Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày diễn ra thế nào, thời gian trong bao lâu?

Thời gian tiêu hóa thức ăn trong dạ dày có sự chênh lệch phụ thuộc vào yếu tố tuổi tác, giới tính, thể trạng của từng người. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày như thế nào, trong bao lâu?

Dạ dày tiêu hóa thức ăn trong bao lâu?

Dạ dày là một bộ phận quan trọng trong cơ thể, thực hiện nhiệm vụ nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị và phân hủy thức ăn nhờ enzym tiêu hóa trong dịch vị. Chức năng tiêu hóa của dạ dày tốt sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhanh các dưỡng chất, tăng cường sức khỏe. Ngược lại, nếu chức năng này có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển vốn có, đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng và những cơn đau dạ dày.

Dạ dày tiêu hóa thức ăn trong bao lâu?
Dạ dày tiêu hóa thức ăn trong bao lâu?

Thời gian tiêu hóa có thể được hiểu là một quy trình làm việc đặc trưng của dạ dày. Chúng bắt đầu khi thức ăn mà bạn nạp vào phân hủy thành các hạt nhỏ, được chuyển thành các chất dinh dưỡng và đi qua hệ thống đường ruột của bạn vào máu. Việc xác định được thời gian tiêu hóa sẽ giúp bạn kiểm soát tốt chế độ ăn uống trong việc giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

Nhìn chung, quá trình tiêu hóa thức ăn ở người thường kéo dài trong khoảng 24 – 72 giờ. Tuy nhiên, thời gian tiêu hóa phụ thuộc vào thời gian, tuổi tác, giới tính. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa thì cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.

Không chỉ vậy, thời gian tiêu hóa cũng phụ thuộc vào bản chất của thức ăn. Những loại thức ăn mềm, hoa quả tươi, rau xanh vì có nhiều chất xơ sẽ có thời gian tiêu hóa nhanh hơn, chỉ trong khoảng 1 ngày. Trong khi đó, các loại thực phẩm cứng và nhiều dinh dưỡng như thịt cá sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ thể phân giải. Loại thực phẩm nhanh được tiêu hóa nhất là các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn vặt có đường như kẹo. Cơ thể có thể tiêu hóa chúng trong vòng vài giờ nên khiến bạn đói trở lại nhanh hơn, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát cân nặng.

Xem thêm: Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non diễn ra chi tiết như thế nào?

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Ở người, quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày bắt đầu ở khoang miệng và kết thúc tại hậu môn, cụ thể như sau:

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày
  • Răng nhai nhỏ thức ăn, tuyến nước bọt tiết nước bọt làm mềm thức ăn. Men bột lọc trong nước bọt sẽ đồng thời phân giải hydrocarbon. Đầu lưỡi nhiều dây thần kinh vị giác có nhiệm vụ khống chế thức ăn trong miệng, cắt chúng thành khối nhỏ để dễ nuốt.
  • Từ miệng, thức ăn đi qua họng để xuống thực quản, rồi được chuyển thức ăn xuống dạ dày. Tại đây, thức ăn được nhào đều với axit clohidric và enzym do niêm mạc dạ dày tiết ra, giúp phân giải protein. Dạ dày đóng vai trò tiêu hóa cơ năng thông qua nhu động trộn thức ăn. Khi thức ăn được chuyển hóa sẽ lập tức được đưa xuống tá tràng môn vị.
  • Dịch vị tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra chảy vào ruột non, dịch tiêu hóa này chứa nhiều enzym tiêu hóa mang đến tác dụng thúc đẩy phân giải hydrocarbon, mỡ và protein.
  • Trong ruột non, thức ăn từ chất phân tử lớn phức tạp được phân giải, tiêu hóa thành chất phân tử nhỏ dễ hấp thu. Niêm mạc ruột non hút chất dinh dưỡng đưa vào máu và hệ bạch huyết. Sau giai đoạn này, bã thức ăn cuối cùng được đưa xuống đại tràng, niêm mạc đại tràng hút phần lớn thành phần nước trong bã, biến bã chưa tiêu hóa và thượng bì niêm mạc ống tiêu hóa bong tróc thành phân và được thải ra ngoài qua hậu môn.

Quá trình tiêu hóa ở dạ dày 4 ngăn

Quá trình này diễn ra ở các động vật nhai lại như trâu, bò, được miêu tả cụ thể thông qua các giai đoạn chính như sau:

  • Thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. Dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết enzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác
  • Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm sẽ được chuyển qua dạ tổ ong (cùng với một lượng lớn vi sinh vật), sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại.
  • Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước.
  • Sau khi được hấp thụ bớt nước, thức ăn sẽ được chuyển qua dạ múi khế, dạ múi khế đóng vai trò như dạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.

Dạ dày có tiêu hóa được xương không?

Xương nếu không được nhai kỹ có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho dạ dày. Trên thực tế, dạ dày rất khó để tiêu hóa được xương, với những trường hợp mảnh xương nhỏ, dạ dày cần rất nhiều thời gian để có thể tiêu hóa. Đối với những mảnh xương to, khả năng tiêu hóa hầu như là không thể. Do đó, khi hóc xương, hoặc nghi có dị vật trong dạ dày, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất.

Vai trò tiêu hóa ở dạ dày

Quá trình tiêu hóa của con người diễn ra theo chu trình từ Khoang miệng →Thực quản → Dạ dày → Tá tràng →Ruột non → Đại tràng (ruột già) → Trực tràng → Hậu môn.

Vai trò tiêu hóa ở dạ dày
Vai trò tiêu hóa ở dạ dày

Mỗi bộ phận đều có những chức năng và vai trò nhất định để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa. Trong đó, dạ dày thực hiện các chức năng chính sau:

  • Sau khi thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Dạ dày có chức năng nghiền, nhào trộn thức ăn với dịch vị và kiểm soát việc đưa vị trấp xuống tá tràng.
  • Thức ăn được chứa đựng trong dạ dày và bắt đầu quá trình trộn lẫn với dịch vị dạ dày, bao gồm acid, enzyme pepsin, chất nhầy, tạo thành một chất bán lỏng, đồng nhất giống cháo bột gọi là vị trấp. Vị trấp được đưa từng đợt xuống tá tràng với tốc độ phù hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở ruột non.
  • Kết quả của quá trình tiêu hóa ở dạ dày là tạo ra vị trấp trong đó một phần protein được chuyển hóa thành proteose và pepton, một phần tinh bột chín thành maltose, maltotriose và oligosaccharide. Dầu mỡ, lipid hầu như chưa được phân giải.

Trên đây là những thông tin về quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày như thế nào, trong bao lâu hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích về dạ dày – bộ phận quan trọng trong cơ thể.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy