Mô hình các phòng ban trong công ty

Mỗi công ty sẽ có cách sắp xếp các phòng ban khác nhau bởi mô hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên sẽ có những phòng ban cơ bản mà gần như công ty nào cũng nên có để quản trị doanh nghiệp được thông suốt và hoạt động có hiệu quả. CCB Office xin chia sẻ cho câu hỏi phòng ban là gì và một số phòng ban trong công ty cơ bản để bạn tham khảo:

PHÒNG BAN LÀ GÌ?

Trả lời cho câu hỏi Phòng ban là gì, chúng ta cần biết rằng có nhiều cán bộ và nhân viên cùng làm việc với nhau trong một tổ chức hoặc nhóm người, được gọi là phòng ban. Họ được phân công theo chuyên môn hoặc theo chức năng quản trị để cùng vào một tổ chức có tên gọi chung.

Nhiệm vụ ở các phòng ban là gì: giúp cấp trên thực hiện các công việc hiệu quả. Một công ty có thể có rất nhiều các phòng ban khác nhau. Nhất là những công ty tư nhân hoạt động theo cơ chế chế tự chủ.

Phòng ban là gì

NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN TRONG CÔNG TY

Phòng kế toán

  • Thực hiện công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước
  • Theo dõi sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan.
  • Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
  • Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý nhân sự, tài chính,…

Phòng kiểm toán

  • Công việc của phòng kiểm toán là kiểm tra, xác minh tính trung thực của những báo cáo tài chính.
  • Từ đó cung cấp những thông tin chính xác về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  • Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã thiết lập.
  • Ngoài ra còn tư vấn cho các nhà quản lý thông qua việc chỉ ra những sai sót và gợi mở ra những biện pháp để khắc phục, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn.

Phòng nhân sự

  • Phụ trách quản lý hợp đồng lao động của nhân viên.
  • Lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tính lương và các chế độ chính sách phúc lợi cho nhân viên.
  • Tính toán, quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên theo quy định pháp luật.
  • Thông báo các quy định, chính sách của công ty cho nhân viên: Ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách lương thưởng, chế độ bảo hiểm, nghỉ phép…
  • Đào tạo nhân viên mới nắm rõ về hợp đồng lao động, tiền lương, chính sách phúc lợi, nội quy tại công ty.
  • Phụ trách việc đăng ký và trích nộp các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.
  • Giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản cho nhân viên.
  • Hướng dẫn, đào tạo quy định, nội quy và văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên
  • Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.

Phòng hành chính

  • Tiếp nhận và xử lý các công việc nội bộ trong doanh nghiệp.
  • Tiếp khách, xử lý các công văn mà khách hàng gửi tới
  • Tổ chức sắp xếp hội thảo, hội nghị cho công ty
  • Lưu trữ, phát hành văn bản, con dấu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về tính pháp lý.
  • Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh trong công ty, lên kế hoạch tập huấn về bảo hộ lao động
  • Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho người lao động

Phòng ban là gì

Phòng chăm sóc khách hàng

  • Tiếp nhận các thông tin về khiếu nại của khách hàng, ghi nhận ý kiến của khách hàng để cải tiến doanh nghiệp, đưa ra phương hướng xử lý, trình cấp trên xin ý kiến và thảo luận tại cuộc họp giao ban.
  • Phối hợp với phòng marketing để thực hiện các chương trình khuyến mãi, phân tích những lợi ích của khách hàng nhận được, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch marketing.
  • Lên kế hoạch thăm hỏi khách hàng thường xuyên, tặng quà cho khách trong dịp lễ, tết, ngày khai trương, ngày sinh nhật của công ty.
  • Theo dõi bảo hành sản phẩm, kiểm tra hoạt động bảo hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm được mức hài lòng của khách hàng.
  • Tổ chức thực hiện đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
  • Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp cải tiến.

Phòng Công nghệ thông tin

  • Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển CNTT trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
  • Thực hiện báo cáo về tình trạng hoạt động CNTT và đề ra hướng giải quyết sự cố liên quan đến hệ thống CNTT.
  • Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động CNTT.
  • Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
  • Tư vấn triển khai giải pháp phần mềm quản lý, đào tạo cho doanh nghiệp;
  • Thiết kế và dự toán kinh phí xây dựng các hệ thống CNTT, triển khai các hệ thống ứng dụng.
  • Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao.

Phòng Marketing

  • Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng tốt nhất.
  • Thiết kế chương trình khuyến mãi và bảo hành sản phẩm cho khách hàng
  • Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
  • Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới.
  • Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường; điều hành triển khai chiến lược marketing;
  • Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing.
  • Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối.
  • Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác thực hiện các kế hoạch marketing.

Phòng kinh doanh

  • Nghiên cứu và thực hiện các công việc tiếp cận thị trường
  • Đưa ra các chiến lược giới thiệu sản phẩm và việc mở rộng phát triển thị trường
  • Lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán báo cáo về giá thành để tạo hợp đồng với khách.
  • Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh của các phòng ban trong công ty, để đảm bảo được thực hiện đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm với các hợp đồng của khách hàng.
  • Đưa ra chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong thời điểm cụ thể.
  • Chịu trách nhiệm trước các giám đốc về hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.

CCB Office trở thành đối tác của 500+ tòa nhà trên toàn thành phố Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm kiếm mặt bằng một cách nhanh chóng, cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác nhất để từ đó khách hàng có một cách nhìn tổng quan để đánh giá lựa chọn ra vị trí phù hợp nhất với mình. Bởi chúng tôi hiểu được ưu nhược điểm của từng tòa nhà, nên chúng tôi sẽ giúp khách hàng có được những thông tin hữu ích trong việc quyết định mặt bằng thuê. CCB Office miễn phí toàn bộ chi phí tư vấn cho khách hàng. Liên hệ ngay CCB Office để nhận báo giá thuê văn phòng Hà Nội và diện tích trống văn phòng tại các tòa nhà.

  • Website: https://ccboffice.vn/
  • Hotline : 0985.575.185
  • Địa chỉ : Tầng 11, tòa nhà Việt Á, số 09 Phố Duy Tân, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.