Trật khớp cổ tay có cần bó bột không? | Vinmec

Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng trật khớp cổ tay thông qua triệu chứng lâm sàng và kết quả xét nghiệm cận lâm sàng như chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ MRI có sử dụng thuốc cản quang…

Điều trị trật khớp cổ tay dựa trên mục tiêu chính là cải thiện triệu chứng đau, ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Các phương pháp điều trị chính bao gồm điều trị không phẫu thuật, điều trị phẫu thuật và vật lý trị liệu. Bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp tùy thuộc và tình trạng của từng người bệnh.

5.1. Điều trị không phẫu thuật

Phương pháp này được áp chủ yếu ở hầu hết các trường hợp, dựa trên nguyên tắc sử dụng các biện pháp bảo tồn giúp di chuyển khớp về vị trí ban đầu. Vì vậy nhiều người bệnh thường thắc mắc rằng “trật khớp có tay có cần bó bột không”.

Bó bột là một trong những kỹ thuật của phương pháp điều trị không phẫu thuật. Thời gian cho điều trị bảo tồn có thể mất khoảng vài tháng để phục hồi chức năng ở bàn tay. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh một số loại thuốc không kê đơn giúp giảm đau như paracetamol, naproxen, ibuprofen

5.2. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp người bệnh bị trật khớp cổ tay nghiêm trọng hoặc phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả tối ưu. Phẫu thuật được thực hiện theo nguyên tắc nối các xương lại vị trí bình thường, cải thiện các tổn thương ở cấu trúc xung quanh cổ tay và cải thiện các vấn đề ở dây chằng.

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường ở cổ tay nhằm để lộ khớp và sau đó đưa khớp trở lại vị trí ban đầu. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể sử dụng vít, ghim hoặc dụng cụ cố định khớp từ bên ngoài, tuy nhiên kỹ thuật này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng hoặc làm hỏng phần cứng ở cổ tay.

5.3. Vật lý trị liệu

Phương pháp điều trị quan trọng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi và đưa cổ tay về vị trí ban đầu. Các bài tập vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng và tổn thương do trật khớp của người bệnh. Trong đó bao gồm các bài tập sau:

  • Gập tay: Bài tập dựa trên nguyên tắc người bệnh gập cổ tay về phía trước đến khi có cảm giác căng nhưng không đau, tư thế được giữ yên trong 6 giây và được lặp lại 10 lần, thời gian nghỉ giữa các thao tác lặp lại là 30 giây.
  • Mở rộng cổ tay: Bài tập được thực hiện bằng cách người bệnh uốn cong cổ tay về phía sau đến khi có cảm giác căng nhưng không đau, tư thế được giữ yên trong 6 giây và được lặp lại 3 hiệp, mỗi hiệp thực hiện 10 cái.
  • Uốn cong cổ tay: Bài tập được thực hiện bằng cách người bệnh uốn cong cổ tay từ bên này sang bên kia đến khi có cảm giác căng nhưng không đau, tư thế được giữ yên trong 5 giây và được lặp lại 2 hiệp, mỗi hiệp thực hiện 15 cái.
  • Kéo gập cổ tay: Bài tập được thực hiện bằng cách giữ thẳng khuỷu tay và lòng bàn tay trái hướng lên trên. Tiếp đó người bệnh dùng tay phải nắm các ngón tay trái, kéo hướng xuống nhằm giúp làm giãn cổ tay, tư thế được giữ yên trong 30 giây.

Mức độ hồi phục trật khớp cổ tay của người bệnh phụ thuộc vào tình trạng và độ nghiêm trọng của tổn thương khớp. Thông thường đối với phương pháp điều trị bảo tồn tại nhà mất khoảng 2 – 3 tháng để hồi phục, đối với tổn thương nặng phải phẫu thuật thì có thể mất đến 6 tháng. Trong thời gian điều trị và hồi phục chấn thương, người bệnh cần hạn chế các hoạt động gây áp lực lên cổ tay nhằm tránh nguy cơ tái phát. Bên cạnh đó, việc luyện tập các bài tập vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp phục hồi sự linh hoạt của cổ tay, giảm thiểu triệu chứng bệnh và rút ngắn thời gian hồi phục.