Bệnh viêm màng não có lây không và cách phòng ngừa

Viêm màng não là một bệnh nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời, trẻ dưới 3 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm màng não. Để bảo vệ bé cùng các thành viên trong gia đình hãy tham khảo ngay thông tin bên dưới để biết viêm màng não lây qua đường nào và cách phòng tránh như thế nào nhé.

Viêm màng não là tình trạng màng não bao bọc xung quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng do các loại vi khuẩn, virus, nấm, mô cầu, phế cầu, ký sinh… gây nên. Căn bệnh này có thể biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị sớm.

1Viêm màng não có lây không?

Viêm màng não có lây không?

– Viêm màng não là bệnh có thể lây và nó thường lây qua đường hô hấp, các vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh có trong những chất tiết ra từ đường hô hấp. Người khỏe mạnh hít phải những chất tiết này khi người đang bị bệnh ho, hắt hơi sẽ tạo cơ hội cho bệnh lây lan từ người bệnh sang người khỏe mạnh.

– Thông thường vi trùng, siêu vi trùng gây bệnh sẽ đi vào cơ thể người lành, thấm vào máu rồi xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Tuy vậy, việc lây bệnh viêm màng não trực tiếp từ người qua người là rất hiếm.

– Bệnh viêm màng não cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc da, qua các đồ dùng sử dụng hằng ngày chén đĩa, ly cốc, điện thoại. Nhưng nó không lây theo kiểu tiếp xúc thông thường, không lây bằng cách hít thở không khí chung.

– Bên cạnh đó, một số nghiên cứu còn phát hiện loại vi khuẩn Neisseria meningitidis gây bệnh viêm màng não có thể lây lan đến những người đã tiếp xúc gần, tiếp xúc kéo dài với bệnh nhân đang mắc bệnh.

– Đối tượng dễ bị lây như nghiên cứu này thường là người trong 1 gia đình, bạn cùng phòng, bạn học, bất cứ ai có tiếp xúc trực tiếp với những chất dịch của bệnh nhân đều có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn.

Thời gian ủ bệnh viêm màng não trung bình là 4 ngày, thường dao động trong 2 – 10 ngày. Loại vi khuẩn Neisseria meningitidis chỉ lây nhiễm ở con người, không lây nhiễm từ động vật vì chúng không chứa mầm bệnh.

– Nhiều nhà khoa học cho rằng có từ 10 – 20% dân số thế giới mang loại vi khuẩn Neisseria meningitidis trong cổ họng của mình vào bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời mình. Tỉ lệ lây truyền bệnh thường cao hơn ở các ổ dịch, các vùng có khí hậu khắc nghiệt, những nơi có các hoạt động sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh, phòng bệnh kém.

2Cách phòng ngừa viêm màng não

Cách phòng ngừa viêm màng não

– Tỉ lệ trẻ em dưới 3 tuổi bị bệnh viêm màng não rất cao nên bố mẹ muốn phòng ngừa bệnh này cho trẻ, tốt nhất là nên tiêm vaccin phòng bệnh. Tại Việt Nam, bố mẹ chọn tiêm vaccin ngừa viêm não mô cầu loại BC cho trẻ từ 3 tháng trở lên, loại AC cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Tiêm nhắc lại định kỳ khoảng một vài năm 1 lần theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

– Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ tránh cho trẻ đến những nơi đông người, mặc quần áo đúng mùa, tránh để trẻ bị muỗi đốt và hạn chế lây nhiễm bệnh cho môi trường xung quanh, bố mẹ cũng chăm sóc kỹ như khi trẻ ho dùng khăn sạch lau, rửa sạch tay trước và cả sau khi chăm sóc trẻ.

Cách phòng ngừa viêm màng não

– Với cả người lớn và trẻ nhỏ, muốn phòng ngừa tốt bệnh viêm màng não cùng luôn phải chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên tắm rửa, làm sạch tay bằng xà phòng, sử dụng dung dịch sát khuẩn để súc miệng, họng.

– Làm sạch phòng ở, nhà, văn phòng thường xuyên, nơi ở thông thoáng, không đóng kín, không khí không lưu thông, dễ tạo môi trường ủ bệnh.

– Nếu thấy trẻ và người lớn có dấu hiệu bị bệnh viêm màng não, không tự ý điều trị tại nhà mà nên đến bác sĩ để kịp thời khám chữa bệnh đúng cách. Thực hiện cách ly người bệnh để tránh lây bệnh cho cộng đồng.

– Vì viêm màng não có nguy cơ gây tử vong cao nên sẽ được ưu tiên cấp cứu, nhập viện càng sớm càng tốt.

Bảo vệ sức khỏe của gia đình mình theo các chỉ dẫn trong bài viết này để tránh bệnh viêm màng não lây lan, gây hại cho gia đình, cộng đồng bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh viêm màng não

>>> Cảnh báo: Những dấu hiệu của bệnh viêm màng não bố mẹ cần biết để bảo vệ trẻ

Nhà thuốc An Khang