Cách Khắc Phục Máy Ép Chậm Bị Kẹt Bã

Máy ép chậm hiện nay ngày càng được các bà nội trợ tin dùng trong gian bếp của gia đình, vì tính năng tiện lợi và cho ra những cốc nước ép trái cây thơm ngon mà chất dinh dưỡng vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên, khi gặp phải sự cố máy ép chậm bị kẹt bã không phải ai cũng biết cách xử lý. Hãy cùng Gia dụng Đức Sài Gòn tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục khi máy ép bị kẹt nhé!

Nguyên nhân máy ép chậm bị kẹt bã

Máy bị kẹt lưỡi dao

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến máy ép chậm không tháo ra được là lưỡi dao bị kẹt, không thể xoay hay tháo ra được.

Tình trạng này có thể do bạn cho quá đầy nguyên liệu vào máy cùng một lúc, cũng có thể do độ cứng của rau củ quả quá lớn hoặc quá to,..hay các nguyên liệu có nhiều xơ, bã. Khiến việc ép thành nước gặp khó khăn hoặc không thể thực hiện được dẫn đến bị kẹt.

may-ep-cham-bi-ket-ba-1
Máy bị kẹt lưỡi dao do bỏ nhiều nguyên liệu cùng lúc

Máy bị tắc lưới lọc

Nguyên nhân thứ 2 có thể do máy bị tắc lưới lọc, do các cặn bã của nguyên liệu đã bịt kín các lỗ khiến nước ép không chảy xuống được. Sự cố này thường gặp ở những loại máy ép chậm không có gạt lưới lọc, đối với những máy đã có sẽ không xảy ra tình trạng này.

may-ep-cham-bi-ket-ba-2
Máy bị tắc lưới lọc do cặn bã đã bịt kín các lỗ lưới lọc.

Máy bị kẹt nắp

Một trong những nguyên nhân khiến máy bị kẹt có thể do nguyên liệu ép có nhiều xơ hoặc lượng bã tồn lại khá lớn bị kẹt lại ở nắp máy khiến người dùng không thể hoặc mở nắp khó khăn.

Cách xử lý máy ép chậm bị kẹt

Cách khắc phục máy ép chậm bị kẹt lưỡi dao

Nên ưu tiên lựa chọn nguyên liệu không quá cứng, rau củ không quá già, không có nhiều xơ mà nhiều mọng nước để ép sẽ tốt hơn.

Bên cạnh đó, nên cắt nhỏ các loại rau củ quả trước khi ép để có thể ép dễ dàng hơn, không bị vướng mắc khi ép. Nên ép lượng rau củ phù hợp với dung tích của máy, không ép lượng nguyên liệu quá lớn so với máy để tránh hư máy.

may-ep-cham-bi-ket-ba-3
Nên cắt nhỏ các loại rau củ quả trước khi ép.

Cách khắc phục máy ép chậm bị kẹt do tắc lưới lọc

Nếu khi đang sử dụng bạn thấy máy có dấu hiệu nước chảy ra yếu, bạn phải rút ổ điện ra ngay sau đó tháo lưới lọc và vẩy sạch nước hay lau khô. Sau đó lắp lại vào máy sử dụng như bình thường. Do đó nên vệ sinh lưới lọc, khay chứa bã, lưỡi dao sau mỗi lần sử dụng. Và đặc biệt, không ép các nguyên liệu là trái cây mềm như chuối, dưa gang, dâu,.. những loại quả ít chất xơ bạn nên cho vào máy xay sinh tố.

may-ep-cham-bi-ket-ba-4
Nên vệ sinh lưới lọc, khay chứa bã, lưỡi dao sau mỗi lần sử dụng.

Cách khắc phục máy ép chậm bị kẹt không mở được nắp

Trong trường hợp không mở được nắp máy do bị kẹt, hãy nhấn nút đảo ngược để máy đẩy bớt nguyên liệu đang ép lên trên. Tiếp đó, dùng lực kéo mạnh và khéo léo mở nắp máy ra là được.

Tuy nhiên bạn cũng cần kiểm tra xem trong máy có vật gì khác như thìa hay dao nhỏ để quên hay không. Phải kiểm tra kỹ càng trước khi thao tác để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như hạn chế việc làm hỏng máy.

Trong trường hợp bạn không thể xử lý các vấn đề khó khăn và phức tạp. Bạn nên liên hệ tới các trung tâm bảo hành để nhận được tư vấn và sửa chữa máy kịp thời. Để có thể đảm bảo an toàn và giữ gìn máy tốt nhất.

Những lưu ý để sử dụng máy ép chậm đúng cách nhất

Để tránh tình trạng máy ép chậm bị kẹt, không ra bã hoặc một số hiện khác, trong quá trình sử dụng, người tiêu dùng nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Không nên lựa chọn loại rau củ quả quá mềm hoặc quá cứng

Đầu tiên, nên lưu ý không lựa chọn các loại quả quá mềm như: bơ, sầu riêng, chuối,.. để ép. Những loại quả này có thể dùng trực tiếp để ăn, không cần ép vì khi ép cung không ra nước.

Với các thực phẩm như dừa hay mía cũng không nên cho vào máy ép, vì chúng có thể khiến cho máy hoạt động kém hiệu quả hơn và làm giảm tuổi thọ của máy.

may-ep-cham-bi-ket-ba-5
Không ép các loại trái cây quá mềm, hoặc quá cứng.

Không nên ép các loại rau củ quả chứa quá nhiều chất xơ

Máy ép chậm là loại máy có thể ép được nguyên liệu chứa nhiều chất xơ. Tuy nhiên, nếu bạn ép một lúc quá nhiều loại rau củ quả chứa nhiều lượng chất xơ có thể khiến trục xoắn và bã lọc bị tắc. Từ đó, khiến máy ép không cho ra nước ép được hoặc có thể bị kẹt. Để ép các loại rau củ này bạn nên ép cùng với những loại rau củ quả khác.

Không nên ép quá nhiều rau củ cùng 1 lúc

Một lưu ý nữa, bạn không nên ép quá nhiều rau củ cùng một lúc. Vì khi cho một lúc quá nhiều rau củ sẽ khiến trục xoắn ép và rây lọc bã bị quá tải, khiến bã không được đẩy ra ngoài, khiến máy bị tắc. Ngoài ra, nếu bạn ép quá nhiều mà lượng nước ép ra không được sử dụng ngay trong ngày sẽ dẫn đến bị oxy hóa ảnh hưởng đến dinh dưỡng của nước ép. Do đó, chỉ nên ép hoa quả với một lượng vừa đủ sử dụng trong một ngày cho gia đình bạn.

Trong bài viết trên, Gia dụng Đức Sài Gòn đã cung cấp cho bạn các thông tin về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi máy ép chậm bị kẹt bã. Hy vọng với thông tin trên, bạn có thể xử lý khi gặp các sự cố máy ép bị kẹt. Chúc bạn thành công.