7 cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm hiệu quả nhất ⋆ Hồng Ngọc Hospital

So với trẻ bình thường, trẻ tự kỷ thường chậm nói hoặc giao tiếp chậm hơn nhiều. Vậy nên, rất nhiều bậc phụ huynh tìm đến nhiều cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm với mong muốn cải thiện tình trạng chậm nói, chậm giao tiếp ở trẻ.

Thông tin cơ bản về tự kỷ ở trẻ em

Tự kỷ ở trẻ em hay còn gọi với tên rối loạn phổ tự kỷ là tình trạng rối loạn phát triển ở trẻ dẫn tới những khó khăn trong giao tiếp, hành vi, quan hệ xã hội của trẻ.

Sử dụng thuật ngữ “phổ” trong “phổ tự kỷ” để nhắc tới một loạt các triệu chứng, kỹ năng và mức độ nghiêm trọng của người bị tự kỷ.

Ảnh hưởng của tự kỷ đối với mỗi trẻ sẽ theo những cách khác nhau và từ mức độ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng chung ở trẻ tự kỷ phải kể đến là giao tiếp khó khăn, rối loạn hành vi… Các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, số lượng các triệu chứng… sẽ có sự khác biệt rõ ràng.

Đến khi trẻ được 2 – 3 tuổi, lúc này các triệu chứng mới xuất hiện. Hoặc có thể sớm hơn.

Ảnh hưởng của chứng tự kỷ đến giao tiếp của trẻ

Tỷ lệ trẻ tự kỷ không nói được chiếm khoảng 40%. Vẫn có trẻ nói được nhưng kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ vẫn hạn chế.

Trong ngôn ngữ và hành vi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện như:

  • Trẻ tự kỷ chậm nói: so với trẻ bình thường thì các mốc phát triển ngôn ngữ sẽ chậm hơn
  • Ngôn ngữ nói của trẻ lặp đi lặp lại hoặc cứng nhắc: trẻ nói điều không có nghĩa, không liên quan tới cuộc trò chuyện.
  • Ngôn ngữ phát triển không đồng đều: nhiều trẻ tự kỷ phát triển một số kỹ năng nói và ngôn ngữ tuy nhiên không đạt đến khả năng bình thường và không đồng đều. Ví dụ, trẻ chỉ phát triển vốn từ vựng trong lĩnh vực mà trẻ thích và quan tâm. Nhiều trẻ tự kỷ còn có thể biết đọc rất sớm nhưng có thể không hiểu những gì mình đọc.
  • Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ kém: trẻ tự kỷ không thể sử dụng các cử chỉ thông thường như chỉ vào một đồ vật mà mình muốn, không quan tâm, chú ý đến cuộc trò chuyện, tránh giao tiếp bằng mắt với người đối diện…

7 cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm được áp dụng nhiều nhất

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong quá trình cải thiện khả năng giao tiếp và học nói của trẻ tự kỷ.

Vậy cha mẹ cần thực hiện cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm như thế nào để hiệu quả nhất?

Khuyến khích trẻ giao tiếp

Thông qua hoạt động vui chơi, trẻ em sẽ học được nhiều điều, trong đó có cả học nói, tăng khả năng tò mò tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Các bậc phụ huynh hãy cho trẻ chơi những trò chơi mà trẻ hứng thú. Ví dụ như trò chơi kiến bò: cha mẹ di chuyển tay trên người trẻ kết hợp hát hoặc đọc thơ vui, tạo tình huống dừng lại bất ngờ và quan sát phản ứng của trẻ.

Trờ chơi kiến bò sẽ thúc đẩy trẻ có nhu cầu giao tiếp bằng việc nếu trẻ muốn chơi nữa phải tự bắt lấy tay cha mẹ để đòi chơi. Lúc này, cha mẹ hãy nói “nữa hả” hoặc “có phải con muốn chơi tiếp không” để giúp trẻ học theo ngôn ngữ.

Ngoài trò chơi kiến bò, người thân của trẻ tự kỷ hãy tìm ra những trò chơi khác mà trẻ thích và thử thêm các hoạt động khác như hát, đọc thuộc các bài thơ… để thúc đẩy khả năng tương tác xã hội của trẻ.

Tập trung vào cử chỉ

Nền tảng của sự phát triển ngôn ngữ sẽ được xây dựng từ cử chỉ và hành động giao tiếp bằng mắt. Vậy nên cha mẹ hãy khuyến khích trẻ thực hiện cử chỉ bằng cách làm mẫu. Chẳng hạn, vừa nói “có” vừa gật đầu, vừa nói “không” vừa lắc đầu.

Phụ huynh nên giao tiếp bằng mắt khi nói chuyện với trẻ tự kỷ, đứng trước mặt trẻ để trẻ dễ dàng nhìn và nghe thấy điều bạn nói.

Bắt chước hành động của trẻ

Khi giáo viên, người thân bắt chước âm thanh và hành động của trẻ tự kỷ sẽ thúc đẩy trẻ phát âm và tương tác nhiều hơn cũng như giúp trẻ cố gắng bắt chước bạn. Lưu ý, chỉ nên bắt chước trẻ khi trẻ nói đúng và có hành vi tích cực.

Trường hợp trẻ nói sai, làm sai, cha mẹ cần nhắc lại nhiều lần theo cách đúng để trẻ bắt chước lại.

Tạo cơ hội cho trẻ nói chuyện

Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm không thể thiếu chính là việc cha mẹ cần tạo cho trẻ nhiều cơ hội giao tiếp ngay cả khi trẻ không nói. Khi thấy trẻ muốn một thứ gì đó hoặc khi cha mẹ đặt câu hỏi, hãy dừng lại vài giây và nhìn vào mắt trẻ để cho thấy trẻ cần phải trả lời.

Đối với bất kỳ âm thanh và cử chỉ nào của trẻ tự kỷ, cha mẹ cũng cần quan sát, theo dõi và phản ứng kịp thời để phản hồi nhanh chóng, giúp trẻ cảm nhận được sức mạnh giao tiếp.

Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm bằng việc đơn giản hóa ngôn ngữ của bạn

Để giúp trẻ tự kỷ dễ hiểu và bắt chước ngôn ngữ nói, cha mẹ cần sử dụng những từ ngữ đơn giản khi trò chuyện với trẻ. Cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm này được nhiều chuyên gia khuyến khích cần thực hiện mỗi ngày.

Trước tiên, cha mẹ chỉ nên sử dụng từ đơn như nước, ăn, ngủ, lấy… khi thực hiện các hành động tương ứng.

Nói về những gì trẻ quan tâm

Trẻ tự kỷ cũng có sự quan tâm đối với một lĩnh vực cụ thể nào đó nên cha mẹ hãy tận dụng sở thích của trẻ để cùng trẻ nói về chủ đề đó, thay vì làm gián đoạn hoặc ngăn cản trẻ.

Kiên trì, nỗ lực nói chuyện với trẻ trong quá trình giúp trẻ tự kỷ bắt âm

Ban đầu, có thể sẽ khó khăn khi trò chuyện với trẻ tự kỷ vì thái độ không quan tâm, từ chối giao tiếp với người đối diện của trẻ. Nhưng cha mẹ cũng đừng vì trẻ không thích, hoặc không muốn nói chuyện mà từ bỏ, điều đó chính là những khó khăn mà trẻ tự kỷ đang gặp phải, cần được cha mẹ hỗ trợ.

Các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ cần thật sự kiên trì, không nóng vội và nản chí khi dạy trẻ tự kỷ bắt âm. Luôn dành thời gian cho con, trò chuyện với con mỗi ngày là cách dạy trẻ tự kỷ bắt âm hiệu quả. Bằng cách này, trẻ còn cảm nhận được sự quan tâm, tình cảm ấm áp của cha mẹ.

Quá trình dạy trẻ tự kỷ bắt âm không phải ngày một ngày hai mà cần rất nhiều thời gian, cần sự gắn kết và đồng hành giữa chuyên gia, nhà trường và gia đình.

Với mong muốn đồng hành cùng các gia đình có trẻ mắc tự kỷ, Bệnh viện Hồng Ngọc đã triển khai dịch vụ thăm khám và điều trị cho trẻ tự kỷ và nhận được nhiều tin tưởng của các bậc phụ huynh.

Trực tiếp thăm khám và điều trị tự kỷ cho trẻ tại Hồng Ngọc là BSCKII Phạm Đức Thịnh với hơn 40 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nhi khoa; hơn 10 năm công tác tại Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý trẻ em (còn gọi là Trung tâm Nguyễn Khắc Viện).

Sau khi trở thành Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, bác sĩ Thịnh vẫn trực tiếp tham gia chẩn đoán, tư vấn và trị liệu cho trẻ em có vấn đề tâm lý như tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi…

Với trình độ chuyên môn cao về Nhi khoa và Tâm lý trẻ em cùng sự tận tâm với bệnh nhi BS Thịnh đã đồng hành cùng rất nhiều gia đình có trẻ tự kỷ trị liệu thành công.