Trong các chiến dịch tiêu diệt muỗi phòng và chống bệnh cho muỗi truyền, các thông điệp bạn nhìn thấy thường là diệt bọ gậy hoặc lăng quăng, vậy thì lăng quăng là con gì? cách diệt lăng quăng hiệu quả nhất là gì? Dịch vụ diệt côn trùng tại TPHCM USA Pest Control sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Lăng quăng là con gì?
Con lăng quăng (hay còn gọi là bọ gậy) là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Trong vòng đời của muỗi có 4 giai đoạn rõ ràng, từ trứng nở thành bọ gậy, phát triển thành lăng quăng và cuối cùng là muỗi trưởng thành.
Ở vùng nhiệt đới, trứng thưởng nở thành bọ gậy từ sau 2 đến 3 ngày, sau khi nở bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn, giai đoạn 1 bọ gậy có kích thước khoảng 1,5mm, ở giai đoạn 4 kích thước của bọ gậy thường là 8 – 10mm.
Bọ gậy phát triển đến giai đoạn 4 thì trở thành lăng quăng, chúng có hình dấu phẩy, giai đoạn lăng quăng phát triển thành muỗi thời gian kéo dài từ 1 – 3 ngày. Tổng chu kỳ từ trứng thành muỗi trưởng thành cần khoảng 7 – 13 ngày.
Con lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 3 của muỗi, chúng sống trong nước đến khi hình thành nhộng và biến thành muỗi trưởng thành.
>> Xem thêm: Vòng đời của muỗi
Cách diệt lăng quăng hiệu quả nhất
Từ xưa các cụ đã có câu « diệt từ trong trứng » đối với muỗi thì đây là biện pháp vô cùng phù hợp, để ngăn chặn sự gia tăng số lượng của muỗi gây bệnh thì cách tốt nhất là tiêu diệt chúng từ khi còn là lăng quăng.
Loại bỏ nơi trú ẩn của các con lăng quăng
Thường xuyên vệ sinh, đậy kín và thay nước hàng tuần ở tất cả các vật dụng chứa nước ăn uống sinh hoạt như bể, chum, vại, lu… đựng nước.
Vệ sinh xung quanh nhà ở như: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, lấp các hố nước đọng xung quanh nhà.
Loại bỏ những hố đựng nước tự nhiên như, hốc cây, khe đá, gốc tre, nứa…gom và tiêu hủy những vật dụng phế thải tránh việc để muỗi đẻ trứng vào đó.
Đối với những gia đình ở nông thôn có nuôi chó, gà, lợn thì máng nước cho gia cầm, gia súc… phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, tránh việc muỗi đẻ trứng và lăng quăng sinh sống tại đó.
Ở nội thành Hà Nội thì nên loại bỏ các dụng cụ phế thải trong nhà như vỏ lon, đồ hộp, chai lọ… đây là những vị trí lý tưởng để muỗi đẻ trứng và sinh sôi.
Thả cá vào các lu chứa nước
Một trong những cách tiêu diệt lăng quăng và ấu trùng muỗi vô cùng hiệu quả chính là nuôi thả những giống cá có khả năng ăn ấu trùng muỗi vào bể nước để chúng tiêu diệt lăng quăng, có thể nói đây là biện pháp an toàn không độc hại, thường được sử dụng nhiều nhất hiện nay.
Diệt lăng quăng bằng vôi
Đối với những vị trí như ao hồ, chuồng lợn, chuồng bò, chuồng gà…vườn rộng thì việc tiêu diệt lăng quăng bằng cách rắc vôi bột tương đối hiệu quả, độ nóng của vôi khi nở ra sẽ tiêu diệt trứng muỗi, bọ gậy và lăng quăng nhanh chóng.
Không chỉ diệt lăng quăng mà vôi cũng có tác dụng vô cùng hiệu quả để diệt những loại vi khuẩn khác, bằng chứng là khi xuất hiện dịch bệnh người ta sẽ rắc vôi để tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa dịch bệnh phát tán,
Tiêu diệt lăng quăng bằng muối
Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là chúng thường đẻ ở những nơi có nước trong chứ không đẻ ở nơi có nước bẩn như cống rãnh, mà lựa chọn những khu vực nước trong như nước đọng tại xô, chậu, chai lọ xung quanh nhà.
Tại các vị trí tích nước trong nhà người dân có thể cho muối vào trong đó, khi muỗi đẻ trứng gặp muối sẽ không nở được ngoài ra muối cũng có tác dụng diệt lăng quăng rất hiệu quả.
Sử dụng thuốc diệt lăng quăng
Đối với khu vực hồ chứa hay bể nước lớn, vườn thược… thì cách hiệu quả nhất chính là sử dụng hóa chất, bạn có thể sử dụng các chất diệt ấu trùng lăng quăng nhanh chóng và hiệu quả.
Nhiều người nghĩ rằng hóa chất không đem lại hiệu quả cao mà còn làm muỗi tăng sức chịu đựng, tuy nhiên theo nghiên cứu thì đàn muỗi bay ra là từ nơi khác hoặc trong gia đình sinh ra, muỗi có thể tăng sức chịu đựng nhưng chưa đến mức độ khá, chúng ta vẫn có thể sử dụng hóa chất tiêu diệt muỗi.
Khi sử dụng hóa chất tiêu diệt muỗi, lăng quăng cần thực hiện đúng cách, sau khi phun thuốc diệt muỗi lần 1 bán kính 200m, sau đó 7 ngày sẽ phun tiếp lần 2 và kiểm tra vector để phun lần 3. Sau khi phun thì ngày hôm sau có thể sinh ra đàn muỗi mới do đó cần phun hóa chất kèm diệt lăng quăng.
Đảm bảo an toàn thì khi phun hóa chất diệt muỗi, lăng quăng người dân nên đóng chặt cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông khí, chỉ phun hóa chất tại vườn, chuồng trại không phun trong nhà.
Không diệt lăng quăng dẫn đến tác hại như thế nào?
Việc phun thuốc diệt muỗi cũng không thể dập tắt dịch bệnh hoành hành nếu vẫn tồn tại ổ lăng quăng trong các hộ dân, bởi vì một con muỗi cái có thể đẻ đến 200 quả trứng nở ra 200 con bọ gậy, lăng quăng rồi phát triển thành muỗi trưởng thành nếu chỉ tiêu diệt muỗi mà không loại bỏ lăng quăng thì cũng như muối bỏ bể.
Để ngăn chặn được dịch sốt xuất huyết mỗi gia đình cần chủ động dọn dẹp các vật dụng có khả năng chứa nước khiến muỗi có môi trường đẻ trứng.
Ngoài việc tiêu diệt lăng quăng phòng ngừa muỗi sinh sôi thì bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp đuổi muỗi như trồng cây đuổi muỗi trong nhà, sử dụng tinh dầu đuổi muỗi…
Chắc hẳn qua bài viết này bạn đã hiểu được lăng quăng là con gì? Và những cách tiêu diệt lăng quăng hiệu quả ngay tại nhà, hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ đem lại hữu ích dành cho bạn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!