NaHCO3 có lưỡng tính không? Tính chất hóa học của NaHCO3

Bạn đang quan tâm hóa chất NahCO3 có lưỡng tính không? Tính chất hóa học của NaHCO3 là gì? Những ứng dụng thực tế của loại hóa chất baking soda này là gì? Đội ngũ chuyên gia về hóa chất của công ty BILICO sẽ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên. Nào, les’t go!!!

NaHCO3 có lưỡng tính không

NaHCO3 có lưỡng tính không?

NaHCO3 là công thức hóa học của natri bicacbonat, hay còn được gọi với tên gọi natri hiđrocacbonat. Thực tế đây là chất được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống nên chúng còn được gọi với nhiều tên gọi khác như sau:

  • Bread soda
  • Bicarbonate of soda
  • Cooking soda

hóa chất nahco3 - Baking Soda

Tên sản phẩm Sodium hydrogen carbonate Tên gọi khác Natri hidrocacbonat, Sodium bicarbonate, Baking soda, bột nở

Công thức hóa học NaHCO3 Tính chất vật lý nổi bật – Dạng bột mịn, trắng, dễ hút ẩm, tan nhanh trong nước

– Khối lượng riêng: 2,159 g/cm3, rắn.

– Điểm nóng chảy: Phân hủy tại 50°C

– Độ hòa tan trong nước: 7,8 g/100 ml (18°C)

Thông thường sản phẩm tồn tại ở dạng bột, khá mịn, màu trắng, dễ dàng hút ẩm, tuy nhiên lại tan ít trong nước. Sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, hóa chất hoặc dược phẩm. Vậy, hợp chất này có lưỡng tính không?

Chất lưỡng tính là gì?

Để biết được NaHCO3 có lưỡng tính hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu chất lưỡng tính là gì?

Theo wikipedia, các hợp chất lưỡng tính chính là một phân tử hay một ion có thể phản ứng được với cả bazơ và axit. Bên cạnh đó tính chất này cũng phụ thuộc vào trạng thái oxy hóa. Dưới đây là những thông tin liên quan tới tính chất đặc trưng của các chất lưỡng tính.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra hợp chất được coi là lưỡng tính sẽ có khả năng hoạt động như một bazơ hoặc một axit. Axit sẽ là chất cho proton (hoặc có thể nhận cặp electron) còn bazơ luôn nhận proton.
  • Chất lưỡng tính sẽ vừa thể hiện tính axit và vừa thể hiện tính bazơ.
  • Thường thì các axit kim loại sẽ phản ứng với cả axit, bazo để tạo ra muối và nước được gọi tên gọi là oxit lưỡng tính. Ví dụ như chì oxit hoặc kẽm oxit.
  • Bên cạnh đó một loại khác ở nhóm hợp chất lưỡng tính chính là các phân tử amphiprotic. Phân tử này có thể nhận hoặc cho đi proton (H+) .

Vậy, NaHCO3 là chất lưỡng tính hay không?

Căn cứ vào đặc trưng của một chất lưỡng tính có thể khẳng định “NaHCO3 là chất lưỡng tính”.

  • Giải thích chi tiết: Natri bicacbonat là một muối axit có nguyên tử [H] linh động trong gốc axit >>> thể hiện tính axit yếu. Bên cạnh đó NaHCO3 có thể tác dụng với các axit mạnh hơn (đặc biệt trong đó là HCl) giải phóng khí CO2 >> Chính vì thế chất cũng thể hiện tính bazo và tính chất bazơ của hợp chất thường chiếm ưu thế hơn so với tính axit.

Nahco3 là chất lưỡng tính

Tính chất hóa học của NaHCO3

Hiểu rõ tính chất hóa học của NaHCO3 sẽ giúp hiểu đúng nhất về sản phẩm. Từ đó có phương án sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả nhất trong công nghiệp sản xuất cũng như trong cuộc sống.

Nhiệt phân tạo thành muối và giải phóng CO2

Tiến hành nhiệt phân hóa chất soda baking sẽ tạo ra muối mới và giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng như sau:

  • 2NaHCO3 → Na2CO3 +CO2↑ + H2O

Xem chi tiết về thí nghiệm phản ứng nhiệt phân NaHCO3 tại bài viết này https://bilico.vn/nhiet-phan-nahco3

phản ứng nhiệt phân nahco3 ra na2co3

Thủy phân tạo thành môi trường Bazơ yếu

Phản ứng với nước, NaHCO3 sẽ bị thủy phân tạo ra môi trường bazơ yếu. Trong thí nghiệm chúng ta có thể nhận thấy môi trường này sẽ khiến quỳ tím đổi màu. Tuy nhiên lại không đủ mạnh để có thể làm đổi màu dung dịch phenolphtalein.

Phương trình phản ứng như sau: NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3

Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước

Khi được sử dụng, hoặc tiếp xúc với các axit mạnh, NaHCO3 sẽ tạo thành dung dịch muối và nước, đồng thời giải phóng khí CO2. Phương trình phản ứng như sau:

  • Tác dụng với Axit Sunfuric: 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O + 2CO2
  • Tác dụng với axit Clohiric: NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2

Tác dụng với bazơ tạo thành muối mới và bazơ mới

Khi được tác dụng với bazơ, NaHCO3 sẽ tạo ra muối mới và bazơ mới. Phương trình phản ứng như sau:

  • Tác dụng với Ca(OH)2: NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + NaOH + H2O. Một trường hợp khác có thể tạo thành 2 muối mới với phương trình phản ứng: 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O.
  • Tác dụng với NaOH: NaHCO3 + NaOH → H2O + Na2CO3
  • Tác dụng với Ba(OH)2: 2NaHCO3 + Ba(OH)2 → Na2CO3 + Ba2CO3 + 2H2O

Ứng dụng của natri bicacbonat là gì?

Như đã nói ở trên Soda Baking được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm công nghiệp sản xuất thực phẩm, dược phẩm và hóa chất. Ngoài ra sản phẩm cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Cụ thể như sau:

  • Tạo độ xốp và độ giòn cho đồ ăn sau chế biến, làm đẹp cho bánh đồng thời làm mềm nhiều loại thực phẩm.
  • Sử dụng baking soda để trung hòa acid nhằm chữa bệnh đau dạ dày. Sản phẩm cũng được sử dụng để sản xuất nhiều loại nước súc miệng nhằm loại bỏ mảng bám và làm trắng răng.
  • Sử dụng sản phẩm trong tẩy rửa và lau chùi khu vực nhà bếp, nhà vệ sinh, chống côn trùng,…
  • Sử dụng trong xử lý nước bao gồm xử lý nước thải, nước bể bơi, nước ao hồ nuôi trồng thủy hải sản.

Như vậy, Bilico đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi “NaHCO3 có lưỡng tính không” và tính chất hóa học của nó là gì. Hi vọng những kiến thức trên mà chúng tôi cung cấp là có ích cho quý vị. Mọi thông tin đóng góp về bài viết xin vui lòng để lại comment bên dưới. Đặc biệt, nếu quý vị thấy bài viết hữu ích hãy chia sẻ thông tin này lên Facebook cá nhân để lan tỏa đến với nhiều người hơn.