Cách nấu lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung

Đi khắp nơi, ăn nhiều món lẩu khác nhau nhưng lẩu gà lá giang miền Trung vẫn đọng lại trong tôi nhiều dư vị tuyệt vời nhất. Chính vì thế, tôi đã tìm cách nấu lẩu gà lá giang ngon của người miền Trung và vô cùng vui sướng khi được bạn bè, người thân chấm điểm 10 cho món ăn hoàn hảo.

Nhằm chia sẻ niềm vui sướng đó với các bạn, cũng như giúp thực đơn của món lẩu ngày đông của những người nội trợ thêm phong phú, hôm nay tôi xin được bật mí cách làm lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung, đồng thời cũng đưa ra câu trả lời lý tưởng nhất cho những người đang thắc mắc không biết lẩu gà lá giang ăn với rau gì.

Sẽ hữu ích với bạn:

Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn sụn

Cách nấu lẩu thái hải sản chua cay

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang miền Trung

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang rất đơn giản, không cầu kỳ như một số món lẩu khác, các bạn chỉ cần chuẩn bị:

Hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung

1. Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang

Trước khi vào bếp học cách làm lẩu gà lá giang miền Trung, chúng ta phải sơ chế nguyên liệu đã nhé.

– Gà: Nấu một nồi nước sôi, dùng dao cắt tiết gà tại vị trí dưới cánh hoặc cổ, sau đó bỏ gà vào chậu to và đổ ngập nước sôi, nhổ sạch lông, mổ bụng, làm sạch nội tạng. Nên cẩn thận vì nếu gà chưa ngừng thở hẳn sẽ vẫy vùng khiến nước nóng bắn vào người.

Tốt nhất, để tiết kiệm thời gian khi mua gà bạn nên nhờ người bán làm thịt luôn. Mang về nhà bạn chỉ cần đem gà rửa sạch với nước muối pha loãng, chà sát gừng khắp mình gà để thịt khi nấu không bị hôi, chặt thành từng miếng vừa ăn, chia là 2 phần:

  • Phần thịt đem ướp với ⅓ thìa canh hạt nêm, ½ thìa canh nước mắm ngon, gừng băm nhỏ, tiêu.
  • Phần đầu, cổ, chân và cánh gà để riêng.

Nội tạng gà bóp với muối hạt, rửa sạch, thái miếng.

– Lá giang bỏ gọng, rửa sạch, vò rập.

– Sả bỏ phần già, giữ nguyên cũ đập hơi dập, nếu củ sả dài quá thì cắt khúc 5cm.

– Ớt bổ đôi theo chiều dọc, bỏ hạt.

– Mùi tàu rửa sạch, thái khúc ngắn.

– Hành tỏi khô lột vỏ bên ngoài, băm nhỏ.

– Các loại rau khác rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

2. Cách nấu nước lẩu gà lá giang ngon

Món lẩu gà lá giang miền Trung có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước lẩu, vì thể ngay sau đây tôi sẽ mách bạn cách nấu nước lẩu gà lá giang chuẩn vị.

Cho ½ thìa canh mỡ lợn vào nồi (có thể dùng dầu nhưng không thơm bằng), bắp lên bếp đun nóng thì cho hành tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho đầu, chân, cổ, cánh gà, thêm củ sả đập dập, lá giang, ớt hiểm vào xào cùng, nêm nếm gia vị theo tỷ lệ ½ thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối bột canh, 1 thìa cà phê đường.

Thịt gà săn lại thì đổ khoảng 2,5 lít nước vào đun sôi trong 30 phút sẽ được nồi nước lẩu ngọt ngọt, chua chua, cay cay ở đầu lưỡi.

3. Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Bên cạnh cách nấu nước lẩu gà ngon, loại rau ăn kèm cũng góp phần tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Vậy lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Tùy theo sở thích của bạn, nhưng lẩu gà nấu với lá giang miền trung hợp nhất khi ăn cùng rau muống, rau nhút, hoa chuối bào sợi, măng chua, rau ngổ, rau đắng đất, đậu bắp …

Đối với rau ngải cứu, đây là loại rau hay ăn kèm với lẩu gà nhưng khi nấu cùng lá giang bạn không nên chọn ngải cứu vì mùi và vị không hợp.

4. Trình bày và thưởng thức lẩu gà lá giang

Đặt bếp nấu lẩu vào giữa mâm, cho nồi nước dùng đã chuẩn bị từ trước lên bếp đun sôi.

Bày biện thịt gà ướp, các loại rau ăn kèm lẩu, bún, 1 chén nước mắm ớt pha chanh gừng, 1 chén muối bột canh trộn ớt và chanh (hoặc quất) xung quanh nồi lẩu. Sau đó cho các nguyên liệu còn sống vào nồi nước lẩu đang sôi và thưởng thức theo khẩu vị.

Có thể thêm sa tế nếu bạn ăn được cay.

Có thể dùng món lẩu này làm canh ăn với cơm hàng ngày.

Lưu ý trong cách làm lẩu gà lá giang

  • Không nên nấu lẩu gà lá giang bằng nồi nhôm vì cũng như các loại canh chua khác, lá giang có thể ăn mòn nhôm khiến nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao gây ngộ độc.
  • Nên nấu bằng nồi inox hoặc nồi tráng men không gỉ, nồi đất.
  • Nếu bắt buộc nấu lẩu gà lá giang vào nồi nhôm thì ở bước xào nguyên liệu không nên cho lá giang vào luôn. Thay vào đó, khi nào ăn mới cho lá giang vào cùng các nguyên liệu khác, nhưng như vậy món lẩu sẽ không ngon bằng cách tôi chỉ ở trên.

Mong rằng, cách nấu lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung được tôi chia sẻ trong bài viết của chuyên trang Món Ngon Ba Miền sẽ hữu ích với các bạn, chúc các bạn thành công và ngon miệng!