Thuốc Siro Mediphylamin: Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, giá bán

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Siro Mediphylamin tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Siro Mediphylamin là thuốc gì? Thuốc Siro Mediphylamin có tác dụng gì? Thuốc Siro Mediphylamin giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Siro Mediphylamin là thuốc gì?

Siro Mediphylamin là một sản phẩm của Công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex, là thuốc dùng trong cung cấp chất dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho cơ thể , với hoạt chất là Azolla microphylla. Một lọ Siro Mediphylamin có thành phần là Azollamicrophylla hàm lượng 3000mg. Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 lọ

Video: Thông tin Thuốc Siro Mediphylamin – Nhà thuốc Ngọc Anh

Thuốc Siro Mediphylamin giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Một hộp thuốc Siro Mediphylamin có 1 lọ 100ml Siro, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 80.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.

Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.

Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Siro Mediphylamin tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.

Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:

Thuốc Mediphylamin 500mg được sản xuất bởi công ty Công ty CP Dược Trung Ương Mediplantex

Tác dụng

Azolla Microphylla là dịch chiết thực vật bao gồm các vitamin B1, B2,C Beta caroten, các nguyên tố vi lượng như Canxi, Magie cùng các acid amin như Valine, acid glutamic,…nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Công dụng – Chỉ định

Chỉ định dùng cho trẻ em kém ăn, chậm lớn,còi xương suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược, mới ốm dậy,hấp thu kém

Chỉ định dùng cho người lớn mới ốm dậy, sau phẫu thuật,người suy nhược, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ, người già.

Cách dùng – Liều dùng

Cách dùng:

Thuốc được bào chế ở dạng siro, do đó rất tiện sử dụng cho trẻ em. Bố mẹ có thể cho bé uống trực tiếp bằng đường uống, không phải pha loãng siro. Bố mẹ cũng không nên pha loãng siro, điều này có thể làm giảm hiệu quả và tác dụng của thuốc.

Liều dùng:

Liều dùng ở trẻ em: dùng 5-10ml siro mỗi lần, dùng 2 lần mỗi ngày

Liều dùng ở trẻ em: dùng 10-20ml siro mỗi lần, dùng 2 lần mỗi ngày

Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Siro Mediphylamin cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Siro Mediphylamin

  • Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
  • Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc.

Lưu ý:

  • Với các thuốc hết hạn sử dụng hặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
  • Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
  • Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.

Tác dụng phụ của thuốc Siro Mediphylamin

Trong trường hợp bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ như mẩn ngứa, nổi ban đỏ hay bất kì biểu hiện nào nghi ngờ là do dùng thuốc thì nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.

Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác

Trong quá trình sử dụng thuốc Siro Mediphylamin, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể

Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.

Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Siro Mediphylamin

Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ.. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời

Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.

Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.