Nhổ tóc có mọc lại được không? Tác hại và cách chữa bệnh nhổ tóc

Người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người” cho đến ngày nay, việc chăm sóc tóc ngày càng được mọi người quan tâm nhiều hơn. Đặc biệt khi tóc bị tổn thương do các tác động bên trong hoặc bên ngoài như nhổ tóc sẽ có thể gây ra những hậu quả gì? Nhổ tóc có mọc lại được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người giải đáp những thắc mắc về bệnh nhổ tóc và cách khắc phục hậu quả do nhổ tóc gây ra.

Nhổ tóc có mọc lại được không?
Ảnh: Nhổ tóc có mọc lại được không?

Bệnh nhổ tóc là bệnh gì?

Bệnh nhổ tóc nghe có vẻ hơi kỳ lạ, tuy nhiên lại là một bệnh khá phổ biến từ xưa tới nay.

Theo nghiên cứu, trên thế giới cứ 20 người thì có 1 người có thói quen nhổ tóc. Những thói quen này là do rất nhiều nguyên nhân và chủ yếu do tóc quan điểm “tóc sâu” nghĩa là loại tóc gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc các tóc mọc lên có màu trắng gọi là “tóc bạc”.

Các bạn trẻ thiếu niên, thanh niên thường có thói quen nhổ những sợi tóc có hình dáng kỳ lạ như tóc quăn, tóc to dày và cho rằng những sợi tóc này gây nên cảm giác ngứa ngáy da đầu. Những người trung niên, người già lại cũng có thói quen nhổ tóc nhưng là những sợi tóc có màu bạc, màu trắng vì muốn giữ lại mái tóc của tuổi xuân. Những người hay áp lực công việc, cuộc sống thì lại thường bứt tóc mỗi khi gặp khó khăn, trở ngại gây căng thẳng.

Chính những điều đó đã thôi thúc mọi người nhổ tóc, và khi nhổ tóc thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của họ thì nó gây tổn hại đến tóc, đến da đầu chúng ta. Từ đó, nhổ tóc trở thành một căn bệnh của hầu hết các lứa tuổi và cần có những cách chữa trị phù hợp để tóc được phục hồi và hàn gắn tổn thương càng sớm càng tốt.

Với những người có thói quen nhổ tóc này thời gian đầu, tóc vẫn mọc bình thường, tuy nhiên về lâu dài, số lượng tóc ngày càng thưa hơn và xuất hiện tình trạng hói đầu, da đầu có mảng trắng bóng, dày, lỗ chân lông cũng to và xơ cứng.

Bệnh nhổ tóc có tác hại gì không?

Theo ước tính, mỗi người trưởng thành bình thường trung bình sẽ sở hữu khoảng 1,5-2,5 triệu sợi tóc. Một sợi tóc sau mỗi tuần sẽ dài ra khoảng 0,1-0,2 mm nếu không gặp phải bất cứ tác động bất lợi nào. Nang tóc hay còn gọi là chân tóc, là mọc và nơi nuôi dưỡng tóc, chúng nằm dưới da đầu khoảng 2cm và có khả năng nuôi dưỡng khoảng 25 chu kỳ tóc.

Tác hại của bệnh nhổ tóc
Ảnh: Tác hại của bệnh nhổ tóc

Khi nhổ tóc dưới bất kỳ hình thức hay nguyên nhân nào cũng đều tạo một lực kéo tác động lên nang tóc cũng như thần kinh da đầu. Có thể việc nhổ tóc trở thành thói quen nên cảm giác đau không còn tuy nhiên những tác động bất lợi đến nang tóc khiến nang tóc teo lại, mất đi một chu kỳ mọc tự nhiên của nang tóc hoặc nặng hơn là có thể nhổ mất cả nang tóc đó thì hậu quả đều gây tổn hại đến tóc, thậm chí tại đó tóc vĩnh viễn không thể mọc lại.

Bệnh nhổ tóc cũng là một trong số các nguyên nhân gây tình trạng tóc mọc chậm, hói đầu, da đầu xù xì, thô cứng do những vết sẹo từ việc nhổ tóc.

Nhổ tóc có mọc lại được không?

Bệnh nhổ tóc hay thói quen nhổ tóc như đã phân tích là một tác động gây hại đến nang tóc, khả năng mọc và phát triển sợi tóc, vì vậy, các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực da liễu khuyên chúng ta nên bảo vệ mái tóc, tránh tối đa những tác động có hại đến tóc đặc biệt là thói quen nhổ tóc.

Nhổ tóc có thể gây những tổn thương nhỏ như làm đau da đầu, hoặc lớn hơn như việc làm tổn hại đến chân tóc, khiến tóc yếu đi, giảm khả năng mọc tóc và thậm chí khiến tóc vĩnh viễn không thể mọc lại nữa. Cho dù là tác động gì thì nhổ tóc cũng đang gây tác động có hại đến mái tóc.

Vì vậy khi có dấu mọc lại của tóc bạn cần chú ý quan sát để nhận biết và có phương pháp chăm sóc tóc hợp lý. Các dấu hiệu tích cực của tóc sau khi bị nhổ báo hiệu sự mọc lại của chúng điển hình nhất là sự xuất hiện lông con lúc này là thời điểm rất nhạy cảm của tóc, một sự hồi sinh yếu ớt và chậm rãi trong khoảng 3 tháng.

Trong thời gian này cần tránh tối đa những tác động có hại, nghiêm cấm không nên nhổ những sợi lông này, không nhuộm hoặc dùng hóa chất, nên sử dụng những sản phẩm dầu gội có nguồn gốc từ thiên nhiên, dịu nhẹ với da đầu, đặc biệt nên có chế độ dinh dưỡng cân đối để giữ một thể trạng khỏe mạnh là sự góp phần giúp tóc nhanh chóng mọc và chắc khỏe. Sau 3 tháng này những nang tóc đó sẽ mọc lên và có độ dài khoảng 3mm và bắt đầu dài ra như bình thường, nếu được chăm sóc thường xuyên, những ngọn tóc này sẽ phát triển bình thường và ít có sự thay đổi khác biệt.

Cách chữa trị tóc không mọc lại sau khi nhổ

Sau khi nhổ, tóc có thể mọc lại nếu tác động nhẹ, nếu như thấy biểu hiện tóc thưa hơn, hay gãy rụng cả khi gội đầu cà chải đầu thì khả năng là đã gặp tình trạng tổn thương tóc nặng gây hoại tử nang tóc. Hiện nay, khoa học công nghệ hiện đại, chăm sóc sức khỏe con người cũng gặt hái được nhiều thành tựu mới nên việc không mọc tóc sau khi nhổ cũng đã có rất nhiều phương pháp chữa trị, tùy vào tình trạng của nang tóc mà bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tư vấn lựa chọn một hoặc một số cách dưới đây.

Phương pháp laser

Khi tóc bị tổn thương độ nhẹ, nang tóc vẫn có khả năng mọc tóc mới, các bệnh nhân thường được khuyên sử dụng trị liệu laser để kích thích mọc tóc.

Nguyên tắc của phương pháp laser là sử dụng năng lượng laser để xông và kích thích nang tóc tiết ra dưỡng chất nuôi mầm tóc.

Phương pháp laser chữa bệnh nhổ tóc
Ảnh: Phương pháp laser chữa bệnh nhổ tóc

Phương pháp sử dụng laser giúp mọc tóc được thực hiện qua 6 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Kiểm tra

Sử dụng thiết bị chuyên biệt để kiểm tra thực trạng sức khỏe của da đầu và nang tóc. Biết được khả năng tiết dầu của da đầu, tính được số lượng nang yếu và nang đã suy thoái.

  • Bước 2: Gội đầu

Dùng các loại dầu gội chuyên dụng cho mỗi loại tổn thương và dựa trên lượng dầu mà da đầu tiết ra để gội, làm sạch bụi bẩn trên da đầu và tóc để chuẩn bị cho quá trình trị liệu các nang tóc yếu và suy thoái.

  • Bước 3: Làm sạch sâu

Sử dụng thiết bị chuyên biệt giúp da đầu sạch sâu, đưa dưỡng chất vào và phục hồi dinh dưỡng từng nang tóc bằng cách cải thiện tuần hoàn máu dưới da.

  • Bước 4: Sử dụng năng lượng laser

Sử dụng bức xạ laser với chỉ số năng lượng phù hợp từng loại tổn thương để kích thích tế bào nang tóc, giảm bài tiết dầu, tăng khả năng cung cấp oxy quanh nang tóc, lưu thông máu đến nuôi dưỡng nang tóc, tăng cường tổng hợp collagen giúp chân tóc chắc khỏe, hàn gắn nhanh những tổn thương do nhổ tóc gây ra.

  • Bước 5: Sử dụng thiết bị đưa tinh chất vào nang tóc

Trong khoảng 30 phút tiếp theo, thiết bị phun sương các hạt ion nguồn gốc dược liệu thiên nhiên, với tác dụng nuôi dưỡng tóc bị hư tổn, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, hết ngứa cho da đầu. Thiết bị này giúp dưỡng chất nuôi tóc dưới dạng kích thước phân tử được thâm nhập vào từng nang tóc nhờ các lỗ chân lông để thúc đẩy hồi sinh sức sống và hoạt động của các nang tóc bị hư tổn.

  • Bước 6: Chăm sóc tóc và theo dõi kết quả của trị liệu

Sau khi thực hiện phương pháp trị liệu bằng laser để khích thích mọc tóc, các bệnh nhân sẽ được tư vấn về việc chăm sóc tóc cũng như da đầu bằng các dầu gội, xả có nguồn gốc thiên nhiên, tránh hóa chất độc hại, tránh nhuộm hoặc uốn duỗi tóc, và đặc biệt tránh tác động cơ học kéo tóc, theo dõi số lượng tóc rụng mỗi ngày trong 3 tháng sau khi trị liệu để có những phát hiện và điều chỉnh phù hợp.

Cấy tóc

Với những trường hợp tổn thương tóc nặng gây hói đầu, không thể mọc tóc, những người nang tóc bị hoại tử, sẹo… Phương pháp phù hợp nhất là cấy tóc tự thân.

Cấy tóc chữa bệnh nhổ tóc
Ảnh: Cấy tóc chữa bệnh nhổ tóc

Nguyên tắc chung của phương pháp này là sủ dụng các nang tóc còn khỏe mạnh ở phần tóc dày để cấy vào phần tóc bị thưa, hói, không mọc tóc.

Cách thực hiện để cấy tóc cũng tương đối đơn giản và an toàn. Đó là sử dụng thiết bị chuyên dụng gọi là bút cấy để lấy nang tóc từ nơi tóc dày và cấy ghép vào nơi tóc thưa, bút cấy này với đường kính siêu nhỏ sẽ dễ dàng thực hiện.

Tuy nhiên, để cấy tóc cần nhân viên y tế có kỹ thuật và kinh nghiệm. Khi sử dụng chính nang tóc của mình sẽ tăng khả năng sống sót của nang tóc ở vị trí mới vì nó tương thích với bệnh nhân. Thủ thuật này có tỷ lệ thành công tương đối cao, khoảng hơn 90% tóc mọc lại và là tóc thật sau khi được phục hồi.

  • Dầu gội thảo dược trị rụng tóc hiệu quả nhất hiện nay
  • 5 cách gội đầu bằng nha đam dưỡng tóc tại nhà cực hiệu quả