CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Có kinh nguyệt có nên tắm biển không được rất nhiều bạn gái quan tâm bởi đây là môn thể thao tốt cho sức khỏe và có lợi cho cơ thể trong ngày dâu. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em giải đáp các thắc mắc dưới đây.

Có kinh nguyệt có nên tắm biển không?

Có kinh nguyệt có thể đi tắm biển nếu bạn có biện pháp hỗ trợ an toàn tuy nhiên không nên tắm quá lâu để cơ thể không bị lạnh, ảnh hưởng sức khoẻ.

Thực tế, bơi lội là môn thể thao tốt cho sức khoẻ và có lợi cho cơ thể trong ngày dâu, tuy nhiên môi trường bơi ở biển thường có gió to, cơ thể nhiễm nước nên dễ bị nhiễm lạnh, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra, chị em cần trang bị cho mình một vài sản phẩm hỗ trợ như sử dụng tampon, cốc nguyệt san, dùng đồ bơi tối hoặc bộ đồ bơi chuyên dụng chống ướt để có cảm giác thoải mái nhất.

Loại cốc nguyệt san phù hợp nhất để đi tắm biển không lo ngày đèn đỏ.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Ngày đèn đỏ, chị em nên hạn chế tắm biển để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh

Tại sao chị em nên hạn chế đi biển khi có kinh nguyệt?

Có kinh nguyệt có nên tắm biển không thì chị em nên hạn chế. Tại sao lại vậy? Theo các chuyên gia y tế, chị em có thể đi biển trong ngày đèn đỏ nhưng cần hạn chế bởi một số lý do sau:

  • Trong thành phần của nước biển có chứa chất tẩy rửa và khử trùng gây nấm do chất thải từ môi trường, cơ thể con người gây ra. Khi chất này gặp oxy trong không khí sẽ chuyển thành Nitrat và Nitrit. Khi chúng đi vào cơ thể gây nên hiện tượng thiếu oxy trong máu, ảnh hưởng tới vùng kín.

  • Ngoài ra, với tình trạng ô nhiễm nước hiện nay, trong nước biển còn có những tạp chất do nước mưa, nước thải ngấm khiến các vi khuẩn có hại sinh sôi, nảy nở. Đây chính là tác nhân gây hại tới vùng kín.

  • Trong những ngày này, cổ tử cung sẽ mở rộng hơn ngày thường để đẩy máu kinh ra ngoài. Đây cũng là cơ hội để vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác có thể dễ dàng xâm nhập vào khoang tử cung. Để cô bé tiếp xúc quá lâu với nước có vi khuẩn dễ gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt là bệnh viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,…ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của bạn gái.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Trong nước biển thường có chất tẩy rửa, khử trùng, tạp chất và các tác nhân gây bệnh

Chị em tuyệt đối không nên đi biển ở những ngày đầu tiên để tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Với những ngày cuối chu kỳ, bạn gái có thể an tâm đi biển và nhớ, tham khảo thêm một số lưu ý sau.

Trường hợp đi biển, cần lưu ý gì?

Ngoài thắc mắc có kinh nguyệt có nên tắm biển không thì chị em cần phải lưu ý những vấn đề sau:

Chọn trang phục phù hợp

Chị em có thể lựa chọn trang phục phù hợp như quần short dáng rộng hoặc quần bơi vải dày, tối màu thay vì những bộ bikini nóng bỏng. Bạn cũng nên chọn đồ bơi hai mảnh, quần đùi sẽ đảm bảo sự kín đáo cũng như giữ ấm cơ thể tốt hơn.

Không nên ở dưới nước quá lâu

Thời gian tắm biển khoảng 20 – 30 phút, nên chọn tắm biển khi trời còn nắng, tránh tắm biển khi buổi tối, trời nhiều gió. Việc ở dưới nước quá lâu sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất nhiều nước và làm cơ thể mệt mỏi hơn trong những ngày này. Ngoài ra, việc tắm biển còn khiến cơ thể bị nhiễm lạnh.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Không nên ở dưới nước quá lâu để cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng tampon

Tampon là vật dụng không thể thiếu với chị em khi đi biển trong ngày đèn đỏ. Bởi đây là một loại băng vệ sinh có hình trụ nhỏ và có thể cho vào âm đạo để thấm hút kinh nguyệt. Tuy nhiên, tampon không nên sử dụng quá 8 tiếng, vì vậy bạn nên thay tampon trước và sau khi bơi để đảm bảo an toàn.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Tampon là vị cứu tinh của các cô nàng muốn đi bơi trong những ngày đèn đỏ

Sử dụng cốc nguyệt san

Khác với tampon, cốc nguyệt san chỉ là chiếc cốc nhỏ có tác dụng hứng đựng lượng kinh dịch, ngăn không cho chúng tràn ra ngoài. Đặc biệt, do cốc nguyệt san được làm bằng silicone y tế nên an toàn cho cô bé và có thể tái sử dụng nhiều lần, giúp tiết kiệm chi phí.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Cốc nguyệt san là được làm bằng silicone y tế và được đặt bên trong âm đạo để hứng đựng kinh dịch

Một trong những thương hiệu cốc nguyệt san uy tín và chất lượng được nhiều người sử dụng nhất là Liberty Cup. Bạn có thể đặt mua sản phẩm tại đây.

Mặc đồ bơi tối màu

Để đề phòng kinh dịch có thể tràn ra khi bạn lên bờ vì không có quần lót bảo vệ bên trong đồ bơi, bạn nên cân nhắc việc mặc đồ bơi tối màu như xanh đậm, tím đậm, xanh đen, đen để che giấu nếu sự cố xảy ra.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Chị em nên sử dụng đồ bơi tối màu cho những ngày đèn đỏ

Mua một bộ đồ bơi chuyên dụng chống ướt

Đồ bơi chuyên dụng chống ướt là loại đồ bơi được thiết kế chỉ để sử dụng trong kỳ kinh nguyệt. Nó được thiết kế để giữ miếng băng an toàn và ở đúng vị trí so với đồ bơi thông thường giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng băng vệ sinh không cánh để tránh bị lộ ra ngoài.

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Đồ bơi chuyên dụng chống ướt có khả năng giữ băng vệ sinh ở vị trí cố định giúp bạn thoải mái hơn

Quan tâm đến ăn uống khi đi biển ngày đèn đỏ

Ngoài ra, trong kỳ kinh nguyệt, bạn gái cần hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ, thức ăn mặn, các loại trái cây có vị chua và đồ uống có chất kích thích như cà phê,…Bạn cũng nên bổ sung một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí ngô, gan, đậu phụ,…để bù lại lượng máu đã mất

CÓ KINH NGUYỆT CÓ NÊN TẮM BIỂN KHÔNG?

Sử dụng thực phẩm giàu chất Sắt để bổ sung lượng máu đã mất trong ngày đèn đỏ

Vậy, có kinh nguyệt có nên tắm biển không? Chị em hoàn toàn có thể đi bơi trong kỳ kinh nguyệt nhưng cần lưu ý về thời gian ngoài biển để tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Để phòng tránh viêm nhiễm âm đạo, chị em nên tắm rửa, vệ sinh thật kỹ để bảo vệ da và âm hộ sạch sẽ, thông thoáng. Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp cho bạn và gia đình có một kỳ nghỉ tuyệt vời.