Sáng tạo nên những ổ bánh mì (ngọt) có hình dáng độc đáo không chỉ kích thích sự thèm ăn và vui mắt của thực khách mà còn khiến đầu bếp bánh thêm hứng khởi, vui tươi làm việc. Thử ngay 7 cách tạo hình bánh mì siêu đơn giản được Hoteljob.vn chia sẻ sau đây và ngắm nhìn thành phẩm nhé!
Đừng chỉ lặp đi lặp lại các thao tác nhàm chán từ cân nguyên liệu – trộn bột – nhào, ủ bột rồi vo, cán bột thành ổ tròn hay dài – nhân viên bếp bánh có thể thêm 1 bước tạo hình cho chiếc bánh mì thành phẩm trở nên siêu độc đáo bằng cách thực hành theo một số hướng dẫn như:
15 dụng cụ làm bánh không thể thiếu trong công việc của đầu bếp bánh
+ Bánh mì bí ngô
Hãy chia rồi vo bột thành các viên tròn nhỏ đều nhau, ấn nhẹ tay để khối bột hơi dẹt một chút rồi dùng dụng cụ cắt bột cắt các khía nông chạy dọc xung quanh để tạo hình bí ngô.
Cũng có thể dùng một sợi chỉ sạch để tạo hình (như video hướng dẫn).
+ Bánh mì sừng trâu/ con cua
Vẫn chia bột thành các phần bột nhỏ rồi lăn thành khối dài với 2 đầu không đều nhau (như hình tam giác) – dùng cán ấn dẹt viên bột rồi cán mỏng (như video), sau đó cắt tại vị trí chính giữa ở đầu lớn hơn của khối bột rồi cuộn lại về phía đầu nhỏ, nắn nhẹ cho khối bột đã được tạo hình hơi cong là xong.
Một số người gọi đây là bánh mì cua cũng không sai.
+ Bánh mì sừng bò
Cắt bột thành các phần đều nhau hình tam giác. Lăn và cán đều bột như cách tạo hình bánh mì cua nhưng có thể có hoặc không cắt một đoạn ở phần đáy. Cuộn tròn khối bột từ đáy cho đến đỉnh là xong, không uốn cong.
Hoặc 1 cách khác với tạo hình đẹp mắt hơn là vo bột thành viên tròn rồi dùng cán lăn dẹt, mỏng – sau đó dùng dụng cụ cắt bột chia khối bột tròn thành các phần nhỏ đều nhau theo chiều dọc (dạng tua-rua) và cách một đầu kia khoảng 1cm (như video) – cuộn tròn khối bột từ đầu không cắt cho đến hết – uốn cong nhẹ để thành phẩm đẹp mắt hơn là xong.
+ Bánh mì hoa cúc
Chia phần bột đã ủ lần 1 thành 3 khối bột tròn dài đều nhau – ấn trùng 3 đầu của 3 khối bột lại với nhau rồi cuộn xen kẽ/ lồng vào nhau như kiểu tết tóc đuôi sam cho đến khi hết dây bột thì dính 3 phần đuôi bột lại là xong.
+ Bánh mì ốc quế
Dùng bìa cứng vo thành hình ốc quế rồi bọc giấy bạc bên ngoài;
Chia bột thành các viên nhỏ đều nhau rồi se bột thành các dây dài, sau đó cuốn quanh phần ốc quế vừa tạo là xong.
+ Bánh mì chim vành khuyên
Vo bột thành sợi dài với 2 phần không đều nhau, sau đó cột thắt dây thông thường và tạo hình mỏ ở đầu lớn và tròn hơn bằng cách dùng đầu ngón tay kéo nhẹ 1 phần nhỏ trên khối bột nhọn ra thành hình tam giác cân, gắn 2 hạt tiêu làm 2 con mắt theo hướng đối xứng qua phần mỏ; dùng nĩa ấn mạnh ở đầu nhỏ còn lại để tạo hình đuôi là xong.
+ Bánh mì con nhộng
Cách làm tương tự như làm bánh mì sừng bò (cách 2) nhưng không uốn cong khối bột thành phẩm mà nhấn 2 hạt tiêu hay đỗ vào 2 bên của đầu bột to hơn để làm mắt.
>>> Tham khảo cách làm chi tiết tại Video:
(Video nguồn Youtube)
>>> Ngoài ra còn có rất nhiều những tạo hình độc đáo khác có thể được sáng tạo nên bởi bàn tay tài hoa của đầu bếp bánh. Bất kỳ một sự ngẫu hứng nào cũng có thể tạo nên thành phẩm siêu ấn tượng!
Thay vì phục vụ bánh mì lát/ sandwich hay bánh mì ổ đơn điệu, sao không thử re-fresh mẻ bánh mì của bếp nhà hàng với những tạo hình không thể bắt mắt và sinh động hơn!
Hoteljob.vn chúc bạn thành công!
7 Mẹo hay xử lý bột mì gặp sự cố cho đầu bếp bánh
Ms. Smile
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!