Nvidia bắt đầu ra mắt soc từ năm bao nhiêu

Theo Yahoo Finance, được thành lập vào năm 1993 bởi bộ ba kỹ sư Jensen Huang (hiện là Giám đốc điều hành công ty), Malachowsky và Curtis Priem, chip của Nvidia ngày càng được đánh giá cao và được chọn để cung cấp sức mạnh cho các siêu máy tính tại các cơ sở, bao gồm cả Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos ở New Mexico, Mỹ.

Cách Nvidia trở thành gã khổng lồ của ngành công nghiệp chip - ảnh 1

Thương hiệu Nvidia đã hình thành được gần 30 năm

Ban đầu, Nvidia tập trung vào các sản phẩm trò chơi và giải trí bằng việc tung ra con chip đầu tiên có tên NV1 vào năm 1995. Tuy không thành công vang dội nhưng nó đã đưa Nvidia vào tầm mắt của nhà sản xuất trò chơi điện tử Sega. Sega ban đầu cân nhắc sử dụng chip NV2 của Nvidia trong máy chơi game Dreamcast của mình nhưng sau đó đã từ bỏ nỗ lực này.

Vào năm 1996, Nvidia ra mắt trình điều khiển DirectX đầu tiên cho Microsoft – phần mềm chuyên dụng được sử dụng để kết xuất đồ họa 3D trên máy tính chạy Windows. Vào năm sau, công ty đã tung ra sản phẩm nổi tiếng đầu tiên của mình là NV3, còn được gọi là Riva 128. Sau đó, Nvidia tiếp tục bán được con số khổng lồ 1 triệu card NV3 chỉ trong 4 tháng đầu tiên chào bán, giúp tạo ra doanh thu cho việc R&D các sản phẩm trong tương lai của công ty.

Đến tháng 1.1999, Nvidia chính thức tham gia IPO với giá 12 USD/cổ phiếu, và đến năm 2000, vị thế thị trường của Nvidia đủ mạnh để thâu tóm đối thủ cũ 3DFX. Cũng trong năm đó, Microsoft đã chọn Nvidia để cung cấp sức mạnh đồ họa cho máy chơi game Xbox đầu tiên của mình.

Cuối cùng, vào năm 2003, khả năng đồ họa của Nvidia đã vượt xa khả năng chơi game khi công ty không chỉ hợp tác với Blizzard để ra mắt “World of Warcraft” mà còn hợp tác với NASA để tạo ra một mô phỏng thực tế của sao Hỏa.

Cách Nvidia trở thành gã khổng lồ của ngành công nghiệp chip - ảnh 2

Dòng card đồ họa GeForce của Nvidia nhận được các đánh giá cao và được các game thủ ưa chuộng

Nvidia tiếp tục hợp tác với các nhà sản xuất máy chơi game vào năm 2005, trong đó Sony chọn công ty để cung cấp sức mạnh cho đồ họa trên PlayStation 3. Trong 5 năm sau, Nvidia trở thành nhà cung cấp chip đồ họa cho giao diện các mẫu xe khác nhau của Audi. Vào năm 2015, công ty đã ra mắt chip Nvidia Drive để cung cấp sức mạnh cho các hệ thống hỗ trợ người lái xe.

Vào năm 2016, Nvidia đã phát triển toàn diện AI với máy chủ DGX-1 dành cho các ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Kể từ đó, công ty đã tiếp tục đổ tiền vào nghiên cứu AI. Kết hợp với các dịch vụ trung tâm dữ liệu và chạy card đồ họa để đào tiền điện tử, cổ phiếu Nvidia đã tăng vọt từ 7,4 USD vào năm 2016 lên 70,25 USD/cổ phiếu vào cuối năm 2018.

Hai năm sau, Nvidia ra mắt nền tảng RTX, mang công nghệ dò tia theo thời gian thực vào các trò chơi và không gian đồ họa kỹ thuật số. Công nghệ này làm cho ánh sáng trong các ứng dụng đồ họa trông chân thực như cuộc sống thực, cải thiện đáng kể khả năng đắm chìm trong game.

Ngày nay, Nvidia tiếp tục tăng sức mạnh cho đồ họa trong các PC chơi game và máy chơi game trên khắp thế giới. Hơn nữa, công ty cũng ra mắt CPU rời đầu tiên cho các trung tâm dữ liệu vào tháng 3.2022 và thông báo rằng họ đang phát triển phiên bản metaverse riêng gọi là Omniverse để hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu.

Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu khiến người tiêu dùng khó mua được card Nvidia mới, tuy nhiên chúng vẫn nằm trong số những card được săn lùng nhiều nhất trên thị trường.

Cách Nvidia trở thành gã khổng lồ của ngành công nghiệp chip - ảnh 3

Intel là cái tên mới gia nhập thị trường card đồ họa để cạnh tranh với Nvidia và AMD

Ngoài Nvidia, thị trường chip đồ họa còn có sự hiện diện của AMD với dòng chip Radeon mạnh mẽ, và mới đây nhất là sự xuất hiện của Intel với chip đồ họa rời cho máy tính xách tay và máy tính để bàn. Điều này gây thêm áp lực lên Nvidia trong việc giữ vị trí dẫn đầu về công nghệ đồ họa.

Tuy nhiên, đối với một công ty mà ở đó có từ 3 kỹ sư làm việc trên một card đồ họa, cùng hàng nghìn nhân viên làm việc trên những con chip cung cấp sức mạnh cho các siêu máy tính AI của tương lai, Nvidia vẫn dẫn đầu cuộc chơi của mình.