Tổng hợp 3 mẹo giữ nước mía xanh, chất lượng, không bị đen

Mẹo giữ nước mía xanh, không bị đen là một trong những thông tin hữu ích được nhiều bạn quan tâm. Để nước mía giữ được màu xanh đẹp mắt cũng như chất lượng nước được đảm bảo, đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây bạn nhé!

1. Nguyên nhân khiến nước mía không xanh, bị đen

Nước mía bị đen sau khi ép có thể do các nguyên nhân sau đây:

– Thời gian sử dụng: Nước mía để qua một thời gian lâu dần sẽ bị thay đổi về màu sắc và hương vị.

– Đá uống kèm trong nước mía không được sạch sẽ và vệ sinh: Nước mía uống kèm thêm đá tạo nên nước ép mát lạnh sảng khoái, nhưng đá trong quá trình sản xuất có thể không được sạch. Do đó khi uống kèm nước mía càng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, ngộ độc vì không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Mẹo giữ nước mía xanh: Nguyên nhân khiến nước mía đen

– Máy ép không được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng: Việc máy ép không được vệ sinh sạch sẽ sau khi sử dụng sẽ làm cho cặn bã dư thừa bám trong máy, nước mía cũ đọng lại bị ôi thiu, khiến nước mía mới ép ra dính vào có thể bị chua và hư.

– Cây mía được ép không đảm bảo về chất lượng khiến nước mía bị đen: Cây mía để lâu ngày bên ngoài có thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu mía hư hỏng như nốt đỏ và mốc, nếu sử dụng những cây mía đã hư làm nước ép chắc chắn nước mía ép ra sẽ bị chua và gây ra khả năng ngộ độc.

Mẹo giữ nước mía xanh: Nước mía đen do nguyên liệu không đảm bảo

2. Mẹo giữ nước mía xanh, không bị đen hiệu quả

Sau đây là những mẹo giúp nước mía giữ được màu xanh đẹp mắt và không bị chuyển đen. Mời bạn theo dõi.

2.1. Chọn nguyên liệu chất lượng

– Quan trọng nhất để đảm bảo nước mía xanh, không bị đen và chua là lựa phải chọn cây mía cách kỹ lưỡng, còn tươi và không có dấu hiệu vết đỏ hay men mốc.

– Ngoài ra cây mía phải được bảo quản nơi khô thoáng, tưới đủ nước 1 lần/ ngày để cây tươi và giữ được chất lượng bên trong.

Mẹo giữ nước mía xanh: Chọn nguyên liệu chất lượng

2.2. Bảo quản nước mía ở môi trường lạnh

– Nước mía sau khi ép bạn chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh tối đa 1 buổi trong ngày, vì nước mía có tính lạnh và chứa hàm lượng đường cao nên khi bảo quản lạnh sẽ làm mất phần lớn chất dinh dưỡng trong nước mía.

– Khi bảo quản nước mía trong tủ lạnh, bạn nên để vào những dụng cụ kín để tránh vi khuẩn xâm nhập và bị bám mùi bởi các loại thực phẩm khác.

2.3. Mẹo giữ nước mía xanh: Không sử dụng chất bảo quản

– Không nên sử dụng chất bảo quản để bảo quản nước mía vì trong chất bảo quản sẽ có những thành phần có thể dẫn đến thay đổi mùi vị nước mía, ngộ độc, dị ứng và có hại đến sức khỏe người sử dụng.

2.4. Chỉ vắt quất khi uống ngay

Mẹo giữ nước mía xanh: Chỉ vắt quất khi uống ngay

– Quất được thêm vào nước mía sẽ giúp thơm ngon và dậy mùi hơn, tuy nhiên chỉ nên vắt quất vào nước mía khi bạn có thể dùng ngay sau khi ép, vì để lâu sẽ khiến nước mía nhanh hỏng.

2.5. Sử dụng máy ép nước mía an toàn chất lượng

– Việc sử dụng máy ép nước an toàn sẽ giúp chất lượng nước mía tốt hơn. Không nên sử dụng máy ép đã bị gỉ, thường xuyên hư hỏng và công suất máy thấp sẽ khiến nước ép bị nhiễm độc.

– Ngoài ra cũng nên thường xuyên vệ sinh máy ép nước mía sạch sẽ sau cuối ngày sử dụng.

Mẹo giữ nước mía xanh: Đảm bảo máy ép được vệ sinh

3. Một số lưu ý với nước mía mà bạn nên biết

Ngoài mẹo giữ nước mía xanh, sau đây là một số lưu ý khi sử dụng mà bạn nên biết.

– Nước mía để được bao lâu: Nước mía chỉ nên sử dụng luôn trong ngày sau khi mua về, không nên để qua đêm trong tủ lạnh. Nếu bạn thấy nước mía đã có hiện tượng chuyển màu đen, uống vào có vị chua nồng thì hãy bỏ đi vì nước mía đã quá thời hạn sử dụng.

– Để bảo quản cây mía được tươi sau khi thu hoạch và giữ được lượng nước, đường bên trong, ta có thể bảo quản bằng cách:

Mẹo giữ nước mía xanh: Cách bảo quản mía nguyên liệu

+ Để mía ở nơi bóng mát, khô ráo và không bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Bạn có thể để mía ở đất ẩm, phần gốc mía tiếp xúc với phần đất ướt sẽ giúp mía không bị mất nước. Ngoài ra bạn nên dùng tấm bạt dày che phủ cây mía khỏi ánh nắng chiếu vào sẽ giúp mía hạn chế bốc hơi khi trời nắng nóng.

+ Mẹo giữ nước mía xanh, để nước mía không bị đen sau khi ép nước, bạn không nên cạo vỏ cây mía trước khi ép quá lâu, 2 đầu cây mía sẽ dễ bị mốc nếu cạo nhiều vỏ, chỉ nên cạo khi gần sử dụng.

– Khi uống nước mía bạn hãy chú ý một số điểm sau:

Mẹo giữ nước mía xanh: Lưu ý

+ Mặc dù nước mía có tính ngọt, mát và thanh lọc cơ thể rất tốt những bạn cũng không nên quá lạm dụng. Trong nước mía có lượng đường cao, uống nhiều sẽ dẫn đến lượng đường trong máu cao. Bạn chỉ nên uống 1 ly 200ml với lượng 3 lần/ tuần.

+ Trong thành phần của nước mía có tính axit nhẹ, không nên để bụng đói khi uống.

+ Thời gian sử dụng nước mía tốt nhất là sau khi ép, nước còn tươi và giàu dinh dưỡng.

+ Không nên uống nước mía sau quá 1 ngày và có dấu hiệu chuyển màu đen, vị chua.

Mẹo giữ nước mía xanh: Lưu ý khi uống

Xem thêm: Tổng hợp 15+ cách rửa nồi bị cháy đơn giản, hiệu quả

4. Tác dụng của nước mía giúp bạn khỏe hơn

Với mẹo giữ nước mía xanh, đảm bảo chất lượng, sau đây là những tác dụng tuyệt vời của thức uống này với sức khỏe:

– Nước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng.

– Nước mía có thể giúp bạn giảm nhẹ các bệnh liên quan đến gan như vàng da một cách tự nhiên.

– Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

– Cải thiện hệ tiêu hóa

Mẹo giữ nước mía xanh: Tác dụng

– Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

– Hỗ trợ xương và răng phát triển. Cải thiện vấn đề răng miệng

– Giảm đau do một số bệnh

Với những mẹo giữ nước mía xanh, không bị đen trên đây, chúc bạn thực hiện thành công và có những trải nghiệm ngon miệng bên gia đình, bạn bè.

Siêu thị điện máy HC sưu tầm