Cách Tập Dịch Cân Kinh Hiệu Quả Cho Người Cao Tuổi

Dịch cân kinh được biết đến là một phương pháp thể dục đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả giúp ngăn ngừa, chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt là ở người già. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách tập dịch cân kinh vô cùng hiệu quả dành cho người cao tuổi.

Trong y học, Dịch cân kinh là một liệu pháp bảo vệ sức khoẻ cực kì tốt. Những động tác đơn giản, dựa theo những nguyên tắc khoa học, vô cùng phù hợp với người cao tuổi để chống lại sự lão hoá và bệnh tật.

Video hướng dẫn chi tiết cách tập dịch cân kinh cho người già

Những Lợi Ích Của Việc Luyện Tập Dịch Cân Kinh Ở Người Cao Tuổi

Tại Việt Nam, dịch cân kinh từ lâu đã trở nên phổ biến và được đón nhận rất nồng nhiệt. Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu khí công dưỡng sinh, việc tập luyện dịch cân kinh giúp người cao tuổi tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cực kì tốt. Vì thế mà các bài tập dưỡng sinh cho người già luôn có sự xuất hiện của Dịch cân kinh.

Ngoài ra, dịch cân kinh còn giúp điều trị và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh thường thấy ở người già như cao huyết áp, thoái hoá khớp, rối loạn giấc ngủ, đau lưng, biếng ăn, béo phì,…

Ví dụ với bệnh gan, do khí huyết, tạng gan không tốt gây nên khí không thoát, tích lũy, làm cho khó bài tiết. Bệnh nan y ảnh hưởng tới cả mật và tì vị. Khi tập luyện Dịch cân kinh có thể giải quyết vấn đề này.

Bên cạnh đó, tập luyện dịch cân kinh còn giúp người lớn tuổi giải toả áp lực tâm lý, sống lạc quan, yêu đời và cởi mở với mọi người xung quanh tốt hơn.

Chính vì các ưu điểm đấy mà dịch cân kinh nhanh chóng tạo được thiện cảm rất tốt trong lòng người dân Việt Nam.

Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của dịch cân kinh thì người cao tuổi cần phải chú ý cách tập luyện đúng cách và khoa học.

Hướng Dẫn Luyện Tập Dịch Cân Kinh Cho Người Cao Tuổi

Khởi Động Cơ Thể

Bước 1: Phương pháp đứng đúng

  • Hai chân dang rộng bằng vai khoảng 30 – 35cm.
  • Hai bàn chân đặt song song và hướng thẳng về phía trước.
  • Toàn bộ đầu ngón chân bám chặt xuống mặt sàn, không co quắp lại. (có thể lót thảm hoặc mang giày, dép vẫn được).
  • Dùng sức nhíu cơ vùng hậu môn lại. Sau đó giữ rút lên một chút trong suốt thời gian tập.

Bước 2: Thả lỏng cơ thể

  • Thả lỏng phần trên cơ thể như đang treo người.
  • Ngực buông lỏng, thở tự nhiên.
  • Đầu thẳng về phía trước, mắt hướng ra xa, hơi nhìn lên một chút.
  • Môi khép nhẹ. Phần lưỡi chạm nhẹ chân nướu hàm trên.
  • Răng khép nhẹ lại nhưng không nghiến.
  • Các ngón tay khép hờ lại với nhau.
  • Mu bàn tay quay về phía trước, các ngón tay để cong tự nhiên.
  • Khi tập không nên cúi đầu và gồng cơ thể.

Bắt Đầu Bài Tập

  • Hai tay duỗi thẳng bằng vai, úp, ngón tay xòe thẳng,
  • Đưa hai tay ra trước, tạo một góc khoảng 30 độ so với thân.
  • Đánh 2 tay cùng lúc về sau hết mức, tạo một góc 60 độ so với trục thẳng đứng.
  • Sau đấy, trả 2 tay về vị trí cũ theo quán tính, không dùng lực.
  • Lưu ý chỉ đánh về sau hết mức có thể, không nên vận nhiều sức, đánh mạnh tay để tránh chấn thương.
  • Vẫy đến lần thứ 5, khi tay đang buông thì chùng gối, nhún 2 lần.
  • Đầu tập trung, chỉ chú ý vào ngón chân bấm, đùi vế chắc, hậu môn thót và đếm.
  • Trung bình một nhịp tập như thế này sẽ tốn khoảng 1 phút.
  • Với bài tập này, nên dồn 70% lực cơ thể cho việc đứng trụ, tạo thế tấn chắc chắn. 30% còn lại dùng vào giữ thân trên được treo vững chắc và đánh tay đều theo nhịp.

Tải app bTaskee ngay tại đây

Khi tập Dịch cân kinh, nhịp thở đóng vai trò rất quan trọng:

  • Người tập nên hít thở đều, chậm rãi, tự nhiên, không cần thiết phải thở theo nhịp tập.
  • Việc thở một cách tự nhiên sẽ giúp người cao tuổi tập luyện thoải mái hơn, dễ dàng và linh hoạt hơn.
  • Tuy nhiên trong lúc tập nên chú ý kiểm soát nhịp thở đều, không gấp để tránh cơ thể bị xuống sức nhanh.

Những Lưu Ý Khi Tập Luyện Dịch Cân Kinh Ở Người Cao Tuổi

  • Dịch cân kinh là liệu pháp chữa bệnh, không phải môn thể thao nên khi tập cần sự mềm dẻo, khéo léo, không nên vận quá nhiều sức.
  • Người mắc bệnh phong thấp nên dùng sức nặng hơn một chút.
  • Những người bị cao huyết áp thì nên tập chậm rãi, nhẹ nhàng.
  • Khi vẫy tay tới 600 cái trở lên, thường có trung tiện (đánh rắm ), hắt hơi, hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng…
  • Hãy tập luyện vào nguyên tắc sau: Tập mạnh vào buổi sáng, tập vừa phải vào lúc xế chiều và tập nhẹ trước khi đi ngủ.
  • Nên tăng dần số lần vẫy (ở mức tối thiểu) từ 600 đến khoảng 2000 lần mỗi buổi tập.
  • Người bệnh nặng, sức yếu có thể ngồi để vẫy tay nhưng vẫn phải tuân thủ nguyên tắc thóp hậu môn và bám chặt ngón chân.
  • Tốc độ phù hợp khi tập là khoảng 1800 lần vẫy trong 30 phút.
  • Người bệnh nhẹ nên vẫy nhanh và nhẹ nhàng, không dùng nhiều lực.
  • Người bệnh nặng hơn thì vẫy chậm lại nhưng không được quá chậm.
  • Khi tập luyện cần phải có sự kiên trì, nhẫn nại, tinh thần thoải mái.

Trên đây là tổng quan hướng dẫn tập luyện dịch cân kinh hiệu quả cho người lớn tuổi của bTaskee. Hãy chia sẻ bài viết này vì lợi ích sức khoẻ của bản thân và gia đình của bạn nhé!!

Các bài viết về “chăm sóc người cao tuổi” của bTaskee chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng đến gặp bác sĩ, chuyên gia y học để được tư vấn cụ thể hơn.

Xem thêm bài viết liên quan

Cách Bổ Sung Canxi Cho Người Già Hiệu Quả

Cách Cai Sữa Cho Bé Nhanh Chóng, Khoa Học, Hiệu Quả Nhất

Nhu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi

Hình ảnh: Pinterest