Đau khớp ngón tay sau sinh là bệnh lý nguy hiểm, tác động đến khả năng vận động của chi tay cũng như gây nên tình trạng khó chịu cho chị em. Đặc biệt đây là thể bệnh xuất hiện sau thai kỳ, là giai đoạn nhạy cảm và dễ khiến người bệnh có những suy nghĩ tiêu cực. Để điều trị, trước tiên chúng ta cần hiểu đúng về bệnh qua những thông tin sau.
Đau khớp ngón tay sau sinh là như thế nào? Có thật sự nguy hiểm?
Đau khớp ngón tay sau sinh là tình trạng khớp chi tay của người bệnh có biểu hiện đau, kèm theo sưng và nóng sốt tại chỗ. Bệnh xuất hiện có thể do chấn thương hoặc tình trạng khác gây nên và có xu hướng tăng dần ca bệnh trong thời gian gần đây.
Phụ nữ sau thai kỳ thường bị mất máu nhiều (kể cả đẻ mổ), chính vì thế khiến sức đề kháng suy giảm. Và thời điểm này cũng là lúc những bệnh lý có cơ hội phát triển và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chị em. Mặt khác, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi thất thường cũng khiến các khớp tay dễ bị tổn thương.
Theo các bác sĩ kinh nghiệm, đau khớp ngón tay ở bà bầu sau sinh có mức độ nguy hiểm cao, đặc biệt là khi có điều hướng điều trị muộn. Một số biến chứng mà chị em có thể gặp nếu không được xử lý sớm:
- Tê bì tay – vai: Tình trạng tê bì tay – vai là biến chứng dễ xuất hiện nhất với bệnh nhân. Bởii khi khớp đau thường kéo theo viêm và sưng tại chỗ, dẫn đến mạch máu tại đây bị chèn ép và dòng máu không được lưu thông. Nếu không giảm viêm, có thể tổ chức mô mềm tại đây sẽ bị hoại tử.
- Khớp liền thành một: Khớp khi bị đau sẽ ý thức “lười” vận động bàn tay cho bệnh nhân, lâu dần khớp bị liền thành một, nghĩa là không thể co hoặc duỗi như người bình thường. Đây là biến chứng rất nguy hiểm mà người bệnh nên tránh.
- Teo cơ bàn tay: Khi bàn tay không vận động, cùng với các khớp là tổ chức cơ cũng bị teo dần.
- Đứt dây chằng: Đau khớp ngón tay sau sinh nếu nguyên nhân do viêm tại tổ chức dây chằng, thì dễ dẫn tới tình trạng đứt khi vận động. Người bệnh trong trường hợp này cần thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
- Đau theo mùa: Đau theo mùa là biến chứng sẽ gặp ở suốt quãng thời gian sau đó. Nghĩa là khi thay đổi thời tiết hoặc trời chuyển lạnh, các khớp sẽ đau theo chu kỳ và khiến người bệnh rất khó chịu.
Có thể kết luận rằng, đau khớp ngón tay sau sinh là bệnh lý nguy hiểm, mức độ phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân gây ra và khả năng xử lý của người bệnh khi mắc phải.
Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp ở bệnh lý
Nguyên nhân khiến sau sinh bị đau khớp ngón tay và triệu chứng đi kèm sẽ được trình bày cụ thể dưới đây.
Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gồm:
- Thoái hóa khớp ngón tay: Thoái hóa trước và trong sinh dẫn tới đau khớp ngón tay sau sinh. Đây là nguyên nhân mà đa số chị em gặp phải. Nghĩa là bản thân bệnh nhân đã có bệnh lý này trước đó, nhưng do bị suy giảm hệ thống miễn dịch kèm theo thay đổi dòng máu mà khiến bệnh biểu hiện nặng hơn. Do vậy người bệnh có tiền sử thoái hóa cần có biện pháp phòng ngừa sau sinh hợp lý.
- Loãng xương sau sinh: Sau thời kỳ sinh nở, chị em sẽ bị thay đổi cấu trúc xương khớp, nói rõ hơn là bị suy yếu và dễ mắc các bệnh lý liên quan. Trong đó có đau khớp ngón tay sau sinh.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn: Viêm khớp nhiễm khuẩn cũng có thể là nguyên nhân gây đau khớp ngón tay sau sinh. Do thời điểm này, người bệnh có hệ miễn dịch suy giảm và vi khuẩn cơ hội dễ xâm nhập và phát triển.
- Đứt dây chằng: Đứt dây chằng do vận động hoặc tiền sử cũng được xác định là một trong số nguyên nhân gây bệnh.
- Chấn thương do hoạt động hàng ngày: Chị em sau sinh có chế độ sinh hoặc khác thường, nhiều người không được nghỉ ngơi mà phải làm việc nhiều dẫn tới tình trạng viêm hoặc đau nhức. Trường hợp này nếu được nghỉ ngơi hợp lý sẽ rất nhanh hồi phục.
- Chế độ ăn thiếu chất: Chế độ ăn thiếu chất khiến cơ thể không có nguyên liệu để xây dựng tổ chức xương khớp. Từ đó ảnh hưởng đến cấu trúc và khiến tình trạng đau thường xuyên xuất hiện.
- Thực hiện động tác khiến tắc nghẽn máu đến khớp tay: Người bệnh có tư thế nằm hoặc phải thường xuyên phải bồng bế trẻ sẽ dễ làm hạn chế dòng máu lưu thông đến các chi. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau khớp ngón tay.
Triệu chứng
Triệu chứng của đau khớp ngón tay sau sinh được chia thành nhiều giai đoạn, cụ thể là:
- Giai đoạn nhẹ: Bệnh nhân có biểu hiện đau nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến vận động tại chi.
- Giai đoạn vừa: Biểu hiện của người bệnh bắt đầu tiến triển mạnh hơn, mức độ đau tăng dần, kèm theo sưng và nóng tại khớp. Người bệnh cũng bắt đầu bị hạn chế cử động co kéo và tê bì ở tay.
- Giai đoạn nặng: Mức độ đau dữ dội, kèm theo sốt hoặc mất vận động hoàn toàn. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện thêm các biến chứng nguy hiểm đã nêu trên nếu không được xử lý sớm.
Chẩn đoán và điều trị đau các khớp ngón tay sau sinh
Bệnh nhân cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và thực hiện các bước điều trị theo phác đồ của bệnh viện và bộ y tế. Cần phải xác định rõ, để tránh làm gia tăng nguy cơ biến chứng, người bệnh phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và thông bác mọi biểu hiện bất thường khi gặp phải.
Phương pháp chẩn đoán
Phương pháp chẩn đoán đau khớp ngón tay sau sinh gồm các bước:
Thăm khám tại chỗ
Thăm khám tại chỗ là bước giúp bác sĩ đánh giá sơ bộ qua về tình trạng hiện tại của người bệnh. Bên cạnh đó, khi hướng dẫn bệnh nhân thực hiện động tác vận động tại chi tay, nhân viên y tế cũng xác định được phạm vi vận động và có các chỉ định tiếp theo.
Xét nghiệm
Bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu và đặc biệt quan tâm đến chỉ số bạch cầu đa nhân trung tính với mục đích xác định nguyên nhân bệnh có phải viêm hay không. Ngoài ra còn cho thực hiện xét nghiệm nước tiểu đánh giá hàm lượng acid uric…
Chụp hình ảnh
Nhân viên y tế chỉ định chụp thêm hình ảnh tại chi tay nếu người bệnh có chấn thương hoặc trong tình trạng cấp tính. Đây là bước quan trọng giúp bác sĩ kết luận chính xác bệnh.
Đối tượng có thể được chỉ định thực hiện chụp x – quang, cắt lớp CT hoặc MRI tùy vào điều kiện kinh tế và mong muốn.
Mẹo dân gian điều trị đau khớp tay sau khi sinh
Mẹo dân gian được dùng với hiệu quả giảm đau nhanh chóng, dễ thực hiện và có hiệu quả với bệnh nhân thể trạng nhẹ. Tuy nhiên đây không được xem là cách điều trị chuẩn theo đồ của Bộ y tế, mà chỉ dùng để hỗ trợ giảm triệu chứng.
Muối rang
Thành phần: Muối trắng 200g.
Thực hiện và sử dụng:
- Muối được dùng rang nóng đều trên chảo, sau đó tắt bếp và cho vào một túi vải.
- Chườm trực tiếp lên khớp bàn tay đang bị đau. Lưu ý nên kiểm soát bằng cách dàn đều muối và dùng túi vải dày.
- Chỉ nên dùng cho đối tượng đau khớp ngón tay và không có chảy máu bên trong tổ chức mô mềm.
Ngâm nước trầu không
Thành phần: Trầu không 300g, muối trắng 100g.
Thực hiện và sử dụng:
- Trầu không chọn các lá già, rửa sạch và vò nhỏ.
- Thêm muối và nước 65 độ C vào, khuấy đều hỗn hợp.
- Cho tay vào và ngâm trực tiếp.
- Ngoài việc giảm đau, cách làm này còn có tác dụng sát khuẩn và năng ngừa viêm hiệu quả.
Rượu gừng
Thành phần: Gừng 300g, rượu trắng 500mL.
Thực hiện và sử dụng:
- Gừng chọn củ già, nạo bỏ vỏ bên ngoài và cắt mỏng.
- Chuẩn bị sẵn 1 bình đựng rượu, thêm gừng đã sơ chế vào và đậy nắp kín.
- Ngâm khoảng 2 tuần rồi dùng nước cốt để thoa trực tiếp lên khu vực đau khớp tay.
- Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng tại chỗ đến khi cảm thấy nóng.
Ứng dụng các bài thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y phù hợp hơn với người bệnh giai đoạn vừa, đặc biệt là người sau sinh và đang cho con bú không thể dùng thuốc Tây. Tuy nhiên nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng và phải thực hiện đúng hàm lượng đã chỉ định mới đạt được hiệu quả.
Bài thuốc 1
Thành phần: Dây tơ hồng, hy thiêm, thạch cao, ngưu tất bắc, rễ cây gối hạc, dây đau xương, vượng cốt tỳ, cẩu tích, độc hoạt, đỗ trọng bắc, chi mẫu.
Thực hiện và sử dụng:
- Chuẩn bị nguyên liệu theo hàm lượng chỉ định. Cho hỗn hợp dược liệu vào ấm sắc thuốc, thêm 7 bát nước và tiến hành đun.
- Đun khoảng 20 phút và tắt bếp, lọc lấy phần nước. Để nguyên phần bã dược liệu, lại thêm 1 bát nước nữa và đun lần hai.
- Sau khi sôi thì tắt ngay, lọc phần nước lần hai và hòa trộn với nước lần một thành đồng nhất.
- Cho người bệnh dùng thay nước.
Bài thuốc 2
Thành phần: Hoàng cầm, hy thiêm, ngưu tất bắc, xuyên khung, thạch cao, phòng phong, vương cốt tỳ, quế chi, độc hoạt, đỗ trọng bắc, tri mẫu.
Thực hiện và sử dụng:
- Các dược liệu được chuẩn bị đúng liều lượng.
- Chuẩn bị ấm sắc thuốc, cho dược liệu vào và thêm 1000mL nước.
- Thực hiện đun sôi đến khi cạn còn 250mL thì dừng.
- Mỗi ngày bệnh nhân chỉ dùng 1 bát thuốc như vậy là đủ.
Bài thuốc 3
Thành phần: Cẩu tích đương quy, chi mẫu, thổ phục linh, can khương, quế chi.
Thực hiện và sử dụng:
- Các thành phần trong bài thuốc được bốc theo đúng liều.
- Thực hiện sắc thuốc cùng 4 bát nước trong thời gian 25 phút.
- Sau đó, chắt bỏ bã và dùng phần nước.
- Có thể chia thành 2 hoặc 3 lần đều nhau uống trong ngày.
Tây y chữa đau khớp tay sau sinh
Tây y được dùng trong điều trị đau khớp ngón tay sau sinh thường được hạn chế, tuy có hiệu quả nhanh nhưng mức độ độc tính và nguy cơ ảnh hưởng đến trẻ là rất cao. Do vậy bác sĩ nên cân nhắc trước khi chỉ định.
Thuốc Tây
Thuốc Tây được dùng cho đối tượng phụ nữ sau sinh phải đảm bảo được mức độ an toàn, và hầu hết sẽ dùng ở dạng ngoài da để tránh tiết trực tiếp vào dòng sữa. Dưới đây là một số tên thuốc được chỉ định:
- Kháng sinh nhóm beta – lactam: Thường được chỉ định là hoạt chất amoxicillin, kết hợp muối của acid clavulanic. Kháng sinh này có thể dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn từ nhẹ đến nặng và an toàn với phụ nữ sau sinh.
- Gel giảm đau ngoài da: Chứa hoạt chất diclofenac hoặc paracetamol đều mang lại hiệu quả giảm đau tức thời và ít được tiết vào cùng sữa.
- Gel giảm viêm ngoài da: Chứa hoạt chất betamethason, kháng sinh gentamycin dạng kết hợp sẽ kháng viêm tại chỗ và giảm tình trạng sưng đau.
Ngoài ra, bệnh nhân không nên tự ý dùng các dạng thuốc khác để tránh nguy hiệu trong quá trình uống.
Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể lựa chọn một trong các phương thức như: Massage, xoa bóp, bài tập co kéo, cố định khớp…trong vật lý trị liệu. Các biện pháp này cải thiện tình trạng đau và tăng vận động tại khớp.
Phẫu thuật
Trong trường hợp nguy hiểm và chấn thương cấp tính, người bệnh cần được chỉ định thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp được sử dụng đầu tiên, mà được nghĩ tới sau khi điều trị nội khoa không đáp ứng.
Một số quy trình phẫu thuật như: Mổ mở nối khớp, mổ mở nối dây chằng, thay khớp tay, cắt bỏ khớp bàn tay…
Biện pháp phòng ngừa bị đau khớp ngón tay sau khi sinh
Để phòng ngừa bệnh đau khớp ngón tay sau sinh, chị em nên lưu ý:
- Khám sức khỏe trước – trong – sau thai kỳ để xác định nguy cơ mắc bệnh. Ở những người có tiền sử bệnh xương khớp cần đặc biệt được quan tâm sau thời gian mang thai để tránh biến chứng khác thường.
- Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau sinh, nhằm mục đích tăng sức đề kháng và cung cấp thêm nguyên liệu để tái tạo hệ xương khớp. Đây là yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa được nguy cơ mắc bệnh.
- Người nhà nên chia sẻ công việc cùng chị em để giảm áp lực cũng như đối tượng này được nghỉ ngơi nhiều hơn. Như vậy sẽ đảm bảo sức khỏe xương khớp và giảm các tình trạng tổn thương thực thể.
- Người có nguy cơ mắc bệnh dành thời gian thực hiện các bài tập thể thao, mức độ nhẹ nhàng để cơ xương khớp làm quen dần với mức độ vận động thường ngày. Bên cạnh đó cũng kiểm soát được trọng lượng cơ thể và giảm áp lực mà hệ xương khớp phải chịu.
- Luôn duy trì suy nghĩ tích cực, tránh các cảm xúc và hành động tiêu cực mà ảnh hưởng đến tâm lý.
- Quan hệ tình dục với cường độ phù hợp sau sinh cũng là yếu tố giúp điều hòa nội tiết tố, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh.
Đau khớp ngón tay sau sinh là tình trạng thường gặp, để phòng ngừa người có nguy cơ nên đọc kỹ bài viết trên. Bên cạnh đó cũng hy vọng chị em luôn giữ được tinh thần lạc quan và tích cực để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!