1. Sinh viên cần mẫu giấy khám sức khỏe để làm gì?
Dựa vào Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, tại Khoản 5, Điều 4 có quy định rằng tân sinh viên có nhiệm vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định khám sức khỏe đầu vào và khám sức khỏe định kỳ của cơ sở giáo dục cấp đại học. Vì vậy, việc khám và chuẩn bị giấy khám sức khỏe nộp Đại học là điều vô cùng cần thiết đối với sinh viên trước khi nhập học.
Cũng theo thông tư trên, các nhà trường giáo dục cấp đại học có thể yêu cầu sinh viên khám sức khỏe theo diện tập trung hoặc đơn lẻ, tuỳ thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên hầu hết các bạn sinh viên đều chủ động khám sức khỏe sau đó kèm vào hồ sơ nhập học để rút ngắn thời gian chuẩn bị.
Việc khám và làm giấy khám sức khỏe cho sinh viên cũng mang lại nhiều lợi ích cho chính bản thân người đi khám. Bạn sẽ nắm bắt rõ tình hình sức khoẻ của bản thân, từ đó có kế hoạch cho việc nghỉ ngơi, điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh, làm giảm nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn.
Như vậy, làm giấy khám sức khỏe cho sinh viên là việc vô cùng cần thiết, vừa giúp theo dõi tình hình sức khoẻ đồng thời cũng là thủ tục bắt buộc khi làm hồ sơ nhập học.
Xem thêm: Cách thức làm giấy khám sức khỏe tại bệnh viện Bưu Điện chi tiết?
2. Các danh mục trong giấy khám sức khỏe cho sinh viên
Thường thì sinh viên sẽ phải chuẩn bị giấy khám sức khỏe với các danh mục khám tương đương với người đi làm. Nội dung khám gồm 3 phần chính là khám thể lực, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Cụ thể như sau:
2.1. Khám thể lực cho sinh viên
Trong Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT có quy định rất rõ ràng về việc khám sức khỏe đối với sinh viên bao gồm tân sinh viên và các sinh viên ở các năm học tiếp theo.
Khám thể lực sẽ bao gồm các kiểm tra về thể chất như cân nặng, chiều cao, kiểm tra nhịp thở, đo chỉ số vòng ngực trung bình, kiểm tra huyết áp và chỉ số BMI.
Khá đơn giản đúng không nào, các kiểm tra này sẽ được diễn ra trong chớp nhoáng nếu như không có đông người tới khám.
2.2. Nội dung khám sức khỏe lâm sàng cho sinh viên
Ở danh mục khám lâm sàng, chủ yếu các hoạt động khám thông qua quan sát hoặc kiểm tra bên ngoài. Kết quả khám lâm sàng sẽ là căn cứ quan trọng để bác sĩ thực hiện các biện pháp khám cận lâm sàng phù hợp.
Ở nhiều cơ sở y tế họ thường gộp khâu khám thể lực vào thành khám lâm sàng, tuy nhiên xét theo Thông tư nêu trên thì danh mục khám lâm sàng sẽ có những chuyên khoa sau đây:
– Khám Tai – Mũi – Họng
– Khám Răng – Hàm – Mặt
– Kiểm tra mắt
– Kiểm tra da liễu
– Khám phụ khoa nếu bạn là sinh viên nữ
2.3. Khám sức khỏe cận lâm sàng cho sinh viên
Với danh mục khám lâm sàng, sinh viên tham gia khám sức khỏe cần thiết phải kiểm tra một số nội dung sau đây:
– Tiến hành xét nghiệm nước tiểu
– Tiến hành xét nghiệm công thức máu và đường huyết
– Tiến hành chụp X-quang với tim và phổi
Ngoài ra, khi có yêu cầu thực hiện kiểm tra một số nội dung khám cận lâm sàng khác từ phía bác sĩ hoặc cơ sở giáo dục thì sinh viên buộc phải thực hiện để đảm bảo hồ sơ nhập học của mình là hợp lệ.
3. Điều kiện đối với các cơ sở y tế được cấp giấy khám sức khỏe sinh viên
Không có yêu cầu hay bắt buộc nào từ phía nhà trường đưa ra về nơi khám sức khỏe cho sinh viên nhập học. Cho nên bạn chính là người được lựa chọn cơ sở y tế uy tín để làm giấy khám sức khỏe cho mình. Bạn có thể tham khảo danh sách bệnh viện được cấp giấy khám sức khỏe có địa chỉ gần bạn để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển.
Cả mẫu giấy khám sức khỏe cho sinh viên công lập và ngoài công lập đều được chấp nhận, tuy nhiên các cơ sở y tế được chọn phải đảm bảo một số yêu cầu về trang thiết bị của Bộ Y tế như sau:
– Về cơ sở vật chất: Các cơ sở cấp giấy khám sức khỏe cho sinh viên được chấp nhận khi có đầy đủ các phòng khám đa khoa, Phòng chụp X-quang, Phòng khám chuyên khoa với các khoa Nội – Ngoại khoa, tai – mũi – họng, mắt, răng – hàm – mặt, sản phụ khoa. Ngoài ra còn phải sở hữu Phòng xét nghiệm.
– Về trang thiết bị y tế: Cơ sở y tế phải có máy phân tích huyết học, máy phân tích sinh hoá, bộ dụng cụ thử nước tiểu, máy x quang, bộ dụng cụ lấy máu,…
Để đảm bảo quyền lợi cũng như tránh rắc rối cho quá trình sau này, sinh viên cần thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà trường cũng như tuân thủ đúng quy trình khám của cơ sở y tế.
Việc lựa chọn khám sức khỏe tại các cơ sở y tế công là điều vô cùng hợp lý tuy nhiên hầu hết các cơ sở trong thành phố lớn như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh lượng người tới khám mỗi ngày là rất lớn. Chính vì vậy bạn có thể tham khảo và lựa chọn các cơ sở khám tư nhân để tiết kiệm thời gian mà giấy tờ vẫn được chấp nhận. Tuy nhiên, do thủ tục mất thời gian nên bạn nên đến sớm, chuẩn bị từ sớm trước hạn nộp tránh làm giả giấy khám sức khỏe vì nếu phát hiện ra sẽ để lại hậu quả cho chính bạn.
4. Thủ tục làm giấy khám sức khỏe cho sinh viên bạn nên biết
Là sinh viên mới, chắc chắn bạn sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ khi làm giấy khám sức khỏe cho hồ sơ nhập học. Tìm hiểu những thủ tục làm giấy khám sức khỏe dưới đây giúp bạn vừa tiết kiệm thời gian lại có thể hoàn thiện hồ sơ một cách hoàn hảo.
Sinh viên khi đi khám sức khỏe cần đem theo ảnh màu kích thước 4×6, lưu ý ảnh phải được chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất. Đồng thời cầm theo một trong số những giấy tờ tùy thân sau đây: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân, bằng lái xe,… các giấy tờ này phải là bản photo có dấu giáp lai của chính quyền địa phương mới được công nhận.
Vì là có nội dung xét nghiệm máu cho nên sinh viên nên nhịn ăn uống tối thiểu là 6h đồng hồ. Bạn cũng có thể đi khám vào buổi sáng để không phải kéo dài thời gian chờ đợi cũng như nhịn ăn của mình nhé.
Khi vào phòng chụp X-quang, tuyệt đối không cầm theo điện thoại hoặc các đồ dùng bằng kim loại vì chúng có thể làm kết quả chẩn đoán không chính xác.
Trước khi đi làm giấy khám sức khỏe, sinh viên cần xác định rõ tiền sử bệnh lý của bản thân cũng như người thân trong gia đình. Ghi lại thông tin sau đó trao đổi và hỏi ý kiến của bác sĩ.
Các bạn sinh viên nữ không nên đi khám khi đến kỳ kinh nguyệt bởi vì lúc này cơ thể đang có rất thay đổi, tốt nhất nên để hết tháng khoảng 3 – 4 ngày đi khám là phù hợp.
Tùy từng cơ sở y tế, tùy từng thời điểm bạn đi khám sức khỏe mà mẫu giấy khám sức khỏe sinh viên có thể được trả ngay trong ngày hoặc phải qua ngày hôm sau mới lấy được.
Chi phí khám sức khỏe cho sinh viên cũng không phải cố định, có cơ sở y tế quy định thu mức phí này là 300.000 nhưng cũng có cơ sở thu với con số nhiều hơn.
Như vậy, mẫu giấy khám sức khỏe cho sinh viên đã được chia sẻ chi tiết ở bài viết vừa rồi. Hy vọng mỗi bạn sinh viên sẽ nhanh chóng hoàn tất hồ sơ để được nhập học đúng thời hạn mà nhà trường đưa ra. Truy cập vào https://vieclam123.vn để đọc thêm các bài viết bổ ích khác nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!