Sưng nướu răng và nổi hạch là hai triệu chứng thường gặp khi răng nướu bị viêm nhiễm nặng. Khi hai vấn đề này xuất hiện cùng lúc thì đây là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý về răng miệng. Cụ thể đó là những bệnh lý nào và có nguy hiểm không? Hãy cùng với Dược liệu Ngọc Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
1. Vì sao bị sưng nướu răng và nổi hạch?
Nổi hạch là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống lại các vi khuẩn tấn công. Hạch chính là tổ chức các tế bài lympho có tác dụng sản sinh ra các kháng thể và tế bào bạch cầu để chống lại tác nhân gây bệnh. Khi xuất hiện hạch tại bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng cần hết sức cẩn trọng, vì đây là dấu hiệu cho thấy khu vực đó đang bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng.
Do đó, sưng nướu răng và nổi hạch là hai dấu hiệu cho thấy viêm nướu đã chuyển sang giai đoạn nặng, cần đến các biện pháp can thiệp để tránh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe răng miệng.
2. Sưng nướu răng và nổi hạch là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
2.1. Viêm nướu
Viêm nướu là bệnh lý xảy ra khi nướu bị tấn công gây viêm nhiễm. Bệnh chủ yếu là do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi lợi bị viêm, các hạch lympho ở vị trí xung quanh sẽ nổi lên để chống lại vi khuẩn gây hại, nên quan sát bằng mắt thường có thể thấy nướu bị sưng đỏ và nổi hạch. Đôi khi cũng có thể xuất hiện triệu chứng sưng nóng hàm hoặc sốt nhẹ.
2.2. Viêm nha chu
Khi viêm lợi không được điều trị dứt điểm, thì bệnh sẽ phát triển nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Bệnh lý này có những triệu chứng như: sưng nướu, nổi hạch, chảy máu chân răng, tụt lợi, lợi mưng mủ…. Nếu không chữa trị kịp thời, thì có thể dẫn đến gãy răng, mất răng.
2.3. Sâu răng nặng
Răng sâu nặng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sưng nướu răng và nổi hạch. Lúc này, vi khuẩn có thể tấn công vào tủy răng, gây đau buốt khó chịu, dẫn đến sưng nướu, sưng má, mưng mủ ở chân răng, nổi hạch.
Tình trạng này có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, nhưng phổ biến nhất là gặp ở trẻ nhỏ. Do trẻ em chưa ý thức được sự quan trọng của vệ sinh răng miệng, kết hợp với cha mẹ không kiểm tra răng miệng của trẻ thường xuyên.
2.4. Viêm tủy
Viêm tủy có thể do sâu răng nặng không được điều trị kịp thời, răng bị chấn thương dẫn đến sứt mẻ…. Lúc này, vi khuẩn tấn công tủy răng dẫn đến viêm nhiễm, gây đau nhức, chân răng lung lay, nướu sưng đỏ và nổi hạch. Bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây mất răng, nhiễm trùng máu….
2.5. Mọc răng khôn
Triệu chứng phổ biến và thường gặp nhất khi mọc răng khôn là sưng đau lợi. Nếu tại vị trí này bị viêm do vệ sinh không sạch, viêm lợi trùm răng khôn, thì bên cạnh triệu chứng sưng đau, còn có thể xuất hiện hạch bạch huyết. Mọc răng khôn gây viêm, sưng lợi và nổi hạch nếu không được xử lý kịp thời, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống.
3. Sưng nướu nổi hạch có nguy hiểm không?
Trong trường hợp sưng nướu lợi răng và nổi hạch là do mọc răng khôn, tình trạng này có thể thuyên giảm sau khoảng 1 – 2 tuần khi răng khôn tạm dừng mọc. Nhưng nếu nguyên nhân gây sưng và nổi hạch ở lợi là do các bệnh lý về răng miệng, thì có thể dẫn đến những biến chứng sau:
3.1. Làm mất răng
Khi mắc các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy… vi khuẩn sẽ tấn công vào chân răng, phá vỡ sự liên kết giữa nướu và chân răng, tạo ra khoảng ở tại vị trí này. Lúc đó, nướu không còn bám chắc vào chân răng, khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công chân răng, làm hỏng cấu trúc răng, dẫn đến răng bị lung lay và có thể bị rụng răng.
3.2. Gây hoại tử
Nếu tình trạng viêm nhiễm diễn ra ở trong khoang miệng mà không có biện pháp can thiệp sớm, vi khuẩn gây bệnh sẽ tiếp tục phát triển sang các vùng lân cận gây nhiễm trùng và hình thành ổ áp xe và gây hoại tử mô nướu/chân răng.
3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân
Khi nhiễm trùng ở mức độ nặng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường máu gây nhiễm trùng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: đột quỵ, tim mạch…. Ngoài ra, viêm nha chu kéo dài có thể làm tăng lượng đường huyết, khiến bệnh tiểu đường trở nên khó kiểm soát hơn.
4. Cần làm gì khi bị sưng nướu răng và nổi hạch
Khi nhận thấy nướu có dấu hiệu bị sưng và nổi hạch, tốt nhất bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị cũng như chăm sóc răng miệng khác nhau. Cụ thể:
- Cạo vôi răng nếu bị viêm nướu và viêm nha chu.
- Điều trị tủy răng và hàn trám răng đối với răng bị viêm tủy, sâu răng nặng.
- Cắt bỏ lợi trùm hoặc nhổ răng nếu răng số 8 bị viêm.
- Kê các đơn thuốc chống viêm, giảm đau, kháng sinh phù hợp.
5. Các biện pháp cải thiện sưng nướu và nổi hạch
Bên cạnh việc đến cơ sở nha khoa để được thăm khám, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng sưng nướu và nổi hạch tại nhà dưới đây:
5.1. Sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu là sản phẩm chăm sóc răng miệng được các chuyên gia nha khoa khuyên dùng khi gặp các vấn đề như viêm lợi, tụt lợi, chảy máu chân răng, răng lung lay.
Sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, ngừa viêm, giúp hạn chế vi khuẩn phát triển. Nhờ đó góp phần hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng và lan rộng hơn.
Ngoài ra, các thành phần dược liệu trong nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu, còn có công dụng giúp làm giảm dấu hiệu sưng đỏ và đau nhức răng. Nhờ đó, giúp cải thiện cảm giác khó chịu do các bệnh lý răng miệng gây ra.
4.2. Súc miệng bằng nước muối ấm
Bên cạnh việc sử dụng nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng. Muối có tác dụng sát trùng, ngăn chặn sự phát triển và gây bệnh của các vi khuẩn có hại, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất. Khi sử dụng dung dịch nước muối ấm sẽ giúp làm dịu các vết tổn thương ở mô nướu, giúp sát trùng và giảm đau nhanh.
Mỗi ngày bạn nên súc miệng bằng nước muối từ 2 – 3 lần để giảm đau nhức mô nướu và ức chế sự phát triển của các hại khuẩn trong khoang miệng.
4.3. Dùng mật ong
Mật ong là phương thuốc vô cùng hữu hiệu trong việc kháng viêm, giảm sưng. Sau khi đánh răng bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ mật ong thoa đều vào vị trí nướu bị sưng là xong. Mật ong sẽ giúp sát khuẩn vùng nướu bị tổn thương và làm cho vết sưng dịu đi nhanh chóng.
4.4. Uống trà gừng
Hai hoạt chất Gingerol và Zingerone trong gừng tươi có cơ chế chống viêm tương tự với loại thuốc kháng viêm không steroid. Bên cạnh đó, gừng còn có đặc tính sát trùng, kháng khuẩn và giảm mùi hôi ở khoang miệng. Chính vì vậy, sử dụng trà gừng sẽ giúp làm giảm đau nhức, làm dịu vùng nướu bị tổn thương, giảm tình trạng hôi miệng do các bệnh lý nha khoa gây ra.
4.5. Dùng nha đam
Lô hội hay còn được gọi với tên gọi khác là nha đam. Đây cũng là thảo dược giúp điều trị các bệnh lý về răng miệng hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy phần gel nha đam, sau đó xoa nhẹ nhàng vào vùng lợi bị viêm sẽ giúp làm dịu mô nướu nhanh chóng. Thường xuyên áp dụng phương pháp này không những cải thiện được tình trạng viêm nướu chân răng mà còn tăng cường độ chắc khỏe cho răng miệng.
Song song với đó, bạn cần chăm sóc răng miệng hợp lý và khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và phòng ngừa tình trạng sưng nướu răng và nổi hạch tái phát. Cụ thể:
- Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày. Ngoài ra, kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng.
- Sử dụng bàn chải lông mềm, thay bàn chải định kỳ 2 – 3 tháng/lần. Khi chải răng nên thực hiện các thao tác nhẹ nhàng, để tránh xây xước và tổn thương mô nướu khiến cho vết loét phát triển nghiêm trọng hơn.
Khi bị sưng nướu răng và nổi hạch, bạn cần áp dụng ngay các biện pháp chăm sóc răng miệng tại nhà, nếu sau 1 – 2 ngày các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, thì nên chủ động đến gặp nha sĩ để được thăm khám và hỗ trợ điều trị.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!