Cơm rượu là một trong những món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch). Theo quan niệm xưa, đây là ngày tiêu diệt sâu bọ nên ăn rượu nếp hay cơm rượu khi bụng đói sẽ làm cho các chú sâu trong bụng dễ “say lử đử’” rồi chết ngất.
Vậy nhưng thắc mắc được đặt ra là trường hợp phụ nữ mang bầu luôn được bác sĩ khuyên tránh xa rượu bia vì có thể ảnh hưởng tới thai nhi thì có thể ăn món cơm rượu này được không. Liệu bà bầu ăn cơm rượu có thể gây “say” hay nguy hiểm cho em bé trong bụng?
Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ. (Ảnh minh họa)
Bà bầu có thể ăn cơm rượu được không?
Theo BS CK II Dương Thị Kim Loan, Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế BV Thống Nhất (TP.HCM), cơm rượu nếp là loại thực phẩm được làm từ nếp trộn với men rượu, ủ trong khoảng 3 ngày. Hàm lượng etanol trong cơm rượu sẽ thấp hơn nhiều so với rượu (được ủ trung bình tư 7-10 ngày).
Cơm rượu là thực phẩm chứa nhiều protein, lipid, chất béo, carbohydrate, vitamin nhóm B, vitamin E, các nguyên tố vi lượng cần thiết như canxi, magie, kẽm, sắt, phốt pho… rất tốt cho hệ tiêu hóa và các cơ quan trong cơ thể.
Đối với bà bầu, ăn cơm rượu trong ngày này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chị em có thể trạng bình thường. Bên cạnh đó, bà bầu ăn cơm rượu một cách hợp lý sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe.
Theo đó, lớp cám của gạo nếp đem làm cơm rượu còn nguyên các chất dinh dưỡng. Vì vậy, cơ thể mẹ bầu sẽ tiếp nhận được các nguồn gluxit, protit, lipid, muối khoáng, vitamin nhóm B, chất xơ, sắt và một số nguyên tố vi lượng khác.
Nguồn dinh dưỡng dồi dào và đa dạng của cơm rượu sẽ giúp bà bầu tăng cường sức khỏe, phòng ngừa các nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ.
Cơm rượu nếp cẩm còn có tác dụng ổn định huyết áp cho bà bầu, giảm lượng choleterol trong máu mà không gây ra tác dụng phụ. Hoạt chất lovastatine và egosterol trong men gạo nếp sẽ giảm nguy cơ tai biến tim mạch, tái tạo các mạch máu.
Bà bầu hoàn toàn có thể ăn cơm rượu nhưng với lượng vừa phải. (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn cơm rượu thế nào cho an toàn?
Tuy cơm rượu là món ăn giàu dinh dưỡng nhưng nguyên liệu chính là gạo nếp nên vẫn có hàm lượng tinh bột cao. Ngoài ra còn có chưa etanol, dù không cao như rượu. Do đó, mẹ bầu lưu ý không nên ăn quá nhiều và liên tục. Bà bầu chỉ nên ăn khoảng 1 bát nhỏ cơm rượu và không ăn quá 2 lần/tuần. Cơm rượu được sử dụng phải là loại được lên men trong vòng 3-4 ngày, tránh để lâu, lên men quá mức vì ngoài men rượu còn có men tạp.
Thời điểm ăn cơm rượu hợp lý là sau khi ăn bữa chính, sử dụng như một món tráng miệng, tránh ăn lúc đói sẽ không tốt cho mẹ bầu.
Ngoài ra, những mẹ bầu đang có cảnh báo chứng tiểu đường thai kỳ thì cần kiêng hoàn toàn món này vì nó nhiều tinh bột có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người đang nổi mụn nhọt, bị dị ứng, chàm cũng hạn chế thực phẩm lên men vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!