Lệch pha trong hệ thống điện 3 pha khiến cho máy móc vận hành không còn hiệu quả, thậm chí còn gây ảnh hưởng tới độ bền, tuổi thọ của động cơ. Vậy, nguyên nhân motor bị lệch pha là do đâu? Khi bị lệch pha dòng điện sẽ gây nên hậu quả gì và khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Cùng tham khảo cách căn chỉnh dòng điện dưới đây nhé.
1. Motor bị lệch pha là gì
Nguyên nhân motor bị lệch pha từ lâu đã là vấn đề khiến cho nhiều thợ điện phải băn khoăn, lo lắng. Điện áp được cân bằng trong động cơ sẽ hạn chế tối đa được các hiện tượng bị lệch pha, hơn nữa điện áp pha không cân bằng còn gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành của các thiết bị điện.
Lệch pha tức là bị trôi điểm trung tính, khi đó sẽ có dòng trong dây trung tính, điện áp đặt lên thiết bị sẽ có tình trạng bên cao bên thấp (tức là điện áp không còn là 220V) sẽ gây hư hỏng thiết bị.
Khi lệch pha thì điện áp đặt lên thiết bị sẽ có tình trạng bên cao bên thấp
Lệch pha trong dòng điện 3 pha là phổ biến nhất. Ngày nay, các motor điện là thiết bị điện cơ không thể thiếu trong sinh hoạt của mỗi gia đình, công ty, nhà xưởng, xí nghiệp. Do đó, tình trạng lệch pha dòng điện có thể xảy ra ở bất đâu và bất kỳ nơi nào.
Việc sử dụng motor điện với nhiều mục đích nhằm hỗ trợ đảm bảo cho hệ thống bán tự động máy móc ở gia đình, cơ quan, xí nghiệp,… được ổn định, an toàn và đầy đủ. Tuy nhiên, trải qua thời gian hoạt động hàng ngày thường xuyên và liên tục để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng đã khiến cho các thiết bị điện nhà bạn bị hỏng, bị cháy, máy bơm không bơm được nước,… cũng là điều khó tránh khỏi.
Mất cân bằng các pha của dòng điện xảy ra khi các đường dây điện đang bị lệch pha. Sự không cân bằng giữa các pha của hệ thống nguồn điện 3 pha chỉ xảy ra khi các tải 1 pha được sử dụng khiến 1 hoặc 2 đường dây có tình trạng nhiều tải hoặc ít tải hơn.
Sự không cân bằng các pha làm cho các motor 3 pha chạy ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ và giá trị định mức. Sự mất cân bằng ở các pha, thì sự tăng nhiệt sẽ lại càng lớn hơn. Nhiệt độ cao sẽ làm cho lớp cách điện bị hư hỏng, gây ra những vấn đề liên quan khác, chẳng hạn gây chập cháy động cơ rất nguy hiểm.
Các tải của hệ thống nguồn điện 3 pha làm cân bằng chúng khi lắp đặt. Tuy nhiên, khi các tải 1 pha được thêm vào hệ thống thì có 1 sự không cân bằng (lệch pha) bắt đầu xảy ra. Điều đó sẽ làm cho các đường dây 3 pha bị đi lệch pha và các kết quả là 1 pha không còn cách đều nhau 120 độ nữa.
Các mô tơ 3 pha khi bị lệch sẽ không thể phân phối được đúng mã lực theo định mức của chúng, và khi đó hệ thống cũng không được cân bằng. Ví dụ: một sự không cân bằng 3 pha lệch tới 3% có thể làm 1 motor điện hoạt động chỉ đạt 90% công suất định mức của nó, đòi hỏi motor cần phải được giảm tải.
2. Nguyên nhân motor bị lệch pha
Ta biết rằng chỉ có điện áp 3 pha mới có lệch pha, còn dòng điện 1 pha trong nhà mà lệch pha thì chỉ có sụt áp xuống hoặc vọt áp lê trên nên không có gì đáng bàn. Câu hỏi trên ta hiểu một cách đơn giản lệch pha chính là các pha đó có điện áp lệch nhau, còn lệch bao nhiêu vôn thì còn phải xét 2 theo nguyên nhân chính như sau:
a) Lệch pha dòng điện do bị đứt dây pha
Trường hợp này có thể lý giải là do dây điện 1 hoặc 2 pha của dòng điện bị đứt, do dây điện tiếp xúc không tốt,… Tuy là dây điện của 1 trong các pha kia vẫn sẽ có điện nhưng khi ta mắc nó vào 1 động cơ điện 3 pha chẳng hạn, điện áp 2 pha kia sẽ đột ngột đảo lộn về pha bị đứt và tạo ra 1 điện áp lộn pha ngay tại đó. Lúc này, chúng ta vẫn đo được điện áp ở trên sợi dây bị đứt nhưng sẽ thấp hơn điện áp ở trên 2 dây còn lại.
Hệ quả nếu là động cơ bị lệch pha chính xác do nguyên nhân này thì nếu đứt 1 pha nó sẽ phát ra tiếng kêu ành ạch, quay rất khó khăn hoặc không thể quay mà cứ “gầm gừ” mãi. Nếu đứt 2 dây pha mà động cơ của chúng ta không nối dây trung tính thì động cơ sẽ không có bất kỳ phản ứng nào nữa luôn.
b) Lệch pha do bi quá tải 1 dây pha
Trường hợp này có thể lý giải đơn giản là do 1 dây trong 3 pha đó đang bị dùng quá tải nên điện áp sẽ bị hạ xuống thấp hơn 2 pha còn lại, dẫn đến tình trạng lệch pha. Lúc này động cơ mắc vào vẫn sẽ chuyển động quay nhưng hiệu suất và độ bền của dòng điện sẽ không cao, trường hợp này chúng ta cũng khó phát hiện hơn là trường hợp 1. Do đó, cần chú ý kiểm tra, quan sát để phát hiện kịp thời.
3. Hậu quả khi motor bị lệch pha
Lệch pha = trôi điểm trung tính -> xuất hiện dòng trong dây trung tính, điện áp đặt lên thiết bị sẽ có bên cao bên thấp, không còn là 220V nữa và gây hư hỏng thiết bị. Điện năng lên xuống phập phù, ngoài việc tổn thất về các thiết bị đang có dấu hiệu hỏng hóc, dẫn đến suy giảm tuổi thọ thì những trường hợp thiệt hại ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cũng như hiệu suất công việc chuyên môn khiến cho người quản lý rất “đau đầu” trong việc tìm kiếm phương án để xử lý.
Tưởng tượng sơ đồ dòng điện trông giống như một cái hình chóp cân. Đỉnh chóp chính là điểm trung tính. Nếu ta nắm đỉnh chóp và kéo lệch pha qua 1 bên, các cạnh sẽ có tình trạng bên dài bên ngắn, tượng trưng cho sự lệch pha của điện áp.
Toàn bộ máy móc, thiết bị của động cơ tiêu thụ điện gần như là đồng thời cùng nhau. Hệ thống aptomat lúc này sẽ cảnh báo thường xuyên ngắt điện do quá tải dẫn đến tình trạng sụt áp đột ngột. Dòng điện giữa các pha lúc này sẽ chênh lệch nhau quá nhiều, khoảng cách từ đường dây đến các phụ tải khá dài khiến cho lượng điện năng bị tiêu hao vô ích sẽ là rất lớn.
Tình trạng lệch pha gây ra hậu quả rất lớn
4. Cách phòng tránh và khắc phục tình trạng motor bị lệch pha
a) Cân pha điện 3 pha để xử lý motor bị lệch pha
Theo lý thuyết, dòng điện giữa các pha trong máy phải cân bằng với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Chính vì thế việc cân chỉnh pha, chia lại các phụ tải sao cho dòng điện ở giữa các pha cân đối với nhau là điều vô cùng cần thiết.
Để làm được việc này, chúng ta cần bật toàn bộ các thiết bị động cơ tiêu thụ điện rồi dùng phương tiện đo đạc để lấy các thông số cần thiết, từ đó có cơ sở để tiến hành việc cân chỉnh. Đo lại dòng điện ở các pha, nếu chênh lệch giữa các pha quá nhiều thì bạn cần điều chỉnh lại phụ tải bên trong các pha cho đều. Độ lệch dòng điện trong giới hạn cho phép là 15%.
Sau khi hoàn thành việc cân chỉnh, các thiết bị điện trong đơn vị lúc này đã vận hành trơn tru, đường dây điện trung tính không còn tình trạng quá nóng như trước. Hệ thống điện khi đó cũng sẽ hạn chế được sự cố chập điện, nhảy aptomat. Có như vậy, lượng điện hao phí ở trên các đường dây, các phụ tải cũng được tiết giảm đáng kể nên bạn có thể tiết kiệm được một số tiền điện mỗi tháng.
b) Dùng ổn áp 3 pha giúp tránh được hiện tượng motor bị lệch pha
Điện áp hay còn gọi là hiệu điện thế chính là tỉ số chênh lệch giữa những nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp. Ví dụ ở trong bảng điện nhà bạn có hiệu điện thế là 220V và dưới đất lại có điện thế là 0V, chúng ta đo từ bảng điện xuống đất sẽ có được 220V. Hay ở bảng điện A có hiệu điện thế là 220V, bảng điện B có điện thế là 180V được chúng ta đo từ bảng A đi xuống bảng B sẽ được điện áp tương đương là 40V.
Dòng điện hay còn gọi là cường độ dòng điện chính là sự dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích. Dòng điện sẽ được sinh ra khi và chỉ khi hội tụ đủ 3 yếu tố:
- Nguồn điện (còn gọi là hiệu điện thế)
- Dây dẫn
- Phụ tải (tức là các vật tiêu thụ điện)
Dòng điện mà chúng ta đo được lúc này bằng ampe kế sẽ có đơn vị là A, trong mạch điện là dòng điện được sinh ra do phụ tải và dòng điện cực đại max của phụ tải cũng không được phép vượt quá dòng điện của nguồn điện .
Việc lắp 1 chiếc ổn áp 3 pha là điều mà các công ty, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp, nhà máy,… nghĩ tới đầu tiên nhằm mục đích setup cho toàn bộ hệ thống sản xuất. Máy ổn áp có chức năng là làm ổn định điện áp từng pha độc lập giúp nó hoạt động được trơn tru hơn, đồng thời nâng cao được tuổi thọ cho máy móc.
Việc lắp 1 chiếc ổn áp 3 pha là điều đơn giản nhất cho dòng điện ổn định
Khi điện áp được thực hiện cân bằng sẽ hạn chế được tối đa được các hiện tượng lệch pha, ngược lại điện áp pha không cân bằng sẽ làm ảnh hưởng đến việc vận hành thông suốt của các thiết bị điện. Hiện nay, trên thị trường có nhiều dòng ổn áp 3 pha để giúp cân chỉnh dòng điện, các bạn cần xem xét thật kỹ lưỡng các thông số kỹ thuật để chọn lựa cho chính xác nhằm mang lại hiệu quả công việc cao nhất.
Kết luận
Bài viết đã cung cấp cho các bạn cái nhìn đầy đủ về nguyên nhân motor bị lệch pha cũng như cách khắc phục, xử lý tình trạng này. Cần nhớ rằng, khi điện áp được cân bằng sẽ hạn chế tối đa được tình trạng lệch pha, ngược lại, điện áp pha nếu không cân bằng làm ảnh hưởng rất lớn đến việc vận hành của các thiết bị, động cơ điện.
Video đấu điện motor 3 pha
Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:
- Tổng Hợp Nguyên Nhân Motor Không Chạy. Các Sự Cố Cháy Hỏng Motor Điện Và Cách Khắc Phục
- Motor Điện Bị Cháy Nguyên Nhân Là Gì? Cách Kiểm Tra Và Sửa Chữa Động Cơ
- Thông Số Kỹ Thuật Motor Điện, Cách Đọc Tem, Kiểm Tra Hiệu Suất Motor, Tiêu Chuẩn Tiết Kiệm Điện
- Khái Niệm Motor Điện. Các Phương Pháp Đấu Điện Khởi Động Motor 3 Pha
- Động Cơ Điện 3 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
- Giá Động Cơ Điện 3 Pha Đức Nhật Đài Loan, Các Hãng, Các Công Suất
- Động Cơ Điện: Những Loại Mô Tơ Quan Trọng Nhất Trong Đời Sống, Tính Năng Và Ý Nghĩa Kỹ Thuật.
- Động Cơ Điện 1 Pha: Cấu Tạo, Nguyên Lý Hoạt Động Và Ứng Dụng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!