bộ diện tích còn lại bên ngoài sẽ được làm sân chơi và tập thích nghi dần cho lợn con trong điều kiện sống bán thiên nhiên.

Sân chơi: có diện tích khoảng 5m2 dùng lưới B40 quây bên ngoài, cao 1,5m. Sân chơi thường không cần lợp mái che. Nền chuồng lát xi măng hoặc lát gạch, có độ nghiêng khoảng 3 – 5 độ, không trơn trượt, dễ dọn dẹp vệ sinh, không ứ đọng nước. Phần chân lưới tiếp xúc với đất tốt nhất nên xây 1 – 2 viên gạch cho chắc chắn, tránh việc lợn đào đất chui ra.

Đối với lợn thương phẩm

Lựa chọn khu đất cao ráo, xung quanh dùng lưới thép B40 để quây kín với chiều cao khoảng 1,8m. Phần chân của lưới thép nên dậm thật chặt hoặc xây cao 1m để lợn không đào đất chui ra ngoài. Bên trong xây chuồng có mái che, đảm bảo mật độ nuôi 1m2/con.

Sân chơi với diện tích 5m2/con, nền không cần láng xi măng mà để nguyên nền đất, rào chắc chắn, có thể cho thêm rơm khô và cỏ khô vào trong, trồng thêm cây to để tạo bóng mát.

Chăm sóc nuôi dưỡng

Chăm sóc lợn đực giống

Định kỳ vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi trại, dụng cụ chăn nuôi; máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ.

Dinh dưỡng cho lợn đực giống: Cần đảm bảo dinh dưỡng cho lợn đực giống tùy theo độ tuổi, thể trạng và khả năng làm việc; khẩu phần thức ăn của đực giống cần cân đối. Lợn đực hậu bị và trưởng thành phối trộn 60% thức ăn hoàn chỉnh, 40% cám gạo, ngô, vitamin, khoáng chất. Có chế độ bồi dưỡng, bổ sung thức ăn tinh nhất là thức ăn tinh giàu đạm. Những ngày phối giống cần bổ sung thêm thức ăn tinh, muối khoáng, thức ăn giàu đạm, vitamin (trứng gà, giá đỗ, lúa nảy mầm). Thức ăn xanh cho ăn tự do. Nước uống đảm bảo sạch và đủ theo nhu cầu.

Chế độ làm việc, khai thác: 1 lợn đực cho phối 5 – 10 lợn cái. Lợn đực cho giao phối khi đạt 7-8 tháng tuổi, mức độ khai thác 2-3 lần/tuần. Thường xuyên kiểm tra kỹ bàn chân, cẳng chân đực giống. Khi đực giống bị thương hoặc bị bệnh, cho đực giống nghỉ ngơi và điều trị cho tới khi khỏi hẳn. Sau đó mới tiếp tục khai thác.

Chăm sóc lợn cái sinh sản

Định kỳ vệ sinh, khử trùng chuồng nuôi trại, dụng cụ chăn nuôi; máng ăn, máng uống đảm bảo sạch sẽ.

Tẩy giun sán cho lợn vào đầu kỳ khi lợn đạt khối lượng 7 – 10kg và trước khi phối giống. Tiêm phòng đủ các loại vắcxin theo quy định để phòng bệnh cho lợn.

Chế độ dinh dưỡng:

Lợn cái hậu bị: Nuôi dưỡng lợn cái hậu bị sao cho khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu (khoảng từ 35-40kg trở lên), không quá béo, quá gầy. Cho ăn khẩu phần ăn bình thường, có thể phối trộn với tỷ lệ 30% thức ăn hoàn chỉnh, 70% thức ăn tinh (cám gạo, bột ngô…), bổ sung vitamin, khoáng chất, thức ăn xanh (rau, củ, quả). Cho ăn ngày 2 bữa chính: sáng và chiều tối, bữa trưa cho ăn phụ (thức ăn xanh: rau, củ, quả cho ăn tự do).Thức ăn hàng ngày cho lợn theo từng giai đoạn:10 – 20kg: 0,5kg thức ăn; 20 – 40kg: 0,8kg thức ăn; 40 k – phối giống: 1kg thức ăn.

Lợn cái mang thai: 2 tháng đầu mang thai (từ khi phối đến 84 ngày) cho ăn khẩu phần thức ăn bình thường như giai đoạn hậu bị, mức ăn là 1kg/con/ngày (đây là giai đoạn lợn con còn nhỏ chưa có nhu cầu về dinh dưỡng nhiều). Giai đoạn sau (từ 85 ngày đến khi đẻ) có thể phối trộn với tỷ lệ thức ăn hoàn chỉnh 50%, còn lại 50% cám gạo, ngô, vitamin, khoáng chất để đảm bảo chất dinh dưỡng nuôi thai, mức cho ăn từ 1,2-1,5kg/con/ngày tùy vào thể trạng lợn cái (gầy cho ăn nhiều, béo cho ăn giảm).Có thể bổ sung thêm muối khoáng mỗi ngày. Sau 2 tháng đến khi đẻ, bổ sung thêm thức ăn tinh giàu dinh dưỡng, nhất là đạm, khoáng, sinh tố… Thức ăn xanh cho ăn tự do. Ngày lợn đẻ có thể cho lợn ăn cháo loãng, ít muối, ít rau xanh để đề pḥòng sốt sữa… Lợn mang thai nên nuôi riêng để tiện chăm sóc nuôi dưỡng…

Lợn nái nuôi con, khẩu phần thức ăn phải đảm bảo số lượng, chất lượng và chủng loại. Có thể sử dụng thức ăn phối trộn với tỷ lệ 70% thức ăn hoàn chỉnh, 30% thức ăn cám gạo, ngô, vitamin, khoáng chất.Mức cho ăn từ 1 – 1,2 kg phụ thuộc vào số lợn con theo mẹ, thể trạng của lợn nái và nhiệt độ môi trường, nếu thời tiết lạnh dưới 15oC cần cho lợn ăn thêm 0,2-0,3 kg. Cho lợn ăn ngày 2 bữa chính vào buổi sáng và buổi chiều. Rau xanh củ quả cho ăn theo nhu cầu.

Nước uống: Đảm bảo sạch và đủ theo nhu cầu.

Chuẩn bị và hộ lý lợn đẻ

Chuẩn bị chuồng trại: Trước khi lợn đẻ cần vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, có đệm lót để lợn làm ổ (Biểu hiện lợn sắp đẻ: Lợn mẹ dọn ổ, âm hộ xệ xuống, bầu vú căng sữa, bóp nhẹ vào bầu vú có sữa chảy ra).

Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ:Vải, xô màn sạch, bấm móng tay loại to, kéo cắt rốn, thúng để lợn con…

Khoảng cách thời gian đẻ của lợn giữa con trước và con sau khoảng 15-20 phút. Trong quá trình lợn nái đẻ chậm hơn bình thường có thể sử dụng thuốc kích đẻ Oxytocin tiêm cho lợn mẹ 2- 4ml/con (lợn dưới 50kg tiêm 2ml, trên 50kg tiêm 4ml).

Kỹ thuật phát hiện lợn nái động dục: Cần kiểm tra lợn nái mỗi ngày ít nhất 2 lần, mỗi lần cách nhau 12 giờ. Nên kiểm tra động dục vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 5 – 6 giờ chiều là thời điểm lợn thường có biểu hiện triệu chứng động dục rõ rệt nhất.

Ngày động dục thứ nhất: Lợn nái đi lại, kêu rít, muốn nhảy ra khỏi chuồng; kém ăn hoặc bỏ ăn, phá máng; nếu có người sờ vào thì né tránh hoặc bỏ chạy. Âm hộ sưng mọng, đỏ hồng, căng bóng. Nước nhờn chảy ra ngoài âm hộ lỏng, trong và chưa keo dính.

Ngày động dục thứ hai: Buổi sáng, lợn nái ở trạng thái yên tĩnh hơn, ít kêu rít, thỉnh thoảng nhảy lên lưng con khác, nhưng chưa chịu đứng yên khi lợn khác nhảy lên lưng. Đến chiều, âm hộ bớt sưng, chuyển sang màu hồng nhạt, có vết nhăn mờ. Nước nhờn đã chuyển sang trạng thái keo dính. Để xác định lợn chịu đực (mê ì): dùng hai tay xoa vuốt từ hàng vú cuối cùng lên lưng của lợn sau đó ấn lên lưng của lợn (nếu có mặt lợn đực thì càng tốt), khi lợn đứng ì, hai tai vểnh lên, tư thế sẵn sàng cho lợn đực phối.Vào thời điểm này, cho phối giống hoặc dẫn tinh là đạt kết quả tốt nhất.

Ngày động dục thứ ba: Trạng thái mê ì giảm dần, càng về cuối ngày lợn càng không thích gần lợn đực nữa. Âm hộ teo dần trở về bình thường, nước nhờn chảy ra ít, màu trắng đục, không dính. Đuôi úp che âm hộ.

Chăm sóc lợn con

Lợn con không cần đỡ đẻ, cắt rốn, tuy nhiên cần theo dõi và xử lý kịp thời những trường hợp bất thường như: khó đẻ, ngạt… Chỉ khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ lợn con đã có thể đứng dậy bú mẹ. Khi lợn đẻ xong tiến hành bấm răng nanh toàn bộ số lợn con sơ sinh. Cách bấm nanh như sau: Dùng bấm móng tay loại to để bấm nanh. Tổng số nanh cần phải bấm là 8 chiếc trong đó hàm trên 4 chiếc và hàm dưới 4 chiếc. Bấm bỏ ½ nanh (Nếu bấm nông nanh vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương bầu vú lợn mẹ, nếu bấm sâu gây viêm lợi lợn con).

Cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt (sữa của lợn nái 3 ngày đầu sau đẻ). Cố định vú bú, giữ cho những con yếu, nhỏ trong đàn được bú 2 cặp vú đầu liên tục trong 2-3 ngày đầu để giúp đàn lợn con phát triển đồng đều.

Tiêm sắt: lần 1 tiêm 3 ngày sau đẻ, liều 1ml (100mg). Lần thứ 2 tiêm vào ngày thứ 10 sau đẻ, liều 2ml (200mg).

Cho lợn con tập ăn sớm từ lúc 15-20 ngày tuổi:

Cho lợn làm quen dần với thức ăn bằng cách bôi thức ăn vào miệng lợn con và cho ăn nhiều lần trong ngày.

Sau khi cai sữa: Thức ăn phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… Có thể dùng 1 số loại thức ăn như bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay…

Cách cho lợn ăn khi cai sữa: Ngày thứ nhất, cho lợn ăn bằng 1/2 lượng thức ăn của ngày trước cai sữa. Ngày thứ hai, cho lợn ăn bằng 3/4 của ngày trước cai sữa. Ngày thứ ba, cho lợn ăn bằng lượng thức ăn của ngày trước cai sữa.

Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mứcăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

Nước uống: Đảm bảo sạch và đủ theo nhu cầu.

Lưu ý:

Đối với lợn đực không làm giống nên thiến vào lúc 14 – 20 ngày tuổi, chọn ngày ấm áp. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như: Dao thiến, kim, chỉ, cồn, thuốc kháng sinh dạng bột… Thao tác thiến: Sát trùng dụng cụ và vết thiến bằng cồn I ốt 2,5%. Rạch 1 đường giữa 2 dịch hoàn sau đó nghiêng lưỡi dao rạch một bên bao dịch hoàn. Cắt toàn bộ dịch hoàn chừa lại phần phụ dịch hoàn, tương tự như vậy rạch và cắt tiếp phần dịch hoàn còn lại. Rắc bột kháng sinh (Tetracylin bột) vào vết thiến sau đó khâu lại. Khâu xong sát trùng một lần nữa.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày và khi thay đổi khẩu phần ăn nên cho lợn ăn cây thuốc nam (lá ổi nhọ nồi, phèn đen, lá chuối…) để phòng bệnh tiêu chảy.

Chăm sóc lợn sau cai sữa (lợn thịt)

Định kỳ vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống sạch sẽ; tiêm phòng đầy đủ vắc xin cho lợn.

Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý: Từ 2 tháng tuổi đến khi xuất chuồng (tối thiểu 300 ngày tuổi, tuỳ từng giống lợn): sử dụng các loại thức ăn tự phối trộn gồm. Cụ thể:

Từ 2-4 tháng tuổi: Cho ăn khẩu phần thức ăn phối trội với tỷ lệ 40% thức ăn xanh (rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 60% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu), có bổ sung thêm khoáng chất (bột xương, premix khoáng/vitamin, bột đá liếm).

Từ 4 tháng tuổi đến xuất chuồng: Khẩu phần thức ăn phối trộn với tỷ lệ 50% là rau, củ, quả các loại (có thể sản xuất tại trang trại), 50% là cám, gạo, ngũ cốc các loại, hèm bia, bã đậu… Mỗi ngày cho ăn 2 lần (sáng, chiều), một con lợn lai rừng trưởng thành tiêu thụ hết khoảng 2,0 -3,0 kg thức ăn các loại. Có thể bổ sung thêm khoáng chất (bột xương, premix khoáng/vitamin).

Nước uống: Đảm bảo sạch và đủ theo nhu cầu.

Chú ý: Trong khẩu phần ăn hàng ngày và khi thay đổi khẩu phần ăn nên cho lợn ăn cây thuốc nam (lá ổi nhọ nồi, phèn đen, lá chuối…) để phòng bệnh tiêu chảy.

Quy trình phòng bệnh cho lợn

Vệ sinh phòng bệnh

Phát quang cây cỏ xung quanh chuồng nuôi, thường xuyên quét, dọn, thu gom phân rác, chất độn chuồng để đốt, chôn hoặc ủ vôi bột.Bố trí hố sát trùng có chứa vôi bột hoặc thuốc sát trùng tại lối vào khu vực chăn nuôi.Định kỳ thực hiện tổng vệ sinh, tiêu độc toàn bộ chuồng trại, khu vực chăn nuôi 01 lần/tuần:

Khi không có dịch bệnh: Pha loãng 1/400 – 500 (20ml – 25ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt). Một lít dung dịch đã pha phun cho 4 – 5m2 nền chuồng, 7 ngày phun một lần.

Khi có dịch bệnh: Pha loãng 1/250 – 300 (33 – 40ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch, phun đều lên chuồng và nền chuồng cho đủ ướt). Một lít dung dịch đã pha phun cho 2 – 3m2 nền chuồng sau khi dọn vệ sinh sạch. Ngày 1 – 2 lần, liên tục 3 – 5 ngày hoặc cho đến khi hết dịch.

Nếu vật nuôi bị ốm hay bị thương cần phải điều trị và cách ly ở nơi thích hợp. Cơ sở chăn nuôi phải sử dụng thuốc điều trị cho vật nuôi để tránh làm vật nuôi đau đớn không cần thiết, mặc dù việc dùng thuốc làm mất trạng thái hữu cơ.

Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thảo dược, các nguyên tố vi lượng, các chất khoáng và các phụ gia với mục đích dinh dưỡng.

Nếu sử dụng sản phẩm thảo dược… không đạt hiệu quả thì có thể dùng thuốc kháng sinh, thuốc thú y tổng hợp do cán bộ thú y chỉ định với thời gian thải hồi gấp đôi hướng dẫn của nhà sản xuất và trong trường hợp tối thiểu là 48h. Trừ trường hợp tiêm chủng và điều trị ký sinh trùng.

Nếu vật nuôi được điều trị nhiều hơn ba lần bằng thuốc thú y tổng hợp hóa học trong vòng 12 tháng hoặc nhiều hơn 1 lần nếu vòng đời sản xuất của vật nuôi dưới 1 năm thì vật nuôi và sản phẩm có nguồn gốc từ chúng không được công bố là sản phẩm hữu cơ và phải trải qua thời kỳ chuyển đổi.

Phòng bệnh bằng vắc xin và kháng sinh thảo dược

Phòng bệnh bằng vắc xin:

Đối với lợn đực giống:

STT

Loại vắc xin

Phòng bệnh

Lịch tiêm

1

Dịch tả lợn

Dịch tả lợn

Tiêm trước phối giống ít nhất 21 ngày. Định kỳ 2 lần/năm, vào tháng 3-5 hoặc 9-10

2

Tụ dấu

Tụ huyết trùng, đóng dấu

3

Lở mồm long móng

Lở mồm long móng

Đối với lợn cái giống:

Đối với lợn thương phẩm

STT

Ngày tuổi

Loại vắc xin

Phòng bệnh

1

20

Phó thương hàn

Phó thương hàn

2

25-30

Lở mồm long móng

Lở mồm long móng

3

30-35

Viêm phổi

Viêm phổi phức hợp, viêm phối dính sườn

4

35-45

Dịch tả lợn

Dịch tả lợn

5

50-60

Tụ dấu

Tụ huyết trùng, đóng dấu

6

65

Dịch tả lợn

Dịch tả lợn

Phòng bệnh bằng kháng sinh thảo dược:

Sử dụng một số loại cây thuốc nam,cây thảo dược như khổ sâm cho lá, nhọ nồi, phèn đen, búp ổi, rau ngót, rau khoai lang.

Sử dụng kháng sinh tự nhiên (tỏi) để phòng bệnh: 1 tháng sử dụng 3 đợt, mỗi đợt 4-5 ngày liên tục. Định mức sử dụng 50g/50 con lợn/ngày (trộn vào thức ăn, nước uống).Có thể sử dụng các loại cỏ sửa, rẻ quạt…. phơi khô, nghiền thành bột hoặc giã nhỏ hoặc sắc lấy nước, trộn vào thức ăn, nước uống cho lợn ăn, uống. Tỷ lệ phối trộn 0,3kg/100kg thức ăn phối trộn.

Không nên sử dụng kháng sinh tổng hợp hóa học để phòng bệnh giai đoạn từ 61 ngày tuổi đến xuất chuồng. Tuy nhiên có thể sử dụng các loại kháng sinh thảo dược, hiện có bán rộng rãi trên thị trường (kháng sinh thảo dược ALLICIN, HN thảo dược…)để phòng, trị bệnh.

Quản lý chất thải chăn nuôi

Đối với chất thải rắn là phân: thực hiện ủ phân vi sinh hoặc sử dụng bể biogas để xử lý phân.

Đối với chất thải rắn nguy hại như vỏ thuốc kháng sinh, vỏ chai lọ hoá chất khử trùng… tiến hành thu gom, phân loại chất thải theo đúng quy định tại Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và môi trường về Quản lý chất thải nguy hại và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về Quản lý chất thải và phế liệu.

Đối với chất thải lỏng: Xử lý bằng bể biogas (nước thải đảm bảo đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi trước khi thải ra ngoài môi trường).

Đối với khí thải: Xung quanh chuồng trại khuyến cáo trồng nhiều cây xanh để tạo hàng rào sinh thái trong chăn nuôi hướng hữu cơ.

Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm

Tổ chức và cá nhân chăn nuôi lợn phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, quy trình phòng, chống dịch bệnh. Hệ thống sổ sách ghi chép của trại phải thể hiện được: số lượng lợn nhập vào, bán ra; giấy chứng nhận nguồn gốc lợn; tình trạng sức khoẻ, dịch bệnh trên đàn lợn và nguyên nhân; tất cả các kết quả kiểm tra, xét nghiệm của phòng thí nghiệm; tình hình sử dụng thức ăn chăn nuôi, hóa chất, vắc xin và sử dụng thuốc điều trị bệnh.

Sổ ghi chép phải được lưu lại ít nhất 1 năm kể từ ngày đàn lợn được bán hay chuyển đi nơi khác hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.

Khi xuất chuồng, ghi chép rõ thời gian, người mua, nơi lợnchuyển đến và lưu giữ hồ sơ cho từng lứa lợncủa từng chuồng. Trường hợp phát hiện lợnbị bệnh, phải cách ly và ngừng xuất chuồng. Nếu đã bán, phải thông báo ngay tới người mua đồng thời điều tra nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh, có hồ sơ ghi chép nguyên nhân gây bệnh và biện pháp xử lý.

Bảng 1: Nguyên liệu sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ

STT

Tên nguyên liệu

I

Các chất khoáng

1

Vỏ canxi của hải sản (ví dụ: bột vỏ sò)

2

Maerl

3

Lithotamn

4

Canxi gluconat

5

Canxi cacbonat

6

Monocanxiphosphat đã khử flo

7

Dicanxiphosphat đã khử flo

8

Magie oxit (magnesia dạng khan)

9

Magie sulfat

10

Magie clorua

11

Magie cacbonat

12

Canxi magie phosphat

13

Magie phosphat

14

Mononatri phosphat

15

Canxi natri phosphat

16

Natri clorua

17

Natri bicacbonat

18

Natri cacbonat

19

Natri sultat

20

Kali clorua

II

Các chất khác

21

Saccharomyces cerevisiae

22

Saccharomyces carlsbergiensis

Bảng 2: Phụ gia sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi hữu cơ

STT

Tên phụ gia

Các điều kiện cụ thể

I

Phụ gia với mục đích công nghệ

1

Chất bảo quản

Axit sorbic

Axit formic

Natri format

Axit axetic

Axit lactic

Axit propionic

Axit citric

2

Chất chống oxy hóa

Chất chiết tocopherol từ dầu thực vật

Chất chiết giàu tocopherol từ dầu thực vật (delta rich)

3

Chất nhũ hóa, chất ổn định, chất tạo độ dày và chất tạo gel

Lecithin

Chỉ dùng sản phẩm có nguồn gốc từ vật liệu hữu cơ.

4

Chất liên kết và chất chống đông vón

Natri ferrocyanua

Lượng sử dụng tối đa 20 mg/kg NaCI tính theo anion ferrocyanua

Sillc dioxit dạng keo

Kieselgur (đất diatomit tinh khiết)

Bentonit

Đất sét caolinit không chứa amiang

Các hỗn hợp tự nhiên của các muối stearit và chlorit

Vermiculit

Sepiolit

Natrolit-Phonolit

Clinoptilolit có nguồn gốc trầm tích

Perlit

5

Phụ gia ủ chua

Enzym và vi sinh vật

Sử dụng hạn chế để ủ chua khi điều kiện thời tiết không cho phép lên men đầy đủ

II

Phụ gia với mục đích cảm quan

Chất tạo hương

Chỉ sử dụng sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp.

III

Phụ gia với mục đích dinh dưỡng

1

Vitamin, provitamin và các chất có tác dụng tương tự

Sử dụng sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp.

2

Hợp chất của các nguyên tố vi lượng

Sắt (III) oxit

Sắt (II) cacbonat

Sắt (II) sulfat, heptahydrat

Sắt (II) sulfat, monohydrat

Kali iodua

Canxi iodat, dạng khan

Canxi iodat khan, dạng hạt đã bọc

Coban (II) axetat tetrahydrat

Coban (II) cacbonat

Coban (II) cacbonat hydroxit (2:3) monohydrat

Coban (II) cacbonat khan, dạng hạt đã bọc

Coban (II) sulfat heptahydrat

Đồng (II) cacbonat, monohydrat, dạng bazơ

Đồng (II) oxit

Đồng (II) sulfat, pentahydrat

2-Đồng clorua trihydroxit (TBCC)

Mangan (II) oxit

Mangan (II) sulfat monohydrat

Mangan (II) cacbonat

Kẽm oxit

Kẽm sulfat monohydrat

Kẽm sulfat heptahydrat

Kẽm clorua hydroxit monohydrat (TBZC)

Natri molybdat

Natri selenit

Natri selenat

Nấm men selen hóa đã bất hoạt

IV

Phụ gia với mục đích khác

Enzym và vi sinh vật trong nhóm “bổ sung chăn nuôi/phụ gia chăn nuôi (zootechnical additives)”

Bảng 3: Danh mục các chất làm sạch, khử trùng được sử dụng trong chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ

Phụ lục: Tiêu chuẩn nước dùng trong chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ

1. Chỉ tiêu chất lượng

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa

Phương pháp thử

Mức độ giám sát

I. Hoá học

1

pH trong khoảng

6,0-8,5

TCVN 6492 :1999

A

2

Độ cứng

mg/l

350

TCVN 6224 :1996

A

3

Nitrat (NO3-)

mg/l

50

TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988)

A

4

Nitrit (NO2-)

mg/l

3

TCVN 6178:1996 (ISO 6777:1984)

A

5

Clorua (Cl)

mg/l

300

TCVN 6194:1996 (ISO 9297:1989)

A

6

Sắt (Fe)

mg/l

0,5

TCVN 6177:1996 (ISO 6332:1988)

A

7

COD

mg/l

10

TCVN 6491:1999

(ISO 6060:1989)

A

8

BOD

mg/l

6

TCVN 6001-1:2008 (ISO 5815-1:2003);

TCVN 6001-2:2008 (ISO 5815-2 : 2003)

A

9

Tổng số chất rắn (TS)

mg/l

3000

TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997)

B

10

Đồng (Cu)

mg/l

2

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

11

Xyanua (CN-)

mg/l

0,07

TCVN 6181:1996 (ISO 6703:1984)

B

12

Florua (F)

mg/l

1,5

TCVN 6195:1996 (ISO 10359-1:1992)

B

13

Mangan (Mn)

mg/l

0,5

TCVN 6002:1995 (ISO 6333:1986)

B

14

Kẽm (Zn)

mg/l

5

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

15

Chì (Pb)

mg/l

0,1

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

B

16

Thuỷ ngân (Hg)

mg/l

0,1

TCVN 7877:2008 (ISO 5666: 1999)

B

17

Asen (As)

mg/l

0,05

TCVN 6182:1996 (ISO 6595:1982)

A

18

Cadmi (Cd)

mg/l

0,05

TCVN 6193:1996

(ISO 8288:1996)

B

II. Vi sinh vật

1

Vi khuẩn hiếu khí

CFU/ml

10000

FAO 14/4 hoặc

ISO 6222:1999

A

2

Coliforms tổng số

MPN/100ml

30

TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)

A

3

Feacal Coliforms

MPN/100ml

0

TCVN 6187-2:1996 (ISO 9308-2:1990)

A

2. Chế độ giám sát nguồn nước

– Giám sát trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng: Xét nghiệm tất cả các chỉ tiêu thuộc mức độ A, B.

– Giám sát định kỳ:

+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ A: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/06 tháng.

+ Đối với các chỉ tiêu thuộc mức độ B: Kiểm tra, giám sát, xét nghiệm ít nhất 01 lần/01 năm.

Phụ lục: Một số tiêu chí định mức kỹ thuật khuyến cáo áp dụng trong chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai, lợn bản địa theo hướng hữu cơ

Phụ lục: Một số công thức phối trộn thức ăn khuyến cáo áp dụng chăn nuôi lợn rừng, lợn rừng lai, lợn bản địa theo hướng hữu cơ

1. Đối với lợn đực giống

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

60

6,0

Cám gạo/ngô/bột sắn

39

3,9

Bột xương

0,5

0,05

Premix khoáng/vitamin

0,5

0,05

Tổng cộng

100%

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)

2800

Prôtêin thô (%)

13%

2. Đối với lợn nái

2.1. Nái hậu bị

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

30

3,0

Cám gạo/ngô/bột sắn

69

6,9

Bột xương

0,5

0,05

Premix khoáng/vitamin

0,5

0,05

Tổng cộng

100

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)

2700

Prôtêin thô (%)

12%

2.2. Nái chửa

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Chửa kỳ 1

Chửa kỳ 2

Chửa kỳ 1

Chửa kỳ 2

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

30

50

3,0

5,0

Cám gạo/ngô/bột sắn

69

49

6,9

4,9

Bột xương

0,5

0,5

0,05

0,05

Premix khoáng/vitamin

0,5

0,5

0,05

0,05

Tổng cộng

100%

100%

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)

2700

2800

Prôtêin thô (%)

12%

13-13,5%

2.3. Nái nuôi con

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

70

7,0

Cám gạo/ngô/bột sắn

29

2,9

Bột xương

0,5

0,05

Premix khoáng/vitamin

0,5

0,05

Tổng cộng

100

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)

3000

Prôtêin thô (%)

14%

3. Đối với lợn thương phẩm

Nguyên liệu

Tỷ lệ (%)

Thành phần trong 10kg hỗn hợp

Thức ăn xanh (rau, củ quả các loại)

50

5

Cám gạo/ngô/bột sắn

49

4,9

Bột xương

0,5

0,05

Premix khoáng/vitamin

0,5

0,05

Tổng cộng

100

10kg thức ăn

Năng lượng (Kcal/kg)

2500

Prôtêin thô (%)

12-13%