Mẹo hay uong thuoc arv kieng an gi hot nhất hiện nay 2023

ARV là các loại thuốc thuốc có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của virus HIV. Hầu hết người bệnh từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4 lâm sàng đều được kê đơn sử dụng ARV. Tuy vậy trong quá trình dùng thuốc vẫn không ít người thắc mắc vấn đề uống thuốc ARV kiêng ăn gì. Góc chia sẻ sau đây, GALANT xin bật mí chế độ dinh dưỡng cho người đang điều trị HIV.

Uống thuốc ARV kiêng ăn gì?

Người đang trong quá trình điều trị bằng thuốc ARV nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối. Chất béo động vật, đồ uống có ga và nhiều đường, thực phẩm cay nóng là một số loại đồ ăn mà người dùng thuốc ARV nên hạn chế tiêu thụ.

Ảnh 1: Uống thuốc ARV kiêng ăn gì?
Ảnh 1: Uống thuốc ARV kiêng ăn gì?

Chất béo động vật

Chất béo nằm trong bốn nhóm chất cơ bản cơ thể cần bổ sung. Với người đang điều trị HIV vẫn cần bổ sung nhóm chất này. Tuy nhiên thay vì tiêu thụ chất béo có nguồn gốc từ động vật thì người bệnh nên ưu tiên chất béo có nguồn gốc từ thực vật.

Ảnh 2: Người dùng thuốc ARV nên hạn chế tiêu thụ chất béo động vật
Ảnh 2: Người dùng thuốc ARV nên hạn chế tiêu thụ chất béo động vật

Bởi chất béo có trong các loại thịt, thực phẩm chế biến sẵn dễ làm tăng cholesterol trong máu, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Đồ uống có ga và nhiều đường

Trong phần lớn uống có ga thường đều chứa fructose, chất gây béo phì hàng đầu. Bên cạnh đó trong các loại đồ uống này còn chứa nhiều thành phần đường hóa học. Chúng làm tăng hương vị của đội bóng nhưng lại vô tình sản sinh acid photphoric, chất làm tăng nguy cơ bệnh thận, loãng xương.

Thậm chí đường trong nước ngọt có gas còn làm tăng nguy cơ kháng Insulin. Đây chính là căn nguyên dẫn đến bệnh lý đái tháo đường, cao huyết áp, tim mạch,.. Người nhiễm HIV hệ miễn dịch vốn đã suy yếu nếu cùng lúc gặp phải những bệnh lý này sẽ rất khó điều trị.

Thực phẩm lên men

Thực phẩm khi đến giai đoạn lên men sẽ bắt đầu phân tách các đoạn axit amin. Khi những đoạn axit amin này kết hợp với nitric trong giai đoạn muối chua có khả năng hình thành nitrosamine. Trong thực tế nitrosamine chính là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng hàng và trực tràng.

Thực phẩm cay nóng

Ăn quá nhiều đồ cay nóng có ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra tình trạng trào ngược dạ dày. Ở tình trạng năng hơn, người bệnh còn bị viêm loét dạ dày không dễ để điều trị đối với người dùng thuốc ARV.

Ngoài ra đồ ăn cay nóng còn là nguyên nhân khiến người bệnh mất ngủ, mất cảm giác ngon miệng, gây nổi mụn.

Nhu cầu về năng lượng với người đang bị nhiễm HIV

Ảnh 3: Người nhiễm HIV cần bổ sung 10% - 50% năng lượng
Ảnh 3: Người nhiễm HIV cần bổ sung 10% – 50% năng lượng

Sau khi phần nào xác định rõ uống thuốc ARV kiêng ăn gì, người nhà và người bệnh nên tiếp tục tìm hiểu về nhu cầu năng lượng với người đang bị nhiễm HIV. Chế độ dinh dưỡng với nhóm đối tượng này nên chia theo từng giai đoạn.

  • Giai đoạn chưa có triệu chứng: Tăng khoảng 10% năng lượng so với nhu cầu người bình thường.
  • Giai đoạn có triệu chứng: Tăng khoảng 20 – 30% năng lượng so với nhu cầu người bình thường.
  • Giai đoạn khó triệu chứng và triệu chứng cơ hội: Tăng khoảng 50% năng lượng so với nhu cầu người bình thường.
  • Với trẻ em bị nhiễm HIV: Tương tự như người lớn tăng từ 10 – 50% năng lượng so với trẻ cùng tuổi chưa nhiễm HIV.

Chế độ dinh dưỡng cho người đang điều trị HIV

Chế độ dinh dưỡng dành cho người đang dùng thuốc ARV cần đề cao yếu tố cân bằng. Người bệnh không nên chỉ chăm chăm tìm hiểu uống thuốc ARV nên kiêng gì mà cần chú ý bổ sung đủ chất.

Ảnh 4: Bệnh nhân đang trong giai đoạn dùng thuốc ARV phải ăn uống đủ chất
Ảnh 4: Bệnh nhân đang trong giai đoạn dùng thuốc ARV phải ăn uống đủ chất

Bổ sung tinh bột

Người đang dùng thuốc ARV nên bổ sung tinh bột thông quan các loại thực phẩm như gạo nguyên cám, khoai, bánh mì,… Đây là những loại thực phẩm trữ lượng tinh bột lớn, cần thiết bổ sung mỗi ngày. Chúng có khả năng cung cấp carbohydrate, sau đó tham gia chuyển hóa năng lượng cần thiết cho cơ thể

Ăn nhiều rau xanh

Người nhiễm HIV cần bổ sung giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất. Nhóm chất liệu chủ yếu tồn tại trong rau xanh và trái cây. Mỗi ngày ăn tối thiểu 5 khẩu phần trái cây hoặc rau xanh sẽ giúp cơ thể phòng ngừa ung thư và biến chứng hiệu quả.

Bổ sung chất béo thực vật

Chất béo rất cần thiết cho người bệnh đang điều trị HIV, đặc biệt với người gặp vấn đề về đường ruột. Tuy nhiên người bệnh nên ưu tiên bổ sung chất béo có nguồn gốc từ thực vật.

Cân đối Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất đặc biệt cần thiết để cho quá trình củng cố hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch của người nhiễm HIV vốn dễ bị suy yếu. Chính vì vậy vitamin và khoáng chất rất quan trọng với nhóm đối tượng này.

Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất có khả năng hỗ trợ người nhiễm HIV làm chậm lại quá trình suy giảm miễn dịch.

Lưu ý khi chế biến đồ ăn thức uống cho người nhiễm HIV

Đối tượng người bệnh nhiễm HIV không chỉ tập trung cân bằng các nhóm chất mà còn phải chú trọng yếu tố an toàn. Đặc biệt trong khi chế biến thực phẩm, người chế biến cần chú ý giữ vệ sinh cho cả thực phẩm và dụng cụ.

  • Vệ sinh tay sạch tay trước khi chế biến
  • Lau chùi nhà bếp, bàn ghế, dụng cụ nhà bếp
  • Mọi thực phẩm chế biến phải đảm bảo yếu tố ăn chín uống sôi
  • Thực phẩm chế biến phải sơ chế sạch sẽ

Cách ứng phó với các biến chứng của HIV

Ảnh 5: Người dùng thuốc ARV bị tiêu chảy nên ăn đồ mềm
Ảnh 5: Người dùng thuốc ARV bị tiêu chảy nên ăn đồ mềm

Người sử dụng thuốc ARV sẽ không tránh khỏi một số tác dụng phụ như sốt, tiêu chảy, đau bụng,.. Thông qua một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống, người bệnh có thể giảm bớt ảnh hưởng của tác dụng phụ khi dùng thuốc.

  • Tiêu chảy: Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, ưu tiên thực phẩm mềm dễ tiêu hóa, thực phẩm giàu chất xơ. Ngoài ra người mẹ chú ý uống nhiều nước hoặc dùng thêm dung dịch Oresol.
  • Sốt cao: Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu Vitamin và khoáng chất, uống đủ nước và bổ sung Oresol.
  • Buồn nôn: Người bệnh nên ngồi ăn, sau khi ăn khoảng từ 1 đến 2 tiếng mới bắt đầu nằm. Nếu thường xuyên chán ăn, buồn nôn, người bệnh nên nhờ người khác nấu ăn họ. Đồng thời, có thể dùng theo chút nước chanh hoặc nước gừng ấm để kích thích tiêu hóa.
  • Đau miệng, khó nuốt: Ăn đồ ăn mềm, thức uống mát, nếu không thể tự xúc ăn thì hãy dùng ống hút.
  • Đau họng: Ngậm một thìa cà phê mật ong pha với chanh. Hoặc súc miệng bằng nước muối.
  • Táo bón: Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh. Ngoài ra một số loại củ như khoai lang, khoai tây cũng rất tốt cho đường tiêu hóa. Song song với đó, người bệnh cần phải uống đủ nước, thường xuyên vận động mỗi ngày.
  • Đầy bụng: Trước khi ăn người bệnh không nên uống quá nhiều nước. Một số loại thực phẩm như đậu đỗ, rau súp lơ, rau bắp cải,.. Không nên ăn với tần suất thường xuyên.

Thuốc ARV bán ở đâu?

Nếu còn đang thắc mắc nên mua thuốc ARV ở đâu, người nhà và bệnh nhân có thể tin tưởng lựa chọn GALANT. Đây là hệ thống phòng khám đa khoa chuyên xét nghiệm, tư vấn điều trị HIV / AIDS hàng đầu tại Việt Nam.

Tư vấn điều trị phơi nhiễm HIV

Phòng khám GALANT sở hữu đội ngũ y bác sĩ lành nghề, hạ tầng cơ sở và thiết bị tối tân phục vụ tốt nhu cầu khám chữa. Ngoài ra hệ thống phòng khám đa khoa này còn chuyên cung cấp thuốc ARV các loại đảm bảo chính hãng, đúng giá.

Lời kết

Hy vọng sau tất cả chia sẻ trên đây, người bệnh đang điều trị HIV đã trả lời được thắc mắc uống thuốc ARV kiêng ăn gì. Nói chung chế độ ăn uống cho người đang sử dụng thuốc ARV lên đảm bảo tính cân đối, hạn chế một số nhóm thực phẩm không cần thiết, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Chương trình được sự tài trợ bởi trung tâm LIFE do công ty cổ phần Greenbiz thực hiện: #LIFEcentre #GreenBiz #Galant