Các linh kiện điện tử | Nhận dạng tên và ký hiệu linh kiện cơ bản

Bạn có biết về các linh kiện điện tử cơ bản hiện đang có trên thị trường ? Chúng có những đặc điểm gì ? Ứng dụng ra sao ? Hãy cùng Đại Dương khám phá những điều tuyệt vời về những thiết bị điện tử đặc biệt này nhé.

Sơ lược về các linh kiện điện tử

Linh kiện điện tử là các phần tử riêng lẻ thông thường, chúng được sử dụng để ghép nối lại với mục đích tạo thành các mạch điện hay là thiết bị điện tử.

Các nhóm linh kiện điện tử

  • Linh kiện tích cực: là loại có khả năng tác động lên nguồn nuôi AC/DC để tạo ra nguồn tín hiệu mới. Trong nhóm này gồm có: linh kiện bán dẫn ( Diode, Transistor, Mạch tích hợp ), Quang điện tử, đền điện tử chân không, Nguồn điện.
  • Linh kiện thụ động: Không có khả năng cấp nguồn vào mạch, có quan hệ tuyến tính với dòng điện, điện áp, tần số… Gồm có các loại chính như: Điện trở, tụ điện, cảm ứng từ điện, Memristor, Networks, Transducer, Antenna.
  • Linh kiện điện cơ: Có khả năng tác động điện liên kết với phần cơ. Là các thiết bị như: Phần tử gốm áp điện, đầu nối, công tắc ( chuyển mạch ), Cầu chì.

Các loại linh kiện sử dụng trong điện tự động

Dưới đây là 7 loại linh kiện cơ bản thường gặp nhất trong các thiết bị, xem thử nó sẽ là những loại nào nhé.

1. Đi ốt

Đi ốt ( Diode ) là một loại kinh kiện bán dẫn, nó chỉ cho phép dòng điện đi qua theo 1 chiều xác định, không cho phép đi theo chiều ngược lại. Nó được dùng phần lớn trong việc xoay chiều dòng điện, chuyển đổi từ dòng xoay chiều sang 1 chiều.

Các loại đi ốt phổ biến

  • Đi ốt chỉnh lưu
  • Diode Schottky
  • Đi ốt Zener ( ổn áp )
  • Varicap: hay còn gọi là đi ốt biến dung
  • Đi ốt phát quang ( laser )
  • Cảm quảng ( Photodiode )
  • Đi ốt dòng

2. Điện trở

Theo định nghĩa của bộ môn vật lý chúng ta đã được học thừ thời trung học cơ sở, thì điện trở được hiểu là sự cản trở dòng điện của một thiết bị dẫn điện nào đó.

Dựa trên công thức R= U/I thì điện trở sẽ tỉ lệ nghịch với dòng điện, vậy ta có thể hiểu những loại vật liệu nào có khả năng dẫn điện tốt thì mức điện trở nhỏ, ngược lại các loại dẫn điện kém thì điện trở của nó sẽ lớn. Còn có một loại là cách điện, thì điện trở ở đây sẽ là vô cùng.

Hướng dẫn đọc giá trị của điện trở

Thông thường khi bạn nhìn thấy một thiết bị điện trở sẽ có 4 vạch màu ( có thể giống hoặc khác nhau ), nó biểu trưng cho các giá trị của điện trở.

Trong đó:

  • 2 màu đầu: Giá trị của điện trở
  • Màu thứ 3: Số lượng chữ số “0”
  • Màu thứ 4: Dung sai cho phép của điện trở

Ví dụ: Điện trở có 4 màu như sau: Cam – Vàng – Đỏ – Xám

Điện trở của bạn có các giá trị tương ứng như sau:

  • Cam: Số 3
  • Vàng: Số 4
  • Đỏ: Có 2 số 0
  • Xám: Dung sai cho phép là ± 0,05%

Ghép chúng lại ta sẽ có: 3400 ( Ohm – Ω ) ± 0,05% = 3,4 KΩ ± 0,05%

Ngoài ra, hiện nay cũng có khá nhiều loại điện trở có 5 vạch màu. Đối với những dạng này, bạn vẫn lấy 2 vạch cuối cùng là giá trị số lượng chữ số “0” và dung sai. Vạch thứ 3 bạn cho vào giá trị của điện trở.

>> Xem thêm ở phần hình ảnh minh họa dưới đây để hiểu chi tiết hơn về bảng mã màu điện trở.

3. Tụ điện ( C )

Như ở phần đầu tôi có chia thành 3 nhóm linh điện điện tử, thì tụ điện nằm trong loại thứ 2 ( thụ động ), là một thiết bị phổ biến trong các mạch điện, được cấu tạo với 2 bản cực song song, có khả năng cách điện 1 chiệu nhưng có thể cho phép dòng điện xoay chiều đi qua nhờ vào nguyên lý phóng và nạp.

Tụ điện ( C ) có đơn vị tính là F ( Fara ), thông thường giá trị của tụ điện rất nhỏ nên sẽ tính theo các đơn vị như: MicroFara, NanoFara hay là PicoFara.

Tính năng lớn nhất của tụ điện chính là dùng để bù điện áp cho các nguồn bị sụt áp hoặc là phần đồ thị của điện áp không cân bằng.

Có 2 dạng tụ điện chính:

  • Tụ phân cực: Giá trị âm dương có thể xem ở phần chân hoặc độ dài của chúng ( chân dài là dương, còn chân ngắn là âm ).
  • Tụ không phân cực: Bạn xem các vạch màu, sau đó đọc như phần điện trở ở trên.

4. Transitor

Transitor hay bạn có thể đọc Tranzito là một loại linh kiện bán dẫn, được dùng như một phần tử khuếch đại hoặc là một ổ khóa điện tử.

Hiểu một cách đơn giản thì Transitor hoạt động giống như là công tắc mà chúng ta vãn thường sử dụng, nhưng có một số điểm đặc biệt như:

  • Nó được đóng ngắt bằng dòng điện, thay vi bằng tay như công tắc.
  • Thời gian đóng ngắn rất nhanh
  • Thiết kế cực kỳ nhỏ gọn.
  • Có thể khuếch đại các dòng điện đi qua.

Các loại Tranzito

  • Lương cực ( BJT )
  • Transistor trường ( FET )
  • Mối đơn cực

>> Một bộ Transistor thường có 3 chân: B, C, E được liên kết với nhau khi hoạt động

5. IC – Vi mạch

Chắc hẳn bạn cũng đã vài lần khi sử các đồ điện tử như TV, đài Radio… bạn hay sử dụng từ chập IC, nhưng bạn thực sự biết IC nó là thiết bị gì không ?

IC hay bạn có thể gọi vi mạch tích hợp, là một phần mạch điện được tích hợp các transistor và các dạng điện trở thụ động, chúng sẽ được liên kết với nhau với kích thước tính bằng Micromet. Trong tiếng Anh, IC được viết là: Integrated Circuit – chip.

Một số IC phổ biến như:

  • IC khuếch đại: Opam
  • Opto-Isolator – IC cách ly quang.

6. Cuộn cảm

Khi nhắc đến các loại linh kiện điện tử thụ động ta không thể không nhắc đến cuộn cảm hay cuộn từ. Là một loại thiết bị được tạo ra từ các dây dẫn điện quấn lại với nhau, sinh ra một từ trường khi có dòng điện chạy qua.

Để đo được độ tự cảm ( L ) ta có thể dùng đơn vị Henry ( H ).

Có 3 dạng cuộn từ phổ biến: Dòng lõi không khí – Lõi sắt bụi và lõi sắt lá.

Cuộn cảm có khả năng lọc nhiễu cực tốt dành cho mạch nguồn DC khi bị lẫn tạp chất ở nhiều tấn dố khác nhau. Tùy vào khả năng của từng loại, mà chúng có thể ổn định dòng, ứng dụng cho các mạch lọc tần số.

7. Ăng Ten truyền phát tín hiệu

Angten cũng là một trong các loại linh kiện, có khả năng bức xạ hoặc là thu nhận nguồn sóng điện từ.

Có nhiều loại Angten khác nhau: Lưỡng cực, mảng, đẳng hướng, định hướng….

Chức năng chính của Ăng Ten chính là dùng để bức xạ các loại tín hiệu RF từ máy phát để chuyển đổi thành tín hiệu RF được xử lý ở máy thu. Ngoài ra, Ăng ten cũng có thể được dùng để hướng phần năng lượng bức xạ theo một hay nhiều hướng mong muốn.

Tổng kết về linh kiện điện tử

Với những kiến thức cơ bản mà Đại Dương chia sẻ ở trên, giờ đây chắc hẳn bạn đã có thể kể tên các linh kiện điện tử rồi đúng không nào ?

Hi vọng rằng bằng những chia sẻ trên đây, bạn đã có thể tìm ra cách nhận dang, đo và phân biệt các ký hiệu của một số linh kiện điện tử.

Một số bài viết khác bạn có thể sẽ quan tâm đến

>> Top 5 thương hiệu sản xuất nhíp gắp linh kiện điện tử

>> Top 10 hãng cung cấp kìm cắt chân linh kiện