Độ cao của âm là gì? Độ cao của âm phụ thuộc vào những yếu tố nào? Tất cả những câu hỏi thắc mắc về vấn đề này sẽ được Kiến thức Tổng hợp giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Độ cao của âm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động của âm. Nếu tần số dao động càng lớn thì âm thanh sẽ phát ra càng cao, càng bổng. Còn nếu tần số dao động càng nhỏ thì âm thanh phát ra sẽ càng thấp, càng trầm.
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về độ cao của âm, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu chi tiết trong phần tiếp theo dưới đây nhé!
Độ cao của âm là gì?
Âm hay sóng âm là những sóng cơ bản có thể lan truyền trong các môi trường rắn, khí, lỏng và không truyền được trong chân không. Sóng âm truyền trong môi trường chất lỏng và chất khí là sóng dọc. Còn môi trường trong chất rắn thường là sóng ngang.
Độ cao của âm là cảm giác về sự trầm bổng của âm. Thực tế, nếu âm có tần số càng lớn thì nghe càng cao, còn âm có tần số càng nhỏ thì nghe càng trầm. Vì vậy, độ cao của âm chính là đặc điểm chính gắn liền với tần số của âm.
Nguồn âm, vận tốc truyền âm và tần số âm
- Tần số âm chính là tần số của nguồn âm
- Vận tốc truyền âm là vận tốc lan truyền dao động, năng lượng âm. Trong các bài toán đơn giản thì người ta thường coi quá trình truyền âm tương đương với chuyển động thẳng đều.
- Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào môi trường truyền âm, vận tốc môi trường chất rắn/ vận tốc môi trường lỏng> vận tốc môi trường khí.
Phân loại âm:
- Nhạc âm là những sóng âm có tần số xác định do tiếng nói, nhạc cụ, tiếng hát của người phát ra. Sóng âm mà tai nghe của con người có thể nghe được chính là âm thanh có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz – 20kHz, nó được gọi là ngưỡng nghe của người.
- Tạp âm hay còn gọi là tiếng ồn là những sóng âm có tần số không xác định.
Những đặc trưng sinh lí của âm
Ngoài độ cao của âm thì âm còn có những đặc trưng sinh lý khác như:
Độ to của âm
Độ to của âm là khái niệm nói về đặc trưng sinh lí của âm gắn liền với đặc trưng vật lý, mức cường độ âm. Tuy nhiên, chúng ta không thể lấy mức cường độ âm làm số đo độ to của âm được.
Độ to của âm phụ thuộc vào tần số của âm và mức cường độ âm. Nếu cường độ âm càng lớn thì tai nghe cũng càng lớn.
- Ngưỡng nghe là âm có cường độ âm nhỏ nhất mà tai chúng ta có thể nghe được.
- Ngưỡng đau là âm có cường độ âm lên tới 10W/m2m^2m2 và tai nghe có cảm giác nhức nhối đối với mọi tần số.
Âm sắc
Mỗi một loại nhạc cụ khác nhau sẽ phát ra âm thanh có cùng độ cao, Nhưng tai ta có thể phân biệt được âm của từng loại nhạc cụ, bởi chúng có những âm sắc khác nhau.
Âm có cùng 1 độ cao do các nhạc cụ khác nhau phát ra có cùng 1 chu kỳ. Nhưng đồ thị dao động của chúng lại có dạng khác nhau. Vì vậy, âm sắc cũng là một trong những đặc trưng sinh lí của âm giúp ta có thể phân biệt được âm do các nguồn khác nhau phát ra. Và âm sắc có liên quan mật thiết tới đồ thị dao động âm.
Chẳng hạn, cùng 1 bản nhạc nhưng khi nghe ta có thể xác định được bản nhạc này được chơi bằng các loại nhạc cụ khác nhau như piano, violin, guitar,… Bởi âm sắc của các loại nhạc cụ này rất khác nhau.
Chắc hẳn với những thông tin chia sẻ trên các bạn đã hiểu rõ độ cao của âm là gì? Độ cao của âm phụ thuộc vào những yếu tố nào rồi phải không? Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên like và theo dõi kiến thức tổng hợp thường xuyên để tham khảo thêm nhiều bài viết hữu ích nhé!
||Bài viết liên quan khác:
- [Giải đáp] Pin Quang Điện Là Nguồn Điện Trong Đó
- [Lời Giải] Tia Hồng Ngoại Là Những Bức Xạ Có
- [Giải Đáp] Bước Sóng Là Khoảng Cách Giữa Hai Điểm
- Năng lượng riêng là năng lượng liên kết?
- Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là gì?
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!