Những cảm nhận của người bị rối loạn nhân cách ranh giới thường mãnh liệt hơn mức bình thường rất nhiều. Điều đó như thể họ đang phải bơi trong một khoảng không vô định. Vì thế, nó sẽ khiến cho người bệnh và những người xung quanh vô cùng mệt mỏi.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng mọi cảm nhận của người bị rối loạn nhân cách là hoàn toàn bình thường đối với họ. “Xin đừng nói với tôi rằng tôi rất ngớ ngẩn hoặc thể hiện các hành động như thể cảm xúc của tôi là không phù hợp”, một bệnh nhân cho biết.
Họ sẽ phải mất nhiều thời gian để suy nghĩ về cảm nhận của người khác, cũng có khi họ cho rằng cảm xúc của người khác là bất thường. Chính vì vậy, chúng ta không nên phán xét mà ngược lại, hãy cho họ khoảng thời gian và không gian riêng để giúp họ cảm thấy tốt hơn.
4. Bệnh nhân của chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường bị hiểu lầm là người đa nhân cách
Rối loạn nhân cách ranh giới là một dạng của rối loạn nhân cách, căn bệnh này lại thường bị nhầm lẫn với chứng đa nhân cách (DID) – hội chứng khiến người mắc bệnh tự phát triển ra nhiều nhân cách biệt lập với nhân cách vốn có.
Sự thật không phải như vậy. Bệnh nhân bị rối loạn nhân cách ranh giới không có nhiều hơn một nhân cách. Họ vẫn sở hữu nhân cách thống nhất như những người khác. Căn bệnh này là sự rối loạn về mặt nhân cách, có nghĩa là người bệnh gặp nhiều khó khăn trong suy nghĩ và cảm giác.
Người bị rối loạn nhân cách ranh giới phải đối mặt với rất nhiều vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Đó là hậu quả do chứng bệnh này mang lại.
Ở đây, chúng ta không nói về mức độ nguy hiểm giữa các vấn đề tâm thần. Điều cần lưu ý là không nên nhầm lẫn giữa các triệu chứng bệnh với nhau và không nên kỳ thị người bệnh.
5. “Tôi không mang đến nguy hiểm hoặc thao túng ai, tôi chỉ cần thêm một chút yêu thương”
Nhiều người bị rối loạn nhân cách ranh giới đã nói rằng: “Tôi chưa hề gây nguy hiểm cho bất cứ ai, thứ tôi cần là tình yêu thương”. Sở dĩ họ nói như vậy là vì thực tế vẫn còn rất nhiều sự kỳ thị và xem họ như những người điên nguy hiểm.
Thật sai lầm khi nhiều người vẫn tin rằng người mắc bệnh này có thể thao túng hoặc gây nguy hại cho người khác.
Người bị rối loạn nhân cách ranh giới thực chất chỉ đang vật lộn với ý thức về bản thân và các mối quan hệ của họ. Họ chỉ cần được yêu thương hơn. Họ không nguy hiểm và những người mắc bệnh tâm thần khác cũng vậy. Người bệnh sẽ có xu hướng gây hại cho bản thân hơn là cho người khác.
6. Người mắc chứng rối loạn nhân cách ranh giới thường hay mệt mỏi, bực bội và rất khó để tìm được cách xử lý đúng mực
Nhiều người mắc bệnh rối loạn nhân cách ranh giới không được điều trị không phải vì họ chưa sẵn sàng, mà là vì dạng bệnh tâm thần này không được đối xử như nhiều bệnh khác.
Rối loạn nhân cách ranh giới thường không được điều trị bằng thuốc. Nó chỉ có thể được điều trị bằng các liệu pháp như liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và liệu pháp nhận thức hành vi (CBT). Cho đến nay, không có thuốc nào đặc trị chứng rối loạn nhân cách ranh giới. Các loại thuốc được sử dụng chỉ có thể giảm các triệu chứng bệnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!