Mẹo hay Top có bầu tiêm filler được không [Đầy Đủ Nhất 2023]

Trào lưu tiêm thẫm mỹ vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi tiêm filler có thể mang lại hiệu quả nhanh chóng, không cần nghĩ dưỡng và khá an toàn. Tuy nhiên, dù là phương pháp làm đẹp nào đi nữa cũng sẽ có những rủi ro tiềm ẩn nếu bạn lựa chọn những cơ sở làm việc trái phép, chuyên viên không có tay nghề hoặc sử dụng những chất tiêm chích không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

1. Tiêm filler là gì ?

Tiêm Filler có ảnh hưởng đến thai nhi

Mong muốn sở hữu làn da căng mọng, trẻ đẹp luôn là động lực rất lớn thôi thúc phụ nữ tìm đến các phương pháp trẻ hóa làn da, filler là một trong những phương thức làm đẹp làm điên đảo chị em thời gian qua. Filler hay còn được gọi là chất làm đầy được cấu tạo từ axit hyluronicacid là một thành phần sinh học tương thích hoàn toàn với cơ thể. Do đó bạn sẽ không bị kích ứng hay dị ứng khi làm đẹp với hợp chất này. Tiêm filler vào da sẽ tạo được khối mô có tác dụng làm dày, nâng lên những vết nhăn tạo được đường cong không cần qua phẫu thuật thẫm mỹ đụng đến dao kéo.

Đối với tiểu phẩu tiêm filler, bác sĩ sẽ định hình vùng cần tiêm, và tiêm trực tiếp vào vùng điều trị mà không cần gây tê, không cần kiểm tra dị ứng vì filler rất an toàn, không gây dị ứng và đau đớn cho khách hàng. Thời gian diễn ra tiểu phẫu chỉ kéo dài từ 5 đến 15 phút.

2. Tiêm filler có áp dụng cho phụ nữ có thai không?

Mang thai không được tiêm filler

Tuy nhiên, các bác sỹ chuyên gia da liễu vẫn khuyến cáo rằng không nên áp dụng hợp chất filler cho phụ nữ đang mang thai bởi vì:

  • Chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh, filler hoàn toàn an toàn cho thai nhi
  • Sẽ ảnh hưởng và gây biến chứng cho thai phụ như sẩy thai, biến chứng thai, động thai
  • Những biến chứng có thể xảy ra sau khi tiêm filler có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
  • Nếu bạn thực hiện tiêm filler ở những cơ sở kém uy tín, bác sĩ tay nghề yếu kém làm tắc mạch máu gây áp se nhiễm trùng. Lúc này, việc bạn phải dùng kháng sinh, kháng viêm là điều không tránh khỏi nếu bạn vẫn muốn giữ vùng da mũi làn lặn. Vì thế, tiêm filler trong giai đoạn mang bầu cực kì nguy hiểm bạn nhé
  • Tuy filler mang tiếng là an toàn, lành tính hoàn toàn với con người, những mỗi nơi công nghệ chế tạo khác nhau, sẽ có những rủi ro tiềm ẩn mà người sử dụng không thể am tường hết được. Nhiều bệnh viên, hay các cơ sở spa, thẩm mỹ viện không uy tín nhập về, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Quan trọng hơn hết thảy, những bà mẹ đang mang thai nếu cố tình tiêm filler hoặc tiêm filler khi không biết mình mang thai dễ gặp phải những thuốc giả, thuốc hết hạn sử dụng, thuốc chất lượng ké, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và tính mạng thai khó giữ được an toàn.

Bác sĩ Nguyễn Thị Khánh Huệ chia sẻ kiến thức về tiêm Filler

Các bác sĩ chuyên ngành đưa ra lời khuyên là bạn tuyệt đối không được tiêm filler khi mang thai và trong thời gian cho con bú.

Bản chất của filler chỉ là hợp chất làm đầy đơn giản có thể khắc phục được những tình trạng thẩm mỹ trong một thời gian ngắn, không duy trì được lâu trên gương mặt. Bạn đừng nên vì ham muốn nhất thời mà làm hại đi tính mạng của cả mẹ lẫn con

3/ Trường hợp khác cần cân nhắc trước khi tiêm filler

Viêm xoang không nên tiêm filler

  1. Nếu bạn có tiền sử bị viêm xoang hay viêm mũi cũng không nên tiêm filler, sẽ dẫn đến những biến chứng cho mũi khi bạn thở, ho
  2. Bạn không nên massage mạnh, tác động nhiều vào vùng mũi nếu vừa tiêm filler xong. Sẽ làm xô lệch sóng mũi, gây mất tự nhiên, sượng cứng mũi
  3. Nếu bạn đang có lịch khám nha khoa, bạn cần tránh không nên tiêm filler trước đó, nên để lịch tiêm filler trước khi khám răng ít nhất 1 tuần. Khi khám nha khoa bắt buộc bạn phải há miệng, bác sĩ tì tay vào hàm ảnh hưởng đến vùng tiêm filler
  4. Đối với những người đã phẫu thuật mũi, đặt sóng mũi, cằm thì cấu trúc này đã được thay đổi, bác sỹ khuyến cáo bạn không nên tiếp tục tiêm filler vào vùng đã phẫu thuật. Vì trên vùng mũi lúc này đã có nhiều khoảng trống, nếu tiêm filler vào, dịch này có thể bị đọng lại, gây tắc nghẽn mạch máu rất nguy hiểm. Rủi ro có thể xảy ra như filler bị vón cục, mù mắt, méo mặt.
  5. Trường hợp bệnh nhân tiêm filler bị mù mắt vẫn chưa có trường hợp nào được hồi phục trên thế giới, đồng nghĩa với việc bệnh nhân phải chịu cảnh sống chung với bóng tối vĩnh viễn. Trên thị trường hiện này, bán rất nhiều loại filler, nhưng thuốc để giải được hợp chất này rất ít, bởi một hợp chất filler khác nhau cần những loại hòa tan khác nhau. Vì thế bạn nên suy nghĩ thật cẩn trọng khi tiêm filler

Hiện nay có nhiều loại filler bị làm giả, không rõ xuất xứ, nguồn gốc trôi nổi trên thị trường với giá rẻ bèo cho một lần tiêm. Các chất này khi được tiêm vào da sẽ để lại những biến chứng vô cùng nguy hiểm, dẫn đến dị ứng, viêm da, hoại tử, tạo nên khối u. Đặc biệt nếu tiêm vào vùng mặt sẽ gây biến dạng, gây méo mó cơ mặt.