Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào như vitamin C, B, chất xơ, protein…, thanh long dần trở thành loại trái cây được nhiều người yêu thích. Vị thanh mát, ngọt, mềm, thích hợp trong những ngày nắng nóng. Tham khảo cách trồng thanh long từ hạt dưới đây cực hay tại nhà nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu trồng thanh long:
- Trái thanh long
- Giấy ăn
- Túi ni lông
Tiến hành trồng thanh long:
Bước 1:
Bổ đôi 1 trái thanh long, nạo hết ruột quả rồi dùng thìa khéo léo tách riêng phần hạt. Chú ý nhẹ tay, đảm bảo hạt còn nguyên vẹn. Rửa sạch hạt thanh long, để ráo nước. Tiếp theo, trong số các hạt đã tách, bạn chọn những hạt không bị hư hại, kích thước nhỉnh hơn các hạt khác và có màu đen láy để làm hạt giống.
Bước 2:
Rải đều hạt giống lên một miếng giấy ăn hoặc bông thấm nước. Cuộn lại và đặt vào các túi ni lông, buộc kín và để dưới đèn chuyên dụng hoặc đặt ở cửa sổ để lấy ánh sáng, giúp hạt nảy mầm.
Bước 3:
Sau khoảng 2 tuần, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này, bạn vẫn cần duy trì đủ độ ẩm để mầm phát triển tốt trước khi đem gieo trong chậu. Nếu sau 3 tuần mà hạt vẫn chưa nảy mầm, thì bạn cần bắt đầu lại từ đầu.
Bước 4:
Lấy hạt ra khỏi túi và gieo xuống các chậu đất nhỏ. Ở giai đoạn này, bạn cần cung cấp đủ ánh sáng để kích thích cây non đâm chồi. Ngoài ra, bạn cần tưới nước đều đặn vào buổi sáng nhưng không cần tưới quá nhiều. Sau hơn 1 tháng, những nhánh lá đầu tiên sẽ nhú lên, xung quanh lá sẽ có một lớp lông tơ nhỏ và dài.
Bước 5:
Sau 6 tuần, chiều cao của cây non sẽ đạt 7 – 10 cm. Lúc này, bạn nên chuyển chúng sang chậu lớn hơn để cây có không gian phát triển. Bạn cần chú ý không trồng quá nhiều cây trong cùng một chậu. Cần duy trì tưới nước 3 – 7 ngày/lần và cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Không tưới quá nhiều nước.
Bước 6:
Sau khoảng 20 tuần, cây sẽ cao khoảng 50 – 70 cm. Lúc này, bạn cần dựng cột đỡ để cố định thân thanh long. Ngoài ra, bạn cũng cần bón đủ lượng phân hữu cơ để kích thích cây phát triển.
Bước 7:
Từ tháng thứ 5 trở đi, kích thước của cây thường khá lớn. Bạn nên chuyển cây sang chậu lớn hơn hoặc trồng trong vườn nếu có. Bên cạnh đó, bạn cũng cần dựng lại các cột đỡ lớn hơn để đỡ cây.
Bước 8:
Ngoài 1 năm, cây sẽ đơm hoa. Hoa thanh long nở nhiều và rất đẹp, rủ xuống hai bên, mùi thơm nhẹ rất dễ chịu. Khoảng 1 tháng sau khi hoa nở, cây sẽ kết quả. Ngay cả khi đã thu hoạch, cây vẫn có thể tiếp tục ra hoa và kết quả. Để đảm bảo hương vị quả, bạn cần chú ý bón đủ phân và cung cấp đủ ánh sáng cho cây.
Những lưu ý khác khi trồng thanh long bằng hạt:
– Dựng giá đỡ là công đoạn quan trọng nhất. Vì thanh long là loại cây thân leo kích thước lớn, nên giá đỡ phải đủ chắc và vững để cây không bị gãy, hỏng.
– Trong quá trình chăm sóc, bạn cần chú ý tưới nước đều, đúng hạn nhưng không tưới quá nhiều, bởi thanh long cũng là một loại xương rồng, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
– Bạn cũng cần chú ý bắt sâu bọ và tỉa cành để cây phát triển tốt.
Với phương pháp này, vừa dễ lại cho ra những trái thanh long tươi mát, bổ dưỡng. Chia sẻ kinh nghiệm cách trồng thanh long từ hạt cho những người xung quanh nào.
(Nguồn: www.feedy.vn)
Xem thêm:
- Cách làm Trà thanh long đỏ kem phô mai
- Bí quyết chọn mua trái thanh long chín ngọt đậm đà
- Lưu lại ngay các bài thuốc quý từ thanh long phòng chống bệnh scorbut
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!