Hướng dẫn tính lương theo hình thức trả lương trong doanh nghiệp | Bài viết hay | Tin tức

Hướng dẫn tính lương theo hình thức trả lương trong doanh nghiệp – Cách tính lương theo hình thức trả lương của doanh nghiệp – Cách tính lương theo sản phẩm – Cách tính lương khoán – Cách tính lương theo thời gian – Cách tính lương theo doanh thu – Kỳ hạn trả lương – Nguyên tắc trả lương.

huong-dan-tinh-luong-theo-hinh-thuc-tra-luong-trong-doanh-nghiep

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động nhưng tiền lương cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo NĐ 95/2013/NĐ-CP.

Có nhiều hình thức trả lương cho nhân viên khác nhau như trả lương theo thời gian, theo sản phẩm hoặc trả lương khoán. Có thể trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng. DN được quyền lựa chọn hình thức trả lương sao cho phù hợp tính chất công việc của DN .

I. Hình thức trả lương theo sản phẩm:

Đây là hình thức tính lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần gia tăng sản phẩm.

Công thức tính: Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm X Đơn giá sản phẩm

II. Hình thức trả lương khoán:

Đây là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng chất lượng mà họ được giao.

Công thức tính: Lương = Mức lương khoán X Tỷ lệ % hoàn thành công việc

III. Hình thức trả lương theo thời gian:

Đây là hình thức tiền lương mà thu nhập của một người phụ thuộc vào hai yếu tố: số thời gian lao động thực tế trong tháng và trình độ thành thạo nghề nghiệp của người lao động.

Ưu điểm của chế độ này đó là đơn giản, dễ tính toán. Ngược lại, hình thức trả lương theo thời gian chỉ mới xem xét đến mặt số lượng và chưa quan tâm đến chất lượng nên vai trò kích thích sản xuất của tiền lương hạn chế. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn áp dụng hình thức trả lương này để trả cho đối tượng công nhân chưa xây dựng được định mức lao động cho công việc của họ hoặc cho công việc xét thấy trả lương theo sản phẩm không có hiệu quả.

Ví dụ: Sửa chữa, kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc sản xuất những sản phẩm yêu cầu độ chính xác cao.

Trên thực tế hiện nay, trong các DN còn 2 cách tính lương theo phương thức trả lương theo thời gian như sau:

Phương thức 1:

– Với cách tính này, lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Có tháng công chuẩn là 26 ngày, có tháng là 24 và cũng có tháng là 27 ngày.

Công thức tính:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp (Nếu có)) / 26 X ngày công thực tế làm việc

Lưu ý: DN tự quy định 26 hay 24 ngày.

Ví dụ: Tháng 1/2018 có 31 ngày: 27 ngày đi làm và 4 ngày chủ nhật. DN ABC trả lương cho nhân viên Nguyễn Văn B 9.000.000 đồng/tháng, B đi làm đầy đủ các ngày (tức là 27 ngày).

Nếu tính lương theo hình thức 1: DN quy định ngày công chuẩn là 26 ngày:

Lương của B: 9.000.000/26 * 27 = 9.346.154 VNĐ

Giả sử vẫn là anh B nhưng tháng 2/2018 có 24 ngày đi làm và 4 ngày chủ nhật. Thì theo hình thức 1: DN sẽ trả lương cho B là: 9.000.000/26 * 24 = 8.307.692 VNĐ

=> Như vậy, phương thức tính lương này cho ta thấy dù cả 2 tháng anh B đều đi làm đầy đủ nhưng tiền lương nhận được ở 2 tháng khác nhau. Lương của người lao động sẽ không ổn định nếu như tính theo phương thức này.

Phương thức 2:

– Với phương thức này, lương tháng thường là con số cố định. Lương chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương.- Phương thức tính thường là: Lương tháng – lương tháng/ ngày công chuẩn của tháng X số ngày nghỉ không lương.

– Công thức tính:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp (nếu có)) / ngày công chuẩn của tháng X số ngày làm việc thực tế

Lưu ý: Ngày công chuẩn của tháng là ngày làm việc trong tháng, không bao gồm các ngày nghỉ.

Nếu tính lương theo phương thức 2:

Lương tháng = 9.000.000/27 X 27 = 9.000.000 VNĐ

=> Lương tháng tính theo phương thức này sẽ ổn định được lương cho người lao động, chỉ giảm xuống. Khi người lao động nghỉ không hưởng lương.

Việc tính lương theo phương thức nào, DN sẽ thể hiện trong hợp đồng lao động hay quy chế lương thưởng của công ty.

Bạn đang xem bài viết: Hướng dẫn tính lương theo hình thức trả lương trong doanh nghiệp

IV. Hình thức trả lương theo doanh thu:

Đây là hình thức trả lương/ thưởng mà thu nhập của người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/ thưởng doanh số của công ty.

Đối tượng áp dụng thường là nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng,… hưởng lương theo doanh thu

Các hình thức tính lương/thưởng theo doanh thu:

– Lương/ thưởng doanh số cá nhân

– Các hình thức kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường,…

– Lương/ thưởng doanh số nhóm

V. Kỳ hạn trả lương:

1. Tiền lương theo sản phẩm:

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm. Căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao.

2. Tiền lương theo thời gian (Theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ):

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc thực tế theo tháng, tuần, ngày, giờ, cụ thể:

– Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động;

– Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc. Xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.

– Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng. (Tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày). Theo quy định của pháp luật mà DN lựa chọn.

– Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động.

3. Tiền lương khoán:

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán. Căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

*** Dựa vào các hình thức trả lương nêu trên, tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, DN tự lựa chọn hình thức trả lương bảo đảm tiền lương được trả gắn với kết quả công việc, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Việc lựa chọn hoặc thay đổi kỳ trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.

VI. Nguyên tắc trả lương:

– Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

– Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá một tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương

Bài viết: Hướng dẫn tính lương theo hình thức trả lương trong doanh nghiệp

*** Có thể bạn quan tâm: Hạch toán trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo Thông tư 200

*** Từ khóa liên quan: Hướng dẫn tính lương theo hình thức trả lương trong doanh nghiệp, cách tính lương theo hình thức trả lương của doanh nghiệp, tính lương theo sản phẩm, tính lương khoán, tính lương theo thời gian, tính lương theo doanh thu, kỳ hạn trả lương, nguyên tắc trả lương.