Tờ dị hiệu bát hương, cách viết thế nào đầy đủ và chính xác nhất

Trong mỗi gia đình Việt Nam thì việc thờ cúng ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Trong bàn thờ thì có bát hương là vật phẩm vô cùng quan trọng để thờ cúng. Việc thờ cúng không những thể hiện tâm linh, tấm lòng thành đối với người đã khuất mà còn thể hiện được chữ tâm của gia chủ. Trong bát hương thường được các gia chủ đặt một bộ Dị hiệu gồm có tờ hiệu và bộ thất bảo. Vậy bạn đã biết cách viết dị hiệu bát hương chưa? Nếu chưa thì hãy theo dõi bài viết này của Gốm Sứ Bát Tràng News nhé.

cách viết dị hiệu bát hương

Viết tờ dị hiệu bát hương theo cách như thế nào là đúng nhất?

Tờ dị hiệu bát hương là tờ giấy được in thành màu vàng và được viết bằng chữ đỏ. Bộ dị hiệu thường được sử dụng để viết tên người được gia đình thờ cúng và kèm với đó là bộ thất bảo. Có khá nhiều cách viết tờ dị hiệu đặt trong bát hương, tuy nhiên chúng thường sẽ được thực hiện trực tiếp bởi các sư thầy trong chùa mà gia chủ lựa chọn. Bởi khá ít người biết cách viết đầy đủ, chính xác, để sư thầy viết còn có thể cầu nguyện giúp cho bát hương thần tài trở nên linh nghiệm hơn trong khi được thờ cúng trong gia đình mình nữa đấy.

Tuy nhiên nếu gia chủ không muốn nhờ sư thầy viết dị hiệu bát hương thì hãy tham khảo cách viết sau đây mà Gốm Sứ Bát Tràng News giới thiệu, hướng dẫn cho bạn.

Theo đó, tên người được thờ sẽ được trình bày theo hướng dọc và vào ô trống ở giữa của tờ dị hiệu bát hương. Gia chủ có thể viết lên dị hiệu bát hương bằng chữ Việt hoặc chữ Hán hay một số ngôn ngữ khác đều được. Tuy nhiên cách viết này sẽ tùy thuộc vào vị trí gia chủ chưng bát hương như thế nào. Cụ thể, bát hương trong gia đình có thể chưng thờ như sau:

  • Thờ Đức Phật: Phụng thờ bao gồm: Đức Phật Quan Thế Âm Bồ Tát anh minh.
  • Thờ gia tiên: Phụng thờ sẽ bao gồm: Đại nội ông bà, tổ tiên, dòng họ trong gia đình cùng với chư vị chân linh.
  • Thờ Thần tài: Phụng thờ luôn bao gồm: Thần tài Bà chúa kho (hoặc Ông Lộc hay Thái Bạch tinh quân) cùng với các chư vị chân linh.
  • Thờ Bà cô Ông mãnh (là việc thờ cúng những người chết trẻ trong dòng họ): Vì vậy Phụng thờ trong nhà sẽ bao gồm: Bà cô Ông mãnh và không thể thiếu các chân linh vị tiền.
  • Thờ người mới chết (tức là bát hương được đặt ở bàn thờ tang) sẽ được ghi: chính hồn: …. sinh năm ….. tử năm ….. chi thần vị”
  • Thờ Thần linh Thổ công: Phụng thờ sẽ bao gồm các chư vị thần linh cùng với Thần linh Thổ công cai quản đất đai trong nhà.

tờ dị hiệu bát hương

Cách gói bộ dị hiệu đặt cốt bát hương đúng phong thủ

Bước 1: Bộ thất bảo muốn thờ cúng thì phải tẩy uế rồi để khô ráo thoáng mát. Bạn cũng có thể gói bộ thất bảo bằng giấy trang kim cùng với chỉ ngũ sắc để đúng phong thủy nhé.

Bước 2: Đặt gói thất bảo vừa gói vào trong hộp nhung đỏ đã lau chùi sạch sẽ, Tờ Hiệu sau khi ghi xong được gấp nhỏ và đặt lên phía trên gói thất bảo. Sau đó bạn đậy hộp nhung đỏ lại, sau đó gói lại bằng giấy trang kim

viết dị hiệu bát hương

Ý nghĩa của Dị hiệu không bát hương mà gia chủ nên biết

Trong bát hương không có Dị hiệu: Hiện nay có rất nhiều gia chủ không nắm được tầm quan trọng của tờ Dị Hiệu nên đã chủ quan không đặt dị hiệu vào trong bát hương. Chính việc này đã khiến cho việc thờ cúng tổ tiên không suôn sẻ, thần tiên ở trên cao cũng không chứng giám được những lời cầu nguyện của chúng ta.

Bát hương ghi dị hiệu không đúng: Việc ghi dị hiệu bát hương cũng rất dễ nhầm lẫn, gia chủ bị ghi quá nhiều người thờ vào dị hiệu khiến bị loạn đi. Chính việc này đã gây ra nhiều sự cố vướng mắc khi thờ cúng. Tuy chỉ là vô tình nhưng điều đó là không nên.

Vậy là bạn đã biết cách viết dị hiệu bát hương sau bài viết của Gốm Sứ Bát Tràng News rồi đó. Đây là một việc làm quan trọng nên chúng ta cần thực hiện một cách cẩn thận nhất có thể, điều đấy cũng thể hiện cái tâm trong việc thờ cúng ông bà tổ tiên.