Dinh dưỡng tĩnh mạch là phương pháp đang được áp dụng phổ biến cho rất nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Nhờ có sự nuôi dưỡng bằng con đường này mà sự sống và sức khỏe của bệnh nhân được duy trì và cải thiện. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân và người nhà lại chưa hiểu dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì, bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin tổng quan về vấn đề ấy.
01/10/2021 | Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người viêm khớp dạng cấp10/09/2021 | Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Ăn quả gì nhiều vitamin C nhất?
1. Giải đáp băn khoăn dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì
1.1. Thế nào là dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
Nuôi dưỡng tĩnh mạch là thuật ngữ dùng để chỉ việc đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thông qua đường tĩnh mạch. Dinh dưỡng tĩnh mạch có thể là một phần hoặc hoàn toàn tùy từng trường hợp bệnh lý.
Dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì – đó chính là thông qua đường tĩnh mạch để cung cấp mọi nhu cầu dinh dưỡng của người bệnh
Vậy dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì? Khi tất cả nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của người bệnh đều được cung cấp qua đường tĩnh mạch thì nó chính là dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn. Việc nuôi dưỡng này sẽ được thực hiện bằng cách đưa các chất dinh dưỡng như Protid, Glucid, Lipid qua đường truyền tĩnh mạch. Sở dĩ nên chọn tĩnh mạch lớn là vì nó có lưu lượng máu lớn nên sẽ nhanh chóng hoà loãng dung dịch nhờ đó mà tránh gây kích thích nội mạc tĩnh mạch.
1.2. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì
1.2.1. Chỉ định
Không phải ai cũng nên áp dụng phương pháp nuôi tĩnh mạch hoàn toàn. Vậy đối tượng được chỉ định dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì, đó là:
– Người bệnh nặng đang cần hồi sức trong những ngày đầu bị rối loạn tiêu hoá khi ăn qua đường ống thông dạ dày.
– Người bệnh không thể nuôi ăn qua đường ống thông dạ dày được. Đây là những trường hợp:
+ Vừa mới phẫu thuật đường tiêu hoá trên.
+ Người tự tử bằng cách uống kiềm hoặc acid mạnh.
+ Người bệnh tâm thần phân liệt thể chán ăn hoặc không chịu ăn.
+ Bệnh nhân bị viêm tụy cấp.
+ Trẻ sinh non.
1.2.2. Chống chỉ định
Nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn chống chỉ định với các trường hợp:
– Không thể đặt được ống thông tĩnh mạch trung tâm ở người bị: bệnh huyết khối, bệnh đường huyết, bệnh tĩnh mạch cảnh, bị dị dạng tĩnh mạch dưới đòn.
– Người bệnh không hợp tác với phương pháp này.
– Người đang trong tình trạng tuyệt vọng.
2. Những vấn đề khác có liên quan đến dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn
2.1. Hàm lượng dinh dưỡng cần thiết để nuôi qua đường tĩnh mạch
Dung dịch được dùng trong dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn đều phải được chuẩn bị bằng kỹ thuật vô trùng rồi đựng vào bình hoặc túi đo lít. Mặt khác, những dung dịch này cũng có thể thay đổi dựa trên các rối loạn đang có của người bệnh, kết quả xét nghiệm hoặc một số yếu tố khác.
Dung dịch nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn ở mỗi người bệnh có sự khác nhau dựa trên thực trạng bệnh lý và một số yếu tố khác
Hầu hết năng lượng dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn được tạo ra từ carbohydrate. Những bình dung dịch dạng chuẩn thường chứa khoảng 25% dextrose, còn nồng độ và số lượng thì phụ thuộc vào một số yếu tố khác. Dinh dưỡng tĩnh mạch cung cấp cho cơ thể 30 – 45 kcal/kg/ngày (có thể thay đổi tùy theo sự tiêu hao năng lượng của người bệnh), ngoài ra nó còn có nước, khoáng chất, vitamin, axit béo thiết yếu và axit amin.
Nhu cầu dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch của trẻ em khác với người lớn. Do đó, lượng dịch để nuôi dưỡng qua đường này ở trẻ em cũng sẽ có sự thay đổi. Mỗi ngày, năng lượng cung cấp cho trẻ có thể tới 120 kcal/kg/ cùng với các axit amin khác.
2.2. Các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình nuôi qua đường tĩnh mạch
Biến chứng có thể xảy ra khi thực hiện dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê một số biến chứng điển hình gồm:
– Biến chứng liên quan tới đường vào của tĩnh mạch trung tâm: chiếm khoảng 5 – 10% bệnh nhân.
– Biến chứng nhiễm trùng có liên quan tới catheter: chiếm khoảng ≥ 50% bệnh nhân.
– Rối loạn chức năng gan hoặc bất thường glucose: chiếm khoảng > 90% bệnh nhân. Trong đó phổ biến nhất là bất thường glucose nhưng:
Có khoảng hơn 90% bệnh nhân nuôi dưỡng tĩnh mạch trong thời gian dài bị rối loạn chức năng gan
+ Có thể tránh được việc tăng đường huyết bằng cách thường xuyên theo dõi glucose huyết tương và điều chỉnh liều insulin, có thể là bằng đường tiêm dưới da hay trong dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch tùy từng trường hợp và tùy loại dịch truyền.
+ Có thể điều trị tình trạng tăng đường huyết bằng cách ngừng truyền dung dịch dextrose đậm đặc.
– Biến chứng ở gan: gan to, rối loạn chức năng gan, đau gan,… Biến chứng này phổ biến nhất ở trẻ sinh non vì gan chưa trưởng thành.
– Bất thường về chất điện giải và chất khoáng trong huyết thanh: có thể điều chỉnh được.
– Quá tải thể tích: tình trạng này có thể xảy ra ở những bệnh nhân có nhu cầu năng lượng hàng ngày cao nên cần tới một lượng dịch lớn.
– Biến chứng khử khoáng xương hoặc xương chuyển hóa: chủ yếu xảy ra với những bệnh nhân được nuôi dưỡng tĩnh mạch trên 3 tháng. Sự tiến triển của bệnh lý này có thể gây ra những cơn đau khớp nặng, đau lưng, đau chân.
– Phản ứng phụ với nhũ tương lipid: ít xảy ra nhưng khi đã xảy ra sẽ xuất hiện sớm. Tăng lipid máu tạm thời dễ xảy ra nhất với bệnh nhân bị suy gan, suy thận nhưng việc điều trị là không bắt buộc. Những phản ứng bất lợi có thể xảy ra muộn trong trường hợp này gồm: lách to, tăng men gan ở mức độ nhẹ, gan to, tiểu cầu giảm, bạch cầu giảm, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sinh non,… Điều đáng nói là các phản ứng phụ này có thể được xử lý bằng cách ngừng tạm thời hoặc truyền chậm nhũ tương lipid.
– Biến chứng túi mật: viêm túi mật, bùn túi mật, sỏi mật,… Nó có thể xảy ra hoặc nặng hơn khi bị ứ mật trong thời gian dài. Có thể cải tạo tình trạng này bằng cách cung cấp 20 – 30% năng lượng để kích thích co bóp và trong một vài giờ sẽ tạm dừng truyền glucose.
Qua những chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng giúp bạn đọc hiểu hơn dinh dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn là gì để quá trình chăm sóc người thân trở nên dễ dàng hơn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về việc nuôi dưỡng qua con đường này bạn đọc có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin chi tiết.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!