Mẫu Giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế [Mẫu mới nhất]

1. Mẫu Giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế

1.1. Giấy khám sức khỏe cho người dưới 18 tuổi

1.2. Giấy khám sức khỏe cho người từ đủ 18 tuổi trở lên

2. Giấy khám sức khỏe thể hiện những nội dung gì?

Tại Thông tư 14/2013/TT-BYT nêu rõ, cơ sở sử dụng lao động, trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định.

Nội dung giấy khám sức khỏe thường được in trên khổ giấy A3 gồm các thông tin:

– Thông tin cá nhân của người khám: Ảnh, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, thông tin liên lạc;

– Thông tin tiền sử bệnh của người khám sức khỏe và gia đình;

– Các thông tin cơ bản như cân nặng, chiều cao;

– Các nội dung khám sức khỏe lâm sàng: Nội khoa, ngoại khoa, Tai – Mũi – Họng, Răng – Hàm – Mặt, da liễu…

– Các nội dung khám sức khỏe cận lâm sàng: Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh.

– Kết luận khám sức khỏe: Phân loại sức khỏe, các bệnh tật (nếu có).

3. Đi khám sức khỏe cần mang theo những giấy tờ nào?

Hồ sơ khám sức khỏe cần chuẩn bị:

– Giấy khám sức khỏe theo mẫu;

– Ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 tháng.

Với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự (không thuộc trường hợp khám sức khỏe định kỳ) cần chuẩn bị thêm văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp.

Trường hợp đi khám sức khỏe định kỳ phải có thêm Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc hoặc có tên trong danh sách khám sức khỏe định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để khám sức theo hợp đồng.

4. Hướng dẫn điền Giấy khám sức khỏe

– Họ và tên: Viết chữ in hoa đầy đủ họ và tên của bạn (họ và tên đúng theo các giấy tờ tùy thân).

– Các thông tin cá nhân: Tuổi, giới tính, địa chỉ nơi ở thì ghi theo thông tin trong các giấy tờ tùy thân.

– Lý do khám sức khỏe: Tùy theo mục đích khám sức khỏe của mỗi người để điền thông tin vào đó (ví dụ như đi xin việc…).

– Tiền sử bệnh của người khám sức khỏe: Ở mục này, cần trình bày thông tin chính xác, đầy đủ về Tiền sử sức khỏe của gia đình cũng như của bản thân để bác sĩ có thể đối chiếu, xem xét tình trạng bệnh lý của người khám sức khỏe.

Sau khi kê khai đầy đủ các thông tin theo hướng dẫn trên, người khám sức khỏe sẽ ký xác nhận và cam đoan những thông tin kê khai là đúng sự thật.

5. Giấy khám sức khỏe có giá trị sử dụng bao lâu?

Theo khoản 3 Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT, giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.

Đối với khám sức khỏe cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy khám sức khỏe theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc.

Một người có thể yêu cầu cấp nhiều Giấy khám sức khỏe, tuy nhiên cần lưu ý:

– Photocopy Giấy khám sức khỏe đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu;

– Sau khi tiến hành nhân bản, thực hiện dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy khám sức khỏe bản photocopy và đóng dấu theo quy định.

Trên đây là các Mẫu Giấy khám sức khỏe chuẩn của Bộ Y tế. Nếu có vướng mắc khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục, bạn đọc liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ.