VẾT THƯƠNG HỞ LÂU LÀNH DO ĐÂU? CẦN KHẮC PHỤC THẾ NÀO?

Một vết thương hở lâu lành ở ngoài da, hoặc lành nhưng có xu hướng tái phát được gọi là vết thương mạn tính. Một số trong nhiều nguyên nhân gây ra những vết thương mạn tính có thể bao gồm chấn thương, bỏng, ung thư da, nhiễm trùng hoặc các tình trạng y tế tiềm ẩn như bệnh tiểu đường. Những vết thương mất nhiều thời gian để chữa lành cần được chăm sóc đặc biệt.

Nguyên nhân gây nên vết thương mạn tính

Một số lý do của vết thương mạn tính có thể bao gồm:

  • Bất động (áp lực do chấn thương hoặc loét do tì đè): Khi áp lực cục bộ kéo dài sẽ hạn chế lưu lượng máu. Lâu ngày, khiến vùng cơ thể đó bị kèm dinh dưỡng, máu bị ứ lại gây sung huyết, bung ra gây nên vết loét.
  • Chấn thương nghiêm trọng
  • Phẫu thuật – vết mổ (vết cắt được thực hiện trong khi phẫu thuật) bị nhiễm trùng
  • Bỏng sâu
  • Do bệnh lý khác như bệnh tiểu đường hoặc một số loại bệnh liên quan đến mạch máu
  • Các loại nhiễm trùng cụ thể như loét Buruli (còn gọi là loét Bairnsdale) do vi khuẩn Mycobacterium ulcerans gây ra. Vết loét có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, phổ biến nhất là ở các chi.
  • Trị thương sai cách

Quá trình hồi phục của một vết thương hở

Quá trình chữa lành vết thương ngoài da tuân theo một mô hình có thể dự đoán từ trước. Một vết thương có thể không lành nếu một hoặc nhiều giai đoạn chữa lành bị gián đoạn. Các giai đoạn chữa lành vết thương thông thường bao gồm:

  • Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí thắt chặt lại để ngăn ngừa mất máu. Tiểu cầu (tế bào đông máu đặc biệt) tập hợp lại để tạo thành cục máu đông. Sau khi cục máu đông được hình thành, các mạch máu mở rộng, cho phép lưu lượng máu tối đa đến vết thương. Đây là lý do tại sao một vết thương lúc đầu luôn sung huyết và có cảm giác nóng lên. Các tế bào bạch cầu tràn đến khu vực tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và thành phần dị loài khác. Các tế bào da nhân lên và phát triển trên khắp vết thương.
  • Giai đoạn nguyên bào sợi: Collagen, sợi protein mang lại sự đàn hồi cho làn da, bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen khuyến khích các cạnh của vết thương co vào và đóng lại. Các mạch máu nhỏ (các mao mạch) hình thành tại vị trí vết thương nhằm cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
  • Giai đoạn tái tạo: Cơ thể liên tục bổ sung thêm nhiều collagen và tinh chỉnh vùng bị thương. Điều này có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Đây là lý do tại sao vết sẹo có xu hướng mờ dần theo thời gian và tại sao chúng ta phải chăm sóc vết thương một thời gian sau khi chúng đã lành.

Rào cản khiến cho vết thương hở lâu lành

Các yếu tố có thể làm chậm quá trình chữa lành vết thương bao gồm:

  • Da chết: Da chết và các vật liệu lạ cản trở quá trình chữa lành.
  • Nhiễm trùng: Vết thương hở có thể bị nhiễm vi khuẩn. Cơ thể ưu tiên chiến đấu với nhiễm trùng hơn là chữa lành vết thương.
  • Xuất huyết: Chảy máu dai dẳng khiến miệng vết thương luôn ở tình trạng tách xa nhau.
  • Ít vận động: Một người bất động có nguy cơ cao bị loét do tì đè vì áp lực và ma sát liên tục.
  • Chế độ ăn uống: Lựa chọn thực phẩm kém có thể làm mất các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình liền thương. Thiếu vitamin C, kẽm và protein là thường gặp nhất ở bệnh nhân lâu lành thương.
  • Bệnh lý: Bệnh tiểu đường, thiếu máu và một số bệnh mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu đến khu vực vết thương để cung cấp dinh dưỡng. Bất kỳ rối loạn nào cản trở hệ thống miễn dịch cũng có thể làm vết thương lâu lành hơn.
  • Tuổi tác: Vết thương có xu hướng mất nhiều thời gian hơn để chữa lành ở người cao tuổi.
  • Các loại thuốc: Một số loại thuốc hoặc phương pháp điều trị được sử dụng kiểm soát tình trạng bệnh lý có khả năng can thiệp vào quá trình lành thương của cơ thể.
  • Thuốc lá: Hút thuốc lá làm suy giảm khả năng hồi phục tổn thương. Thậm chí, nó còn khiến nguy cơ biến chứng tăng cao.
  • Giãn tĩnh mạch: Tình trạng này có thể hạn chế lưu lượng máu và gây sưng, dẫn đến rách da và loét kéo dài.
  • Thiếu ẩm: Các vết thương ở điều kiện yếm khí ( ví dụ như như loét ở bàn chân) ít có khả năng lành nhanh. Các tế bào khác nhau liên quan đến việc lành thương, như tế bào da và tế bào miễn dịch, cần một môi trường đủ ẩm ướt để hoạt động tốt hơn.
  • Gốc tự do: Gốc tự do sản sinh dư thừa ở vết thương làm phá hủy các mạch máu, mô hạt, kéo dài phản ứng viêm, ức chế giai đoạn tăng sinh và làm rối loạn lắng đọng collagen, hình thành sẹo xấu.

Cách thức xử lý một vết thương hở lâu lành

Phương pháp điều trị sẽ bác sĩ khuyên dùng tùy thuộc vào tuổi tác, sức khỏe và tính chất của vết thương. Chăm sóc y tế nói chung có thể bao gồm:

  • Làm sạch để loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn từ vết thương. Điều này nên được thực hiện rất nhẹ nhàng và thường xuyên.
  • Tiêm vắc xin uốn ván có thể được khuyến nghị trong một số trường hợp chấn thương.
  • Đóng vết thương lớn bằng mũi khâu hoặc ghim y tế.
  • Băng vết thương. Việc băng bó được bác sĩ lựa chọn tùy thuộc vào loại và mức độ nghiêm trọng của vết thương.
  • Giảm đau bằng thuốc. Các cơn đau có thể làm cho các mạch máu co lại, làm chậm quá trình lành thương. Nếu vết thương của bạn gây khó chịu, hãy nói với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng các loại thuốc không kê đơn như paracetamol hoặc có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn.
  • Điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng đau, chảy mủ và sốt.
  • Xem lại các loại thuốc khác của bạn. Một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống viêm và steroid, can thiệp vào quá trình lành thương của cơ thể
  • Điều trị các tình trạng bệnh lý khác như thiếu máu, bệnh mạch máu vì chúng có thể ngăn cản vết thương của bạn lành lại
  • Kê toa thuốc kháng sinh đặc hiệu cho vết thương do loét Buruli. Ghép da cũng có thể được chỉ định

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng sản phẩm Healit được nhập khẩu trực tiếp từ Cộng hòa Séc. Thành phần chính của Healit là chất đồng trùng hợp Polymer (Copolymer) of 2 – Hydroxyethyl Methacrylate (HEMA-HAS). Với cấu trúc đặc trưng chứa nhóm amin có hiệu ứng chắn không gian, HEMA-HAS sẽ tác dụng lên các gốc tự do để biến chúng thành các gốc nitroxid bền vững. Nhờ đó, các gốc tự do dư thừa sản sinh quá mức trong giai đoạn viêm được thu hồi, đưa nồng độ sinh lý. Vì thế nên Healit ngăn được tác động bất lợi của gốc tự do và đẩy nhanh quá trình lành vết thương. Healit có hiệu quả với cả các vết loét lớn, mãn tính như loét do tì đè ở bệnh nhân hôn mê, loét ở bệnh nhân tiểu đường,…

Thành phần Copolymer đồng trùng hợp HEMA-HAS là công trình nghiên cứu của phân viện hóa cao phân tử thuộc viện Hàn Lâm Khoa học cộng hòa Séc năm 1990 và được cấp bằng sáng chế độc quyền châu Âu năm 1997 cho khả năng bắt giữ và bất hoạt gốc tự do tại vết thương, giúp kiểm soát và ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của gốc tự do.

Thành phần copolymer HEMA-HAS đã được thử nghiệm lâm sàng tại bệnh viện Việt Đức trên 86 BN có vết thương sau mổ rò hậu môn, mổ áp xe cạnh hậu môn dưới dạng gel bôi. Kết quả 100% bệnh nhân hài lòng với tác dụng giảm đau, giảm tiết dịch, cùng với kết quả nghiên cứu thu nhận được, chúng tôi thấy rằng Healit có hiệu quả giảm đau, giảm tiết dịch, giảm phù nề và giúp lành nhanh các vết thương hở lâu lành, vết mổ của áp xe, rò hậu môn.

Sản phẩm được công ty CZ Pharma nhập khẩu nguyên hộp và phân phối độc quyền tại thị trường Việt Nam.

Để được tư vấn thêm về bệnh trĩ, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.2153 hoặc truy cập vào đây.

Xem thêm:

  • ĐẶC ĐIỂM TRĨ ĐỘ 4 VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • ĐẶC ĐIỂM TRĨ ĐỘ 3 VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
  • ĐẶC ĐIỂM TRĨ ĐỘ 2 VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ