GIÁO ÁN
THI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2021 – 2022
Chủ đề: Đồ chơi của bé
Đối tượng trẻ: 24 – 36 tháng
Số lượng trẻ: 25 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày soạn: 11/10/2021
Ngày thực hiện: 13/10/2021
Người thực hiện: Trần Thị Kim Huệ
Đơn vị: Trường mầm non Hồng Phương
* Nội dung các góc chơi:
– Góc thao tác vai: Bế em, nấu cho em ăn, cho em ăn, ru em ngủ.
– Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng, luồn hạt, xếp tháp, chơi với đồ chơi sắc màu.
– Góc vận động: Đi trong đường hẹp – thử cảm giác bàn chân; Chơi các trò chơi với vòng, bóng.
– Góc nghệ thuật: Di màu quả bóng, chấm màu đồ chơi (cái trống).
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
– Trẻ làm quen với các góc chơi và một số đồ dùng đồ chơi ở các góc.
– Trẻ biết thể hiện vai chơi: Bế em, nấu cho em ăn, cho em ăn, ru em ngủ.
– Biết chơi để tạo ra sản phẩm đơn giản.
2. Kỹ năng:
– Trẻ có một số kỹ năng thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai chơi của mình (dưới sự hướng dẫn của cô giáo).
– Bước đầu có một số kỹ năng đơn giản khi chơi.
3. Thái độ
– Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
– Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
– Trẻ chơi không tranh giành đồ chơi của bạn.
II. Chuẩn bị
– Góc thao tác vai: + Búp bê; bình sữa, giường, bát, thìa, cốc.
+ Bộ đồ nấu ăn
– Góc hoạt động với đồ vật: + Hạt vòng, dây sâu, tháp vịt, bộ luồn hạt.
+ Kẹp bông, kẹp gỗ, que gỗ
– Góc vận động: + Thả bóng theo đường zích zắc
+ Thả bóng theo ống màu
+ Thảm đường hẹp – thử cảm giác bàn chân.
– Góc nghệ thuật: Bài tô của trẻ, bút màu, màu vẽ (Chấm).
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Gây hứng thú, giới thiệu đồ chơi các góc
– Các con cùng lại đây với cô nào.
– Hôm nay nghe tin lớp mình học ngoan nên có các cô giáo từ các trường mầm non trong huyện đến thăm và dự lớp mình 1 tiết học đấy. Các con cùng nổ 1 tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào
– Bây giờ cô con mình cùng hát bài “Em búp bê” nhé.
+ Vừa rồi các con hát bài gì?
+ Em búp bê có ngoan không?
+ À các con đi học cũng ngoan như em búp bê nhé.
+ Với đồ chơi búp bê, các con thích chơi trò chơi gì? À đúng rồi hôm nay các con cùng gặp lại em búp bê ở góc thao tác vai nhé. Ở góc chơi này ngoài đồ chơi búp bê, cô còn chuẩn bị nhiều đồ chơi nữa đấy, chúng mình sẽ chơi bế em, nấu cho em ăn và ru em ngủ nhé. Còn phía dưới là góc nghệ thuật – tạo hình, cô cũng đã chuẩn bị nhiều đồ dùng để tô và màu vẽ đấy.
Đây là góc vận động, ở góc này các con cùng chơi với vòng, bóng nhé.
Còn đây là góc hoạt động với đồ vật, cô đã chuẩn bị rất nhiều hạt vòng, nhiều đồ chơi về màu sắc, để chúng mình chơi đấy.
+ Các con có thích chơi ở các góc chơi mà cô đã chuẩn bị không?
– Vậy khi về góc chơi, các con nhớ là không tranh giành đồ chơi của bạn; biết nhường nhịn bạn và khi chơi xong nhớ cất đồ nhé.
Nào, bây giờ cô mời các con cùng về góc chơi của mình.
2. Tổ chức cho trẻ chơi tập:
– Sau khi cho trẻ về các góc chơi, cô bao quát và cân đối số trẻ chơi ở các góc. Cô đến từng góc chơi, quan sát, hỗ trợ trẻ lấy đồ chơi.
– Trong khi chơi, cô bao quát chung đồng thời, nhập vai chơi cùng trẻ, tạo điều kiện để trẻ chơi tập 1 cách say sưa, hứng thú.
VD: Góc thao tác vai: trẻ chơi bế em: Cô bế em bé (búp bê) đến và hỏi trẻ: bác ơi! Em bé của bác ăn chưa, em bé của tôi cũng đói rồi đấy, tôi cho em bé của tôi ăn …… Đến giờ em ăn rồi, bác đi nấu bột cho em ăn đi.
+ Góc nghệ thuật – tạo hình: Nếu trẻ làm được thì cô khen trẻ. Với trẻ chưa làm được “Bác ơi, tôi cũng muốn trang trí cho cái trống của tôi thật đẹp đấy, vậy bác có muốn trang trí cái trống của bác đẹp không nào? À tôi và bác cùng làm nhé.
+ Góc vận động: Bác ơi, trò chơi này chơi như thế nào nhỉ? Bác hướng dẫn để tôi và bác cùng chơi nhé.
+ Góc HĐVĐV: “Ôi tôi thấy bác xâu được cái vòng rất là đẹp đấy, tôi phải xâu như thế nào để được cái vòng như của bác”…. “Bác ơi, tôi đang muốn xâu vòng đấy, bác có muốn xâu vòng không? Để tôi hướng dẫn, tôi và bác cùng xâu nhé”.
– Đối với những trẻ chưa biết thao tác với đồ vật, cô hướng dẫn bằng cách làm mẫu lại hoặc gợi ý bằng lời
– Cô kịp thời xử lí các tình huống khi xảy ra
– Cô gợi ý để trẻ đổi góc chơi nếu thấy trẻ không hứng thú.
– Cô nhận xét, khen ngợi trẻ tại các góc chơi.
3. Chơi kết thúc:
– Cô lắc xắc xô và tập trung trẻ lại:
+ Hôm nay các bác được chơi gì? (Hỏi 1 – 2 trẻ)
– Hôm nay các bác chơi có vui không?
-> À, tôi thấy các bác rất là khéo, đã tạo ra nhiều sản phẩm đẹp đấy. Tôi khen tất cả các bác nào.
– À hết giờ rồi, mà tôi thấy các bạn vẫn muốn chơi tiếp, vậy để buổi sau tôi và các bác sẽ cùng nhau chơi tiếp nhé. Bây giờ các bác cùng hát với tôi bài hát “Bạn ơi, hết giờ rồi” và về góc cất đồ chơi giúp tôi nhé.
– Cô cho trẻ hát và cất đồ chơi.
– Trẻ lại gần cô
– Trẻ nghe cô giới thiệu
– Trẻ hát
– Trẻ trả lời
– Trẻ nghe cô giới thiệu
– Trẻ trả lời
– Trẻ lắng nghe.
– Trẻ chơi cùng cô
– Trẻ nghe cô nhận xét
– Trẻ xúm xít lại gần
– Trẻ trả lời
– Trẻ trả lời
– Trẻ hát và về góc cất đồ chơi.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!