Xét nghiệm điện tâm đồ ghi lại các biến đổi của dòng điện dẫn truyền trong tim, từ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý như: rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong tim, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng ngoài tim cấp, tâm phế mạn, rối loạn các chất điện giải trong máu, dày thành cơ tim…..
Cụ thể cách đọc điện tim như sau:
- Chẩn đoán nhồi máu cơ tim: khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí dễ dẫn đến bị tổn thương hay hoại tử, khả năng dẫn truyền điện của cơ tim sẽ thay đổi và ghi nhận được trên điện tâm đồ, đây là một trong những chẩn đoán giá trị nhất của phương pháp cận lâm sàng này;
- Chẩn đoán thiếu máu cơ tim: cơ tim khi bị thiếu máu sẽ cho thấy hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, âm;
- Chẩn đoán và theo dõi rối loạn nhịp tim: bất thường tại vị trí phát ra nhịp (nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim) và bất thường dẫn truyền một chiều của tim sẽ cho hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ;
- Chẩn đoán và theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim do hệ thống dẫn truyền: việc tổn thương hay mất mạch lạc dẫn truyền cho thấy các bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ (Blốc nhĩ thất, Blốc nhánh tim);
- Chẩn đoán các chứng tim lớn khi cơ tim dày hay dãn: quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ thay đổi, qua đó trên giấy ghi điện tâm đồ sẽ cho những gợi ý nhất định về tình trạng buồng tim lớn, tuy nhiên giá trị của ECG không ưu thế trong trường hợp này vì tiêu chuẩn thay đổi nhiều phụ thuộc vào chủng tộc, nhiều yếu tố gây nhiễu và độ nhạy kém, y học cũng có nhiều công cụ chẩn đoán tim to tốt hơn;
- Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu: điện tim là do sự di chuyển của các ion (natri, kali, canxi…). Khi có sự thay đổi nồng độ các chất này, điện tâm đồ có khả năng thay đổi;
- Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc: digoxin làm thay đổi đoạn ST của mọi cực, thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm dài đoạn QT;
Điện tâm đồ được chỉ định trong nhiều trường hợp: người cao tuổi (có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao), người bị tăng huyết áp, mắc các rối loạn chuyển hóa lipid máu (tăng mỡ máu), đái tháo đường, hút thuốc lá, đau thắt ngực, có triệu chứng hồi hộp trống ngực, khó thở, tiền sử có ngất hoặc nhập viện cấp cứu vì bất kể nguyên nhân gì… Nhiều trường hợp bệnh lý tim mạch được phát hiện tình cờ qua điện tâm đồ (mặc dù người bệnh không có triệu chứng như đau ngực, hồi hộp hay khó thở…).
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!