Vì sao trẻ nói dối?
Hiện tượng nói dối của trẻ cuối tuổi mẫu giáo bé không hề xa lạ với ba mẹ có con nhỏ. Khi được 3-4 tuổi, trẻ vẫn chưa nhận biết được sự khác biệt giữa thực tế và tưởng tượng. Cho dù mẹ có kể cho bé cả chục lần câu chuyện “Cậu bé nói dối mũi dài” và răn dạy con không được nói dối thì đôi khi mẹ vẫn sẽ nghe được những câu chuyện không đúng sự thật. Điều này có nghĩa trẻ không hiểu nói dối là gì và khái niệm về sự thật vẫn còn quá xa lạ. Ba mẹ đừng nhầm tưởng trẻ hay nói dối là trẻ “hư”. Trẻ con nói dối bắt đầu từ nhiều nguyên nhân.
>> Tại sao trẻ lại nói dối?
Vậy nguyên nhân trẻ nói dối là gì? Những lời nói dối của trẻ có thể bắt nguồn từ những yếu tố sau:
Khả năng tưởng tượng phát triển tốt: Tính sáng tạo của trẻ phát triển rất nhiều và đôi khi trẻ cảm thấy mình cần “tô điểm” thêm cho câu chuyện mình kể. Khi trẻ nói dối, con đơn giản nghĩ rằng mình chỉ đang làm câu chuyện hay hơn. Lúc này, trẻ chỉ cảm nhận được sự thú vị của những chi tiết mới mà chưa nhận thức được tác động của chúng đối với người nghe.
Tính hay quên: với lịch trình “bận rộn” hằng ngày với nhiều hoạt động và các món đồ chơi, trẻ thậm chí không nhớ nổi vừa nãy mình đã làm gì. Khi bị mẹ mắng vì vẽ bút màu lên tường, trẻ sẽ nói mình không làm. Đó không phải nói dối mà là do trẻ không nhớ hoặc tự thuyết phục bản thân rằng mình không mắc lỗi.
Tư duy bay bổng: thông thường, hầu hết trẻ đều có những suy nghĩ bay bổng trong đầu khác xa với thực tế. Những gì diễn ra ở thực tại không hề giống với suy nghĩ và mong muốn của trẻ; do đó, trẻ nói ra những điều đó để mong nó trở thành hiện thực.
Trẻ nói dối phải làm sao? Ba mẹ cần làm gì khi trẻ thường xuyên nói dối?
Cách xử lý khi trẻ thường xuyên nói dối tốt nhất là giữ tinh thần thoải mái và thư giãn để thưởng thức những câu chuyện của con. Thực ra, những chi tiết tưởng tượng hoàn toàn vô hại và là một phần trong quá trình phát triển bình thường của trẻ. Mẹ có nhận ra mình cũng đang đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích mỗi tối hay không? Bây giờ, hãy để trẻ phát huy khả năng sáng tác của mình thay vì nghe mẹ đọc.
Những người bạn trong tưởng tượng cũng giúp trẻ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của mình. Trẻ có thể đổ lỗi cho một người bạn “tưởng tượng” của mình. Nhìn từ góc độ tình cảm, những người bạn này rất hữu ích vì chúng giúp trẻ khám phá hình mẫu mà mình muốn trở thành.
Nên chọn cách phạt trẻ nói dối như thế nào? Làm gì để xử trí trẻ nói dối?
Như đã nói, ba mẹ không nên trách phạt khi nghe thấy những lời nói không đúng sự thật của trẻ 2 tuổi. Việc quá nghiêm khắc sẽ làm trẻ cảm thấy sợ hãi không cần thiết.
Tuy nhiên, giúp trẻ rèn luyện tính trung thực vẫn là điều cần thiết. Vì vậy ba mẹ nên chọn cách trị trẻ nói dối “không bạo lực”. Dưới đây là một số phương pháp ba mẹ có thể áp dụng để dạy trẻ không nói dối:
Khuyến khích trẻ nói sự thật
Thay vì trách mắng khi trẻ không trung thực, ba mẹ hãy khuyến khích và khen ngợi lời nói thật của con. Đối mặt với vẻ mặt giận dữ và lời mắng mỏ của ba mẹ, trẻ sẽ không thể cảm nhận được lợi ích của việc nói đúng sự thật. Ngược lại, lời nói nhẹ nhàng sẽ khiến trẻ cảm thấy được tin tưởng và luôn trung thực trong lời nói của mình.
Nếu trẻ nói dối quá nhiều thì sao? Ba mẹ nên làm gì khi trẻ nói dối nhiều lần? Vấn đề này rất có thể liên quan đến giai đoạn phát triển cảm xúc – xã hội của trẻ. Nếu ba mẹ nhận thấy con nói dối quá nhiều hãy nói chuyện với con về vấn đề này và giám sát hành vi của con cho đến khi trẻ nhận ra được tầm quan trọng của trung thực.
Không buộc tội
Để trẻ tự nói ra sự thật, ba mẹ cần linh hoạt trong cách phản ứng của mình. Ví dụ, dù đã biết con làm đổ hộp bút chì màu ra sàn nhà, mẹ vẫn nhẹ nhàng hỏi hạn: “Sao bút chì màu lại rơi hết ra sàn thế nhỉ? Ước gì có ai giúp mẹ nhặt chúng lên.” Sau câu nói đó, có thể trẻ sẽ là người ra giúp mẹ nhặt lên và nhận lỗi của mình.
Khi bé nhận ra hậu quả của việc con làm “không quá đáng sợ” thì trẻ sẽ dễ dàng quyết định nhận lỗi với mẹ hơn.
Không đặt quá nhiều áp lực lên trẻ
Ba mẹ không nên đặt ra quá nhiều kỳ vọng và các quy tắc rồi con nghiêm túc tuân thủ hay đạt được. Trẻ sẽ không hiểu hết những gì ba mẹ mong muốn và cũng không thể thực hiện chúng. Đôi khi, điều này vô tình khiến trẻ nói dối để tránh làm ba mẹ thất vọng về mình.
Xây dựng niềm tin
Hãy để trẻ biết rằng mẹ tin tưởng mình và mình cũng tin tưởng mẹ. Khi đã có niềm tin, trẻ sẽ không còn sự sợ hãi khiến mình phải che dấu sự thật. Khi trẻ thành thật, mẹ hãy khen ngợi và động viên. Nếu trẻ thừa nhận mình đã làm đổ chai nước trên bàn, hãy cố gắng đừng la mắng trẻ mà nên cảm ơn vì con đã trung thực với mẹ.
Điều này rất quan trọng để bảo vệ con khi bé lớn lên. Nếu con tin tưởng mẹ thì con sẽ dễ dàng bày tỏ với mẹ những vấn đề nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe, thân thể và tâm lý của con.
Nguồn: Babycentre
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!