Tại sao ăn nhiều rau vẫn bị táo bón

Táo bón là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra táo bón, trong đó điển hình là do chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp dù đã bổ sung rau xanh đầy đủ mà vẫn bị táo bón. Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón như vậy? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất.

1. Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

1.1. Do uống ít nước

Ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón do uống quá ít nước
Ăn nhiều rau nhưng vẫn bị táo bón do uống quá ít nước

Trong rau xanh có chứa hàm lượng chất xơ lớn cùng nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Đây là nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa nói chung và đường ruột nói riêng. Chất xơ trong rau xanh có công dụng làm mềm phân, giúp phân dễ dàng đào thải ra ngoài. Nếu cơ thể thiếu chất xơ, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng táo bón, đi đại tiện khó khăn.

Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có nhiều đối tượng bị táo bón dù đã bổ sung nhiều rau xanh trong chế độ ăn mỗi ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể là do cơ thể thiếu nước. Chất lỏng trong cơ thể có chức năng làm mềm phân. Khi bạn uống ít nước, lượng nước trong đại tràng không đủ làm mềm phân, khi đi đại tiện, phân trở nên khô và cứng khiến bạn gặp nhiều khó khăn.

Nếu tình trạng uống ít nước liên tục kéo dài sẽ gây nên táo bón cho dù bạn đã ăn nhiều rau xanh. Uống ít nước không chỉ làm bạn bị táo bón mà còn khiến da khô ráp, sạm, nám. Bởi vậy, hãy duy trì thói quen uống nước đầy đủ mỗi ngày 2-2.5 lít.

1.2. Do thói quen nhịn đại tiện

Một thói quen phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay đó là nhịn đại tiện. Đôi khi bạn ngại đi vệ sinh ở nơi đông người, bạn cố nhịn để hoàn thành xong việc gì đó…Tình trạng nhịn đại tiện nhiều lần, kéo dài chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng táo bón ngay cả khi bạn đã bổ sung nhiều rau xanh trong các bữa ăn.

Nhịn đại tiện khiến phân bị giữ lại ở ruột kết một thời gian dài, trong lúc này, ruột già sẽ hấp thụ nước khiến phân trở nên cứng và khó đào thải ra ngoài hơn. Thói quen nhịn đại tiện gây áp lực lên tĩnh mạch đại tràng – hậu môn có thể làm bạn chảy máu khi đi vệ sinh nặng. Nếu thói quen này không thay đổi có thể dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh nặng hơn táo bón như bệnh trĩ, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn…

1.3. Tắc nghẽn đường ruột do ăn quá nhiều chất xơ

Ăn nhiều rau dẫn đến tắc nghẽn đường ruột gây ra hiện tượng táo bón
Ăn nhiều rau dẫn đến tắc nghẽn đường ruột gây ra hiện tượng táo bón

Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm lượng cholesterol trong máu cũng như phòng chống bệnh ung thư tốt. Chính bởi những lợi ích tuyệt vời này mà việc bổ sung rau xanh trong khẩu phần ăn hằng ngày là rất cần thiết. Tuy nhiên, có không ít người tiêu dùng đã ăn số lượng lớn chất xơ từ rau, củ quả nhằm mục đích tăng cường sức khỏe mà không biết rằng tiêu thụ quá nhiều chất xơ lại khiến cơ thể bị đầy hơi, táo bón.

1.4. Stress kéo dài

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Câu trả lời là do cơ thể bạn đang bị stress kéo dài. Tâm lý mệt mỏi, căng thẳng có ảnh hưởng lớn đến chức năng tiêu hóa cũng như thể chất sức khỏe. Khi đầu óc căng thẳng, mệt mỏi, cơ thể sẽ ưu tiên năng lượng cho các chức năng quan trọng như nội tiết, tuần hoàn, thần kinh…

Khi đó, khả năng chi phối của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, có xu hướng ngưng trệ. Điều này chính là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nhu động ruột, đầy hơi, khó tiêu và táo bón. Bên cạnh đó, khi cơ thể căng thẳng cũng tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển, gây rối hệ tiêu hóa.

1.5. Do viêm đại tràng co thắt

Bị táo bón dù ăn nhiều rau xanh do viêm đại tràng co thắt
Bị táo bón dù ăn nhiều rau xanh do viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh táo bón dù bạn đã ăn nhiều rau xanh. Đây là bệnh mãn tính xảy ra khi nhu động ruột già bị rối loạn. Hội chứng ruột kích thích này liên quan đến hệ miễn dịch.

Viêm đại tràng có thắt khiến nhu động ruột hoạt động bất ổn, lúc nhanh lúc chậm gây ra triệu chứng táo bón, khó tiêu…Bệnh lý này thường khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu xây dựng chế độ ăn uống ngủ nghỉ điều độ có thể làm thuyên giảm về mức độ và tần suất.

1.6. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Nếu bạn ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón thì nguyên nhân có thể là do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị. Các loại thuốc điều trị dài hạn có thể làm mất cân bằng men vi sinh, gây rối loạn nhu động ruột. Một số loại thuốc sử dụng dài lâu có thể gây nên chứng táo bón như thuốc kháng sinh, thuốc kháng axit, thuốc giảm nhu động ruột và giảm đau gây nghiện.

1.7. Phình đại tràng bẩm sinh

Ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón do phình đại tràng bẩm sinh
Ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón do phình đại tràng bẩm sinh

Có rất nhiều trẻ nhỏ bị phình đại tràng bẩm sinh. Đây là một trong những bệnh lý gây nên tình trạng táo bón dù mẹ đã bổ sung nhiều chất xơ cho bé. Khi tế bào thần kinh ở ruột già bị thiếu hụt làm tắc nghẽn, giảm nhu động sẽ khiến đại tràng bị phình to.

Triệu chứng bệnh có thể khởi phát ngay từ khi mới sinh hoặc muộn hơn. Một số dấu hiệu bạn có thể nhận biết nguyên nhân gây táo bón là do phình đại tràng như chướng bụng, ăn uống kém, suy dinh dưỡng, vàng da…

1.8. Dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ

Tình trạng táo bón kéo dài chính là biểu hiện của bệnh trĩ – căn bệnh quen thuộc với dân văn phòng, người thường xuyên phải ngồi nhiều…Búi trĩ hình thành khi tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức hoắc ứ huyết. Búi trĩ gây ảnh hưởng trực tiếp lên quá trình đào thải phân ra ngoài.

1.9. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân kể trên, tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón có thể là do hẹp hậu môn, do bệnh tiểu đường, bệnh crohn. Ngoài ra, việc ít vận động cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh táo bón.

2. Khắc phục tình trạng táo bón bằng cách nào?

2.1. Tiến hành thăm khám

Bị táo bón dù đã ăn nhiều rau nên tiến hành thăm khám bác sĩ
Bị táo bón dù đã ăn nhiều rau nên tiến hành thăm khám bác sĩ

Bị táo bón dù đã ăn nhiều rau xanh do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Để xác định được nguyên nhân chính từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu. Các bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng lâm sàng cùng với hình ảnh xét nghiệm để đưa ra được chẩn đoán chính xác cuối cùng. Bạn nên điều trị dựa vào lời khuyên của bác sĩ, không nên tự ý uống thuốc.

2.2. Điều trị bệnh lý nguyên nhân

Nếu nguyên nhân gây táo bón dù đã ăn rau xanh là do các bệnh lý tiềm ẩn thì bạn cần tuân thủ các biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc điều trị có thể kết hợp cả hình thức Đông y và Tây ý. Khi bệnh lý được điều trị, tình trạng táo bón cũng sẽ được khắc phục, cải thiện đáng kể.

2.3. Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh táo bón dù đã ăn rau thường xuyên
Thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện bệnh táo bón dù đã ăn rau thường xuyên

Thay đổi lối sống là phương pháp điều trị táo bón hiệu quả mà bạn nên làm. Những nguyên nhân ăn nhiều rau xanh mà vẫn bị táo bón như uống ít nước, lười vận động, đầu óc căng thẳng, stress…bạn hoàn toàn có thể cải thiện. Hãy xây dựng cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học.

Đầu tiên, hãy để cơ thể luôn được bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày. Đối với các bé nhỏ, lượng nước cần uống mỗi ngày phụ thuộc vào chiều cao và cân nặng. Ăn uống đủ bữa, đúng giờ cũng rất quan trọng, Trong bữa ăn, bạn nên cân bằng giá trị dinh dưỡng, đủ chất xơ, đủ đạm, đủ vitamin…Sau khi ăn xong, bạn đừng vận động quá mạnh, bởi nó có thể dẫn đến khó tiêu.

Ngoài ra, mỗi ngày nên dành 30 phút cho việc tập luyện thể dục thể thao. Bạn có thể bắt đầu với những môn tập nhẹ nhàng như chạy bộ, yoga…để nhu động ruột được kích thích, giảm táo bón hiệu quả. Đặc biệt, hãy luôn để cơ thể và đầu óc được thoải mái, tránh stress, căng thẳng. Một điều lưu ý bạn cần nhớ đó là tuyệt đối không nhịn đại tiện, hãy đi ngay khi cơ thể có nhu cầu. Ngoài ra, bạn cũng không nên tùy tiện sử dụng thuốc, đặc biệt là những loại điều trị dài hạn.

2.4. Sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón

Để khắc phục tình trạng táo bón dù đã ăn nhiều rau xanh thì bạn nên sử dụng các sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị táo bón.

Trong đó, men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn đường ruột giúp cải thiện sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và rất có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Những lợi khuẩn trong men vi sinh khi tiến vào đường ruột sẽ mang lại khả năng tiêu hóa thức ăn tốt, ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn có hại, khắc phục tình trạng loạn khuẩn trong đường ruột và bảo vệ đường ruột ngăn ngừa tình trạng táo bón lâu ngày. Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các bạn nên lựa chọn sản phẩm có đầy đủ hai thành phần là các probioticsprebiotics, dựa trên công nghệ bào chế Lab2pro sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng. Xem tại đây.

Ngoài ra, nếu tình trạng táo bón vẫn tiếp tục kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, các bạn có thể lựa chọn sử dụng viên uống bảo vệ sức khỏe chứa thành phần cao diếp cá, Cao Đương quy, tinh chất nghệ dạng Meriva, Rutin, Magie… không chỉ an toàn mà còn rất tốt để hỗ trợ điều trị táo bón, tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa.

Tại sao ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón? Chắc hẳn thông qua bài viết này bạn đã tìm được câu trả lời. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này như cơ thể thiếu nước, thói quen nhịn đại tiện, stress căng thẳng thường xuyên hay do bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh…Để điều trị táo bón, điều đầu tiên bạn cần làm là xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, thường xuyên vận động. Tiếp theo đó là sử dụng các loại thực phẩm chức năng điều trị táo bón hiệu quả. Một điều quan trọng nữa đó là thăm khám bệnh để được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị táo bón phù hợp.

> Bài viết liên quan:

  • Lưu ý 12 thực phẩm gây táo bón nên tránh
  • Ăn ổi có bị táo bón không?
  • Ăn sung có bị táo bón không?
  • Ăn vú sữa có bị táo bón không?
  • Uống chè vằng có gây táo bón không?
  • Uống tinh bột nghệ có bị táo bón không?
  • Liệu uống canxi có bị táo bón không?