Cách trị giun trắng trong hồ

Cảm giác rất khó chịu cho người chơi cá khi giun rất nhiều bám trong hồ thủy sinh cũng như hồ cá . Chúng ta hay cùng chia sẽ kinh nghiệm để tiêu diệt triệt để nhé ! Cách trị giun trắng trong hồ

Thủ phạm là ai và nguồn gốc của chúng:

Giun tròn là loài sinh vật đa bào đông đảo nhất trên thế giới, chúng sống ở khắp mọi nơi. Đến nay, có gần 20.000 loài thuộc ngành giun tròn (Nemata) được khoa học ghi nhận. Nhiều loài giun tròn sống ký sinh chẳng hạn như các loài giun ký sinh ở người và động vật. Những loài không ký sinh thường có kích thước nhỏ, chẳng hạn như loài mà chúng ta thường thấy xuất hiện trong hồ cá hay loài trùn chỉ dùng làm thức ăn cho cá. Giun tròn có dạng hình ống, màu trắng đục. Trong hồ cá, chúng thường bơi ngoe nguẩy ở gần mặt nước.

Giun dẹp thuộc về ngành giun dẹp (Platyhelminthes). Miệng của của chúng nằm ở chính giữa thân. Chúng có quan hệ họ hàng với các loài sán lá gan và sán dây.

Là loài lưỡng tính cho nên trứng của chúng không cần thụ tinh mà vẫn nở hay chúng cũng có thể sinh sản bằng cách tự phân đôi cơ thể. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tự hồi phục phần cơ thể bị đứt mất. Giun dẹp có thân dẹp, màu xám nhạt. Chúng chuyển động bằng cách bò giống như ốc sên hơn là bơi ngoe nguẩy như giun tròn. Trong hồ cá, chúng thường xuất hiện ở mặt kính phía trước hồ và đôi khi cả trên mặt nước.

Ngoài tự nhiên, các loại giun này sống trên thực vật thuỷ sinh, trong ao hồ, và những nơi có dòng chảy như dòng suối, cống rãnh. Chúng thâm nhập vào hồ cá thông qua các loại thực vật thuỷ sinh, các loại thức ăn hay qua các vật dụng dùng chung với các hồ cá bị lây nhiễm khác như vợt, máy bơm, máng lọc. Trong hồ cá, chúng thường trú ngụ ở những nơi bị che khuất chủ yếu là dưới lớp sỏi ở đáy hồ và trong máng lọc. Thức ăn của chúng là các nguồn chất hữu cơ bao gồm thức ăn thừa và chất thải của cá. Chúng vô hại đối với cá nhưng sự xuất hiện của chúng chứng tỏ rằng hồ cá có quá nhiều thức ăn dư thừa, nhất là khi chúng ta cho cá ăn các loại thức ăn tổng hợp; điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước và rồi cá cảnh sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều .

Cách chữa : cực kì đơn giản và hiệu quả

– Thay l 30% nước.

– Thuốc giun của người 1 liều cho 100 lít nước.(fugacar hay loại khác)

– Bật lọc bình thường,

– Cho cá nhịn ăn hoặc cho ăn thật ít.

– Sau 48h bắt đầu thay 20% nước mỗi ngày trong 3 -> 4 ngày liên tục để thuốc pha loãng hoàn toàn.

– Thay bông lọc, rửa sạch vật liệu và máng lọc.

Nếu là hồ thủy sinh thì các bạn cũng làm tương tự nhưng còn 1 vài cách khác như cho các loại cá nhỏ ăn giun vào như cá bút chì v..v Thêm ít muối vào hồ . Hoặc cho 1 vài giọt trị kí sinh trùng như bio chạy lọc bình thường là hết ( dành cho hồ cá La Hán ).

Cách phòng chống :

– Đừng cho quá nhiều thức ăn vào hồ một lúc, nhất là các loại thức ăn viên. Cho cá ăn ít một cho đến khi chúng no thì dừng. Mặc dù cho cá ăn mang lại nhiều thích thú, chúng ta hãy hạn chế việc cho ăn chỉ từ 1 đến 2 lần một ngày (cũng nên giấu lọ thức ăn viên vào nơi kín đáo để tránh tụi con nít đến chơi đòi cho cá ăn. Con nít hình như đứa nào cũng vậy hết, thể nào rồi chúng cũng đổ cả lọ vào hồ cho mà xem, đây là kinh nghiệm xương máu!)

– Bỏ chút muối vào hồ. Điều này thì hầu như người nuôi cichlid nào cũng biết. Nên sử dụng loại muối hột vì nó không bị trộn i-ốt.

– Thay nước và làm vệ sinh đáy hồ thường xuyên, khoảng 1-2 lần/tuần để lấy đi thức ăn thừa và chất thải của cá. Nếu đáy hồ có trải sỏi thì chúng ta dùng ống siphon để hút. Mỗi lần thay từ 30-50% lượng nước hồ.

– Nuôi các loài cá nhỏ như cá bảy màu, cá châm và cá chép để chúng ăn hết giun phát sinh trong hồ.

– Rửa sạch cây thủy sinh và các vật dụng trước khi bỏ vào hồ.

Chúc các bạn thành công !