An lạc là gì? Sống an lạc là gì? Khách hàng quan tâm đến nội dung trên vui lòng theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi để có thêm các thông tin hữu ích.
An lạc là gì?
An lạc là gì? Sống an lạc là gì? An là sự an định của nội tâm. Lạc là hạnh phúc, vui vẻ. Như thế, An Lạc là niềm hạnh phúc được lưu xuất từ sự an định của nội tâm. An Lạc chỉ xuất hiện khi tâm ta ở trong trạng thái tịch tĩnh: Bên trong không còn bị câu thúc bởi tham sân si, bên ngoài không còn bị chi phối bởi ngoại cảnh, sắc trần. An Lạc khác với Vui vẻ ở hai điều căn bản:
Vui vẻ đến từ bên ngoài còn An lạc đến từ bên trong.
Vui vẻ chỉ là một trạng thái nhất thời còn An lạc, do đến từ tuệ giác, nên một khi đạt được thì nó là vĩnh viễn.
Bởi được lưu xuất từ nội tâm nên An Lạc chỉ có thể có được thông qua tu tập. Chúng ta không thể mong, cũng không thể cầu mà có được được. An lạc xuất từ tâm nhưng có công năng chiêu cảm ra bên ngoài. Đây chính là lý do tại sao khi gần gũi bậc chân tu, ta luôn thấy tâm mình thanh thoát, vui vẻ. Những người có nhân duyên gặp được Ngài Hư Vân, hay Ngài Tuyên Hóa đều trải qua xúc cảm hi hữu này. Ngay như ở Việt Nam ta, nếu duyên gặp các bậc chân tu, bạn cũng sẽ được kinh qua cái xúc cảm lạ lùng ấy.
Làm thế nào để biết ai là bậc Chân tu
Từ Bi là gì.
Trí Huệ là gì.
Niết bàn là gì.
Cách tụng kinh cho người mới mất
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Kinh Phật đảnh tôn thắng Đà La Ni.
Sống thế nào để An Lạc?
– Tu đúng sẽ đến được An Lạc
Bước đầu tiên trên hành trình học Phật của ta là diệt trừ khổ đau, để thân tâm an lạc. Sự an lạc này được hiện diện ngay trong hiện tại, chớ chẳng phải ở một cõi giới xa xôi nào đó. “Chúng ta đi chùa, lạy Phật và học đạo cốt là để có an lạc.
Nhưng nhìn lại nếu thấy bản thân mình chưa có an lạc, gia đình chưa có an lạc thì hoặc là mình tu chưa rốt ráo; hoặc là cái học và tu của mình chưa đúng Chánh pháp. Nếu hành giả thực hành đúng Chánh pháp thì chắc chắn sẽ có an lạc. Nếu chưa được trọn vẹn thì ít ra cũng có an lạc từng phần. Bởi vì những lời dạy của đức Phật là chân thật, đúng theo chân lý nghĩa là sự thật như thế nào thì Ngài nói như thế ấy.
Lời nói của Phật nhằm đem lại lợi ích cho mình và cho mọi người chớ không bao giờ lợi mình hại người khác. Lời nói của Phật trước sau như một luôn nhắc nhở tất cả chúng sinh đi trên con đường giải thoát giác ngộ phải tinh tấn đạt đến cứu cánh tối thượng là trí tuệ Bồ Đề và sau cùng lời dạy của Phật là chân chính, không bao giờ hư vạy.
Tiến trình giải thoát để có an lạc là Giới Định Tuệ. Vì thế người nào giữ Giới nghiêm minh thì chắc chắn họ sẽ có an vui tự tại. Giữ một phần Giới thì có một phần an lạc và cứ như thế mà tiến tu.”( Lê Sỹ Minh Tùng)
– Giữ giới là bước đầu tiên trên hành trình đến An Lạc
Giới luật trong Phật giáo có một giá trị tuyệt đối cho người hành đạo. Bởi vì người giữ giới trong sạch, y theo giới luật tu hành thì tâm mới định và từ đó trí tuệ sẽ phát sinh. Vì vậy có giữ Giới nghiêm minh mới giữ được Phật tâm.
Đối với Phật giáo, giới và hạnh không phải chỉ để giữ mà để tu bởi vì giới là pháp môn tu học chớ không phải là tín điều bắt buộc tín đồ phải giữ. Vì vậy tu giới là thực hành ly dục, ly ác pháp để tâm dần đến chỗ thanh tịnh trong khi giữ giới chỉ có tác dụng tiêu cực cho nên ái dục không giảm, không diệt mất.
Lại giới khiến chúng ta ngăn mình nghĩ ác, làm ác. Tâm không làm ác, thân không làm ác thì tham sân si không có đất để sanh khởi. Mà tam độc không sanh khởi ắt thân tâm được an tịnh. Do đó giữ giới là bước đầu tiên trên hành trình đến an lạc vậy!
Thí dụ một người có thể giữ giới trường chay, nhưng lòng vẫn còn tham ăn, tham mặc…thì ái dục khó dứt nên không có an tịnh. Ngược lại, một người tu giới là họ luôn kiểm soát thân, khẩu, ý và luôn sống trong tỉnh thức chánh niệm. Do có chánh niệm nên nguyên nhân gây ra phiền não khổ đau không còn. Bởi phiền não không còn cho nên họ sống trong an lạc, tự tại.
– Giữ theo Bốn Hạnh An Lạc
Bốn Hạnh An Lạc được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Pháp Hoa. Hòa Thượng Trí Tịnh bảo: “Ngài Văn Thù cho rằng: “Dầu dùng nhẫn lực để trì kinh cũng đã hay. Tuy nhiên việc ấy không bằng làm thế nào để cho khỏi có xảy ra những điều hoạn nạn, khó khăn. Bởi vậy nên ngài bèn thưa thỉnh cùng đức Thế Tôn.
Ðức Thế Tôn liền nói bốn hạnh an lạc. Các vị pháp sư trì kinh Pháp Hoa ở đời ác sau, nếu có đủ bốn hạnh này thời có thể vì chúng sanh nói kinh Pháp Hoa. Bốn hạnh này giúp khỏi các chướng nạn, thường thường được an vui. Bốn hạnh an lạc là:
Hành xứ và Thân cận xứ: Chỗ sở hành và chỗ thân cận của Bồ tát phải thường tương ưng với tánh giới. Bề trong thời an trụ nơi đệ nhứt nghĩa thật tướng; bề ngoài thời xa những mầm nạn những ác hạnh, tránh tất cả những điều cơ hiểm. Tương ưng tánh giới; an trụ thật tướng thời tâm an, xa tránh ác hạnh, cơ hiểm, mầm nạn thời thân an.
Thân và tâm an thời vì chúng sanh nói kinh Pháp Hoa tất khỏi bị chướng ngại. Cũng có vị Cổ đức cho rằng, hành xứ cùng thân cận xứ là thân nghiệp an lạc hạnh. Lấy ý mà suy thời cùng với nghĩa trên vẫn cũng tương đồng.
Ngừa lỗi nơi khẩu nghiệp và khéo nói pháp: Tức là làm cho mọi người đều hoan hỉ, thời khỏi chướng nạn mà được an vui. Đây chính là khẩu nghiệp an lạc hạnh vậy.
Dứt trừ những tánh đê hèn, như dua dối, ghét ganh v.v… Tức là nơi tâm xa rời tất cả phiền não cấu trược; kính trọng người trên, không khinh kẻ dưới. Được như thế thời không làm bức xúc tâm mọi người, khỏi những điều oán hận mà tự mình được an vui. Ðây thuộc về ý nghiệp an lạc hạnh.
Bồ tát ở đời sau phải sanh lòng từ bi thệ độ tất cả. Như thế thời không xa bỏ chúng sanh thường nguyện giáo hóa, không sanh niệm mỏi mệt nhàm chán. Ðây tức là thệ nguyện an lạc hạnh vậy.
Ðủ bốn hạnh trên đây thời là đủ sức thủ hộ giảng thuyết kinh Pháp Hoa ở đời ác trược vị lai. Nhờ đó mà tránh khỏi chướng nạn, được an ổn vui vẻ.
Bốn hạnh này là phép tắc của đức Thế Tôn truyền dạy để giữ gìn gia nghiệp vĩ đại của đấng cứu thế. Tất cả luật hạnh oai nghi đều gồm nhiếp trong 4 hạnh này. Người xuất gia trong đời mạt pháp, nếu có thể giữ hạnh này hoàn toàn, thời có thể gọi là chẳng phụ ân sâu của Ðức Thế Tôn vậy.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!